Mẻ nuôi cấy xử lý ăn sâu được cấy trên

Mẻ nuôi cấy xử lý ăn sâu được cấy trên
Giống cây cẩm chướng được nhân bằng kỹ thuật cấy mô thực vật hay bằng cách giâm “tuya” (chồi nách gốc mẹ). Sau khi xử lý, tuya được cắm vào giá thể cát sạch với mật độ 2.5 x 2.5cm. Che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2-3 lần/ngày. Sau 30-35 ngày, rể ra được 2-5cm, có thể nhổ đem trồng.

1.Cây giống:

Giống cây Cẩm Chướng được nhân bằng kỹ thuật cấy mô thực vật hay bằng cách giâm “tuya” (chồi nách gốc mẹ).

Sau khi xử lý, được cắm vào giá thể cát sạch với mật độ 2.5 x 2.5cm. Che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2-3 lần/ngày. Sau 30-35 ngày, rể ra được 2-5cm, có thể nhổ đem trồng.

2. Làm đất:

Đất trồng cẩm chướng cần độ thông thoáng tốt, độ pH từ 6.5-7.2. Để đạt độ pH trên cần bón vôi vùi trấu, rơm rạ, cỏ vào đất trước khi trồng .

Bón lót :(tính cho 100m2) Phân chuồng hoai: 1500-2500 kg (tương đương 2-3m3); Phân super lân 10-20 kg; Phân K2SO4 2-5 kg; Phân MgSO4 1-1,5 kg.

3. Trồng cây con:

Luống (rò rảnh) trồng cẩm chướng rộng 1.3m. Mật độ trồng là 2000cây/100m2. Trồng theo quy cách 4 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng là 20cm, cây cách cây là 16cm. Nên trồng cạn, không để vùi lấp cổ rể vì quá sâu cây khó phát triển và dễ bị nấm lở cổ rể làm chết cây con.

4. Chăm sóc:

Phân bón: Nhu cầu về phân bón cho cây cẩm chướng trong 1 năm như sau Lượng phân cho 1 năm (kg/100m2)

N

P2O5

K2O

MgO

CaO

15

8

17,5

2,5

8,5

Ngoài số lượng phân bón lót đã nêu trên, cần bón thúc như sau:

Bón thúc đợt 1(xăm mồi): 10-15 ngày skt: 0,5kg Urea+0,5kg DAP/100m2.

Trước khi khai thác hoa, 15 ngày bón 1 lần: 0,5kg DAP+0,5kg Nitrophoska (15-5-20)/100m2

Giai đoạn kinh doanh (khai thác hoa) 15 ngày bón 1 lần : 1kg Nitrophoska(15-5-20)/100m2.

Nước tưới: Những ngày mới trồng cây cần tưới sương 3lần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới 2lần/ngày, giữ vừa đủ ẩm.

Lưới đỡ cây: Hoa cẩm chướng trồng trong nhà che phủ plastic cho cành hoa cao nên dể bị đỗ ngã, do vậy cần làm nhiều tầng lưới đỡ cây.

Bảo vệ thực vật:

+ Giai đoạn cây con, cây dễ bị nhiễm bệnh lở cổ rể do Rhizoctonia solani

+ Bệnh cháy lá do Septonia dianthi

+ Bệnh đốm vòng do Alternaria dianthi làm cho lá bị khô héo.

+ Bệnh gĩ sắt do Uromyces caryophyllinus làm cho thân lá bị nứt có bột đen.

+ Bệnh nấm mạch do Fusarium oxysporum .f. dianthi + Bệnh thối hoa, làm cho nụ hoa không nở , bệnh này do Botrytis cinerea.

+ Sâu hại: Sâu hại cẩm chướng gồm có sâu xám (sâu đất) cắn phá ngang thân, sâu xanh đục nụ hoa...

Phòng trừ nấm lở cở rể: sử dụng Benlate C phun ngay sau trồng 5-6 ngày.

Phòng trừ nấm Alternaria, sử dụng Mancozeb, Manzeb.

Bệnh gĩ sắt, sử dụng Bayfidan, Anvil, Daconil.

Bệnh héo rũ(nấm mạch) do Fusarium, sử dụng Topsin M, Rovral.

Bệnh nứt thân do vi khuẩn Pseudomonas caryophyllinus, sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin.

Phòng trừ sâu hại: dùng Sumi alpha, Trebon.Phun phòng 10 ngày/lần.

Tiả nụ:Cẩm chướng đơn cần tiả bỏ những nụ hoa phụ, giữ nụ chính .

Cẩm chướng chùm cần tiả bỏ nụ chính, để lại những nụ phụ.

Mục đích: Sản xuất cây chuối NCM sạch các bệnh virus, có năng suất và chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới.

Đặc điểm chính: Sản xuất chuối NCM qua 4 bước như thông lệ, nhấn mạnh quy trình giám định bệnh và tái giám định bệnh virus bằng ELISA và PCR trong quy trình nuôi nhân, và việc tuyển chọn cây đầu dòng ưu tú đúng giống.

Bước 1: Chọn lọc cây mẹ và giám định bệnh. Chọn lọc cây mẹ đầu dòng ưu tú bao gồm chọn các đặc tính tốt của cây như: sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất cao, chất lượng quả ngon và phải đúng giống. Cây sau đó được giám định kiểm tra các loại bệnh do virus như BBTV, CMV, BSV..... bằng các kỹ thuật PCR và ELISA. Các cây được chọn lọc phải hoàn toàn sạch các bệnh nêu trên, sau đó, được trồng trong nhà lưới để thu chồi nhân giống.

Bước 2: Tạo chồi ban đầu và nhân chồi in-vitro. Con chuối có chiều cao từ 0,5-1,0 m lấy từ cây mẹ đầu dòng (bước 1), tách bỏ những lớp thân giả và phần rễ củ bên ngoài, khử trùng bằng dung dịch cồn 70%. Mẫu cấy có kích thước 1,5 x 1,5 x 1,0 cm được đưa vào môi trường tái sinh chồi (MS + 4 mg/l BA + 0,5 mg/l IAA + 30g/l sucrose +0,9 % agar Hạ Long). Sau 4-5 tuần, khoảng 10-12 chồi/ mẫu cấy sẽ được tái sinh. Tách mẫu cấy đã tái sinh ra từng cụm nhỏ mang 3-4 chồi, cấy sang môi trường nhân nhanh cụm chồi (MS +5mg/l BA +0,1 mg/l IAA + Ademin 80 mg/ l+ 30g/l sucrose + 0,9 % agar Hạ Long), cấy chuyền sau 4-5 tuần/ lần. Số lần cấy chuyền không vượt quá 6 lần.           

Bước 3: Tái sinh cây hoàn chỉnh. Môi trường tái sinh (MS BAP 2 mg/l + 20g/l sucrose + than hoạt tính 0,1-0,15%) sẽ được bổ sung vào bình nuôi cấy nhằm giúp chồi vươn dài và ra rễ sau 3-4 tuần nuôi cấy.

Bước 4:Ra ngôi cây trong nhà lưới. Cây tái sinh trong bình cấy sẽ được chuyển ra nhà lưới giữ trong điều kiện mát sau 2-3 tuần trước khi ra ngôi. Cây ra ngôi cao trên 5 cm sẽ được trồng trực tiếp trong bầu đất phân gà + bao trái, xơ dừa + cát  (1:1:1:1) còn những cây nhỏ hơn sẽ được chăm sóc tập trung trong khay nhựa khoảng 2-3 tuần rồi mới chuyển ra bầu đất. Cây con trước khi trồng phải đạt tiêu chuẩn cao từ 20-30 cm và mang 6-7 lá.

Quy mô và địa bàn đã áp dụng:Tiền Giang, Đồng Nai ( mô hình sản xuất thử)

Hiệu quả mang lại: Giảm áp lực bệnh virus, tăng năng suất chất lượng quả

Hướng phát triển của TBKT trong thời gian tới:

 Sản xuất cây giống chuối nuôi cấy mô  xác nhận (sạch bệnh, đúng giống) kèm  quy trình hướng dẫn canh tác cho đối tượng có nhu cầu. Bán cây giống nuôi cấy mô  trong ống nghiệm cho vườn ươm.