Kỹ thuật 3D là gì

Thời kỳ công nghệ kỹ thuật lên ngôi, đi đâu bạn cũng để ý thấy người đời truyền tai nhau về cụm từ 3D. Nào là phim 3D, hình 3D, video 3D siêu nét, phim hoạt hình 3D, Có phải chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ 3D không? Chính xác là gần như có. 3D dường như đang dần chiếm lĩnh và lấn sân trên tất cả các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ. Đặc biệt là công nghệ cao. Vậy 3D là gì? 3D truyền thống khác gì so với 3D hiện đại? Các ngành nghề thuộc lĩnh vực 3D gồm những gì? Hãy cùng chuyên gia Miss Digital World khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm nhiều chủ đề khái niệm tại : Wiki-Khái niệm

Kỹ thuật 3D là gì
Kỹ thuật 3D là gì

Nội dung bài viết

  • Định nghĩa 3D là gì?
  • Phân biệt 3D truyền thống và hiện đại, ưu nhược điểm
    • 3D truyền thống, ưu và nhược điểm
    • 3D hiện đại, ưu và nhược điểm
  • Các ngành nghề thuộc lĩnh vực 3D
  • Tổng kết

Định nghĩa 3D là gì?

Theo định nghĩa chính thức. Khái niệm 3D được hiểu như sau: 3D là cụm từ được viết tắt của 3-Dimension ( nghĩa là 3 chiều). Định nghĩa 3D thường được đi kèm với một cụm từ mang tính học thuyết 1 chút hiện nay đó là đồ họa 3D. Hiểu đơn giản đó là những bộ ảnh được dựng lên chuyên nghiệp nhờ sự trợ giúp của các phần mềm vi tính kỹ thuật cao xử lý.

Những bộ phim 3D đầu tiên được dựng bằng kỹ xảo 3D chuyên nghiệp có thể điểm qua đó là: Toy Story sản xuất năm 1995. Đây là một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng phim hoạt hình Walt Disney.

Đỉnh cao nhất của 3D đến khi James Cameron đạo diễn lừng danh người Canada cho phát hành dự án phim 3D Avatar. Đây được cho là công trình kỳ vĩ nhất của loài người về đồ họa 3D.

Phân biệt 3D truyền thống và hiện đại, ưu nhược điểm

Nhắc đến 3D, có 2 khái niệm khác được đề cập đến đó là 3D truyền thống và 3D hiện đại. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau về mặt ngữ nghĩa và mặt chuyên môn kỹ thuật. Trên thực tế, khi áp dụng 2 khái niệm này vào 1 thực thể.

Các biến đổi tính toán nhìn chung là vẫn theo 1 hình mẫu là 3D. Nhưng về cách xử lý kỹ xảo và quy trình kỹ thuật lại khá là khác nhau. Bên cạnh đó cũng phát sinh những ưu nhược điểm giữa hai trường phái 3D này.

3D truyền thống, ưu và nhược điểm

Hiểu đơn giản là 3D truyền thống ứng dụng phần nhiều về việc sáng tạo 3D thủ công. Các công cụ xử lý kỹ xảo cũng khá là thủ công hoặc bằng các loại máy móc kỹ thuật đời cũ.

  • Ưu điểm

Là phương pháp làm đã quá quen thuộc với người Việt Nam truyền thống. Chủ yếu là sáng tạo mô hình 3D bằng phương pháp hand-painting tức là bằng tay thủ công.

Thích hợp với các dòng máy có cấu hình thấp, bộ xử lý nhỏ, có chất lượng ảnh vừa phải. Đặc biệt là các dòng máy như PS1, Wii,..

  • Nhược điểm

Phải có kỹ năng vẽ tay thuần thục để mô tả cho thật rõ các hình mẫu 3D. Các chỉ số đa giác cho bản mẫu 3D là quá cao so với yêu cầu chung. Và một nhược điểm cần bàn đến ở đây đó là tốc độ xuất ra 1 bản 3D hoàn chỉnh khá lâu. Chính bởi các công cụ thủ công nên tốc độ bị giảm đi đáng kể.

Nữa là vì làm chủ yếu bởi chất liệu và công cụ thủ công nên hoạt ảnh nhìn khá đơn điệu. Không thể áp dụng cho các loạt thiết kế 3D chuyên nghiệp và cần sự nắn nót.

3D hiện đại, ưu và nhược điểm

3D hiện đại thường được áp dụng các công cụ xử lý kỹ xảo 3D chuyên nghiệp. Đòi hỏi tính xử lý cực kỳ chuẩn và cao trên từng điểm ảnh. Tất cả các quy trình sáng tạo đều được xử lý qua các phần mềm 3D cao cấp.

  • Ưu điểm

Được vẽ trên những phần mềm cao cấp nên tính chính xác và sự chuyên nghiệp được thể hiện rõ ràng. Số lượng đa dạng được giảm đi đáng kể. Thay vào đó là sự trau chuốt và gọn gàng trên các hình khối 3D.

Các hoạt động liên quan đến render được giảm nhẹ đi, bớt đi nhiều gánh nặng cho dân đồ họa. Texture realtime sẽ được hỗ trợ tối đa. Điều này giúp cho quá trình tưởng tượng và phác họa được liền mạch với nhau.

Kích thích được trí sáng tạo của một người làm 3D, hoàn toàn có thể thoải mái thỏa trí tưởng tượng. Các vấn đề về màu sắc, model hay chất liệu đều được phần mềm đa dạng hóa.

  • Nhược điểm

Hạn chế việc tưởng tượng và sáng tạo các khối khi bạn bị hoàn toàn phụ thuộc vào phần mềm 3D. Khiến cho bạn trở nên khó khăn khi phải truy xuất các dữ liệu sáng tạo khi bộ não không còn có sự hỗ trợ của phần mềm.

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực 3D

Dưới đây là điểm danh chỉ mặt những lĩnh vực và công việc mà dân đồ họa và 3D kiểu gì cũng nhúng tay vào. Với sự trợ giúp của các phần mềm 3D chuyên nghiệp như: Adobe After Effects, Adobe Premiere, Autodesk 3ds Max, and Autodesk Maya, Adobe Photoshop , Zbrush , Unity,Bạn hoàn toàn có thể học và nghiên cứu, hơn thế là ứng dụng chúng lại với nhau.

  • Nhà phát triển game 3D
  • Thiết kế hiệu ứng hình ảnh
  • Thiết kế nhà ở, các công trình nội, ngoại thất
  • Xử lý video và hậu trường
  • Xử lý hậu kỳ, sáng tạo hình ảnh.
  • In 3D
  • Điêu khắc gỗ 3D

Trên đây chỉ là sơ sơ vài món nghề cơ bản và đang được thị trường khao khát săn đón. Bạn hoàn toàn có thể có những cơ hội nghề nghiệp béo bở. Việc của bạn đó là hãy lĩnh hội thật tốt các kỹ năng cơ bản và rèn luyện tư duy trừu tượng. Bởi, thiết kế đồ họa là nghề tưởng tượng và sáng tạo cái đẹp.

Xem thêm : 112,113,114,115 là gì ?

Tổng kết

3D không thể nào có thể thay thế được trong thời đại ngày nay. Rất nhiều các lĩnh vực như: phim ảnh, đồ họa, công nghệ thông tin, công nghiệp, đều cần có sự tham gia của 3D. 3D góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội, giúp cho mọi thứ trở nên đa dạng hơn và thu hút hơn. Vậy bạn đã trả lời được câu hỏi 3D là gì rồi chứ? Bạn có thấy tiềm năng của nghề thiết kế 3D không, hãy thử sức mình để chiếm lĩnh các kỹ năng tuyệt vời ngay thôi nào!

Rate this post
Kỹ thuật 3D là gì
Kỹ thuật 3D là gì
Nguyễn Hải

Chào các bạn !

Mình là Nguyễn Hải, chủ nhân của Blog Miss Digital World. Hiện tại mình là CEO phụ trách phát triển dự án Blog thủ thuật, phần mềm, công nghệ này. Mình có hơn 10 năm kinh nghiệm trong mảng SEO, MMO. Hi vọng nội dung bài viết sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn.