MHz bằng bao nhiêu GHz?

Máy tính chuyển đổi tần số Gigahertz (GHz) sang megahertz (MHz) và cách chuyển đổi.

Máy tính chuyển đổi Gigahertz sang megahertz

Nhập tần số bằng gigahertz và nhấn nút Chuyển đổi :

GHzKết quả bằng megahertz:MHz

Máy tính chuyển đổi MHz sang GHz ►

Làm thế nào để chuyển đổi gigahertz sang megahertz

1GHz = 1000MHz

hoặc

1MHz = 0,001 GHz

Công thức Gigahertz sang megahertz

Tần số f tính bằng megahertz (MHz) bằng tần số f tính bằng gigahertz (GHz) nhân với 1000:

f (MHz) = f (GHz) × 1000

Thí dụ

Chuyển đổi 3 gigahertz sang megahertz:

f (MHz) = 3GHz × 1000 = 3000MHz

Bảng chuyển đổi Gigahertz sang megahertz

Gigahertz (GHz)Megahertz (MHz)0 GHz0 MHz0,001 GHz1 MHz0,01 GHz10 MHz0,1 GHz100 MHz1 GHz1000 MHz10 GHz10000 MHz100 GHz100000 MHz1000 GHz1000000 MHz

Máy tính chuyển đổi MHz sang GHz ►


Xem thêm

Chúng ta thường nghe đến xung nhịp hay tần số Hz, MHz hay GHz khi nói về hiệu suất của máy tính. Thậm chí một số bạn còn tham khảo thông số này để so sánh khi chọn mua máy tính. Vậy, Hz, MHz, GHz là gì? GHz có liên quan đến hiệu suất máy tính và chọn mua máy có GHz cao liệu có phải là việc làm đúng đắn? Cùng Huy Khang PC tìm kiếm câu trả lời qua bài viết được chia sẻ dưới đây.

Nội dung

Hz, Mhz, GHz là gì? Cách đọc chính xác

Hz, MHz và GHZ là những đơn vị tần số dùng để đo sự dao động. Những tần số này được sử dụng để đo lường và mô tả các thông số của máy tính, bao gồm:

  • Xung nhịp CPU.
  • Tần số quét màn hình.
  • Băng tần Wifi.
MHz bằng bao nhiêu GHz?
Hz, Mhz, GHz là gì?

Trong đó, mỗi đơn vị tần số sẽ có cách đọc khác nhau, cụ thể là:

  • Hz – Hertz: Tiếng Việt đọc là Héc hoặc Hẹc, tức 1Hz bằng 1 dao động trong 1 giây.
  • MHz – Megahertz: Tiếng Việt đọc là Mê-ga-héc, tức 1MHz bằng một triệu chu kỳ mỗi giây (hay 1 triệu hertz).
  • GHz – Gigahertz: Tiếng Việt đọc là Ghi-ga-héc, tức 1Ghz bằng 1 tỷ dao động trên mỗi giây.

Hướng dẫn kiểm tra máy tính là bao nhiêu GHz

Để kiểm tra tần số GHz cho máy tính mới là điều khá dễ dàng. Bởi vì những thông tin liên quan đến thông số, cấu hình máy đều sẽ được trình bày rõ ràng, cụ thể trên vỏ hộp hoặc được dán trên máy. Hoặc đơn giản nhất là bạn có thể hỏi nhân viên tư vấn và nhận lại câu trả lời một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiểm tra GHz cho một chiếc laptop đã cũ thì sao? Trường hợp laptop của bạn hoặc loại bạn muốn mua cũ đã mất hết các thông số, bạn vẫn có thể kiểm tra GHz qua các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn click chuột phải vào vào biểu tượng My Computer (Computer) hoặc This PC tại màn hình desktop của máy.
  • Bước 2: Bấm chọn Properties, một bảng chi tiết các thông số của thiết bị sẽ hiện ra.
  • Bước 3: Tại phần Processor, bạn có thể thấy được tên chip cùng với xung nhịp CPU với tần số GHz của máy. 
MHz bằng bao nhiêu GHz?
Hướng dẫn kiểm tra máy tính là bao nhiêu GHz – Cách 1

Ngoài ra, còn có một cách khác giúp bạn dễ dàng kiểm tra thông số GHz của máy tính, cụ thể là:

  • Bước 1: Vào Start và chọn Run. Ngoài ra, bạn cũng có thể bấm tổ hợp phím Windows + R để mở nhanh hộp thoại Run. 
  • Bước 2: Nhập dòng “dxdiag” và hộp thoại và nhấn phím Enter.
  • Bước 3: Lúc này, cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện lên, kèm với đó là tất cả các thông tin của máy tính. Và qua đó, thông tin xung nhịp CPU sẽ có tại mục Processor.
MHz bằng bao nhiêu GHz?
Hướng dẫn kiểm tra máy tính là bao nhiêu GHz – Cách 2

Như vậy, việc kiểm tra xung nhịp CPU (GHz) không hề khó khăn như chúng ta nghĩ. Mà ngược lại, chỉ qua một vài thao tác rất đơn giản, bạn đã có thể xem được máy mình có GHz là bao nhiêu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Hiệu suất máy tính liệu có nên dựa vào GHz (xung nhịp CPU)?

Trong lĩnh vực khoa học máy tính, GHz được sử dụng để đo lường xung nhịp CPU, đồng nghĩa với việc nó sẽ phản ánh số chu kỳ dao động của CPU trong mỗi một giây. Nếu 1 CPU có xung nhịp là 3.5 GHz, tức là nó có đến 3.500.000.000 chu kỳ vào mỗi giây. 

CPU sẽ thực hiện các chu kỳ dao động liên tục để có thể xử lý những nội dung chương trình đang chạy trên thiết bị. Máy tính có xung nhịp càng lớn, thì số lần dao động trong 1 giây sẽ càng nhiều, các chương trình chạy mượt mà và máy cũng chạy nhanh hơn. 

MHz bằng bao nhiêu GHz?
Hiệu suất máy tính liệu có nên dựa vào GHz

Cũng vì lẽ đó mà một số bạn thường căn cứ vào GHz để đánh giá và đo lường hiệu suất, đồng thời đem so sánh với các dòng máy khác khi chọn mua máy tính. Họ cho rằng, GHz càng lớn, máy sẽ hoạt động hiệu quả và hiệu suất cũng đồng thời tăng cao. Liệu đây có phải là một suy nghĩ đúng đắn? Và cách chọn máy tính như vậy có đem đến những hệ lụy gì không? 

Trên thực tế, suy nghĩ này sẽ đúng nếu như bạn đang đặt hai chiếc máy tính có cùng dòng chip xử lý nhưng khác xung nhịp lên bàn cân để so sánh với nhau. Như vậy, GHz càng lớn thì thì hiệu suất của máy tính cũng càng vượt trội. Ví dụ, một chiếc laptop 2,4GHz chắc chắn sẽ có hoạt động kém hiệu quả hơn so với laptop 3.5GHz trong trường hợp cả hai cùng được trang bị chip Intel Core i5 thế hệ 2. 

Nhưng sẽ thật sai lầm nếu bạn so sánh GHz để đánh giá hiệu suất giữa hai dòng máy sử dụng chip khác nhau. Ví dụ như một chiếc laptop dùng chip Intel Core i5 3.6GHz chắc chắn sẽ không thể so sánh với Intel Core i7 3.0GHz dù cho xung nhịp của chúng có sự chênh lệch như thế nào đi chăng nữa.

MHz bằng bao nhiêu GHz?
Hiệu suất máy tính liệu có nên dựa vào GHz (Xung nhịp CPU)

Lý giải điều này, ta sẽ nhìn vào đặc tính của CPU. CPU có càng nhiều lõi (core) thì khả năng xử lý của nó càng mạnh. Đồng thời, chip core i5 không thể nào sánh bằng chip core i7 – dòng chip thuộc thế hệ mới của nhà Intel. Vì thế, dẫu cho xung nhịp CPU của Intel core i7 có thấp hơn, nhưng với khả năng đảm nhận nhiều tác vụ hơn cùng một lúc thì trong mỗi chu kỳ thì hiệu suất của nó vẫn cao hơn rất nhiều so với dòng chip core i5.

Đồng thời, các dòng chip đời mới còn đem lại khả năng tiết kiệm năng lượng cao hơn. Điều này đến từ hiệu năng cao đồng nghĩa với lượng nhiệt tỏa ra sẽ sự thấp hơn. Vì thế, chớ nên rập khuôn khi đánh giá, so sánh và lựa chọn máy, nhất là chỉ chọn thông qua xung nhịp CPU. Đi kèm với đó, bạn nên quan tâm hơn đến số core để có sự lựa chọn tối ưu nhất.

Ý nghĩa của MHz và GHz trong xung nhịp CPU

Tốc độ xung nhịp là thuật ngữ dùng để thể hiện tốc độ CPU. Tốc độ xung nhịp càng cao thì khả năng xử lý các tác vụ của CPU sẽ càng nhanh.

Nói một cách đơn giản thì CPU sẽ là bộ phận đảm nhận chức năng xử lý các lệnh trong thiết bị. Khi đó, tốc độ xung nhịp chính là số đo tổng chu kỳ mà CPU đã thực hiện tính trên mỗi giây và được đồng bộ hóa nhờ vào bộ dao động bên trong CPU.

MHz bằng bao nhiêu GHz?
Ý nghĩa của MHz và GHz trong xung nhịp CPU

Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đến với một ví dụ nhỏ. Chẳng hạn tốc độ xung nhịp của CPU là 2GHz, có nghĩa là CPU có thể thực hiện được 2 tỷ chu kỳ đóng mở các bóng bán dẫn chỉ trong 1 giây. 

Trước đây, MHz cũng là một đơn vị được sử dụng đo lường CPU, tuy nhiên, hiện tại thì MHz đã được thay thế bằng GHz và nó đã không còn mấy phổ biến.

Ý nghĩa của Hz trong tần số quét màn hình

Hz là chỉ số thể hiện số lần màn hình có thể vẽ được trong 1 giây, hay còn gọi là tần số quét màn hình. Chẳng hạn như 80Hz đồng nghĩa với việc trong 1 giây, màn hình sẽ làm mới đến 80 lần. Tần số quét màn hình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiển thị và độ mượt của hình ảnh. Vì thế, con số này càng cao thì trải nghiệm về hình ảnh của người dùng sẽ càng tốt.

MHz bằng bao nhiêu GHz?
Ý nghĩa của Hz trong tần số quét màn hình

Ý nghĩa của Hz, MHz và GHz trong Wifi

Trong băng tần Wifi, GHz là đơn vị đo lường dải tần phát sóng Wifi. Hiện nay có 2 băng tần chính là 2.4GHz và 5GHz. Thông qua băng tần trên, các thiết bị Wifi mới có thể tìm và kết nối được với nhau.

Cách chuyển đổi từ GHz sang Hz hoặc các đơn vị khác

Để chuyển đổi từ GHz sang Hz hoặc các đơn vị khác, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác cực kỳ đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn mở Google Chrome và gõ vào thanh tìm kiếm theo cú pháp “Giá trị” + “Đơn vị ban đầu” to “Đơn vị muốn chuyển đổi”. Ví dụ như 3.5 GHz to Hz, hay 3.0GHz to MHz…
  • Bước 2: Sau khi nhập xong cú pháp, bạn nhấn vào phím Enter và kết quả sẽ hiển thị sau đó chỉ từ 3s.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bảng quy đổi nhanh dưới đây để chuyển đổi các đơn vị với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Đơn vị đo (Hz)Đơn vị chuyển đổi1 Hz1.000 mHz (Milihertz)1 Hz1.000.000 µHz (Microhertz)1 Hz1.000.000.000 nHz (Nanohertz)1 Hz0.001 kHz (Kilohertz)1 Hz0,000001 MHz (Megahertz)1 Hz0,000000001 GHz (Gigahertz)Bảng cách chuyển đổi từ GHz sang Hz hoặc các đơn vị khác

Những câu hỏi thường gặp về GHz là gì?

Dưới đây là hai câu hỏi thường gặp nhất khi người dùng tìm hiểu về GHz:

Tốc Độ Xung Nhịp Tác Động Như Thế Nào Đến Việc Chơi Game?

Trước sự ra đời của CPU đa lõi, tốc độ xung nhịp được xem là thông số chính để so sánh bộ xử lý lõi đơn. Ngày nay, nó đã được xem xét cùng với số lượng lõi, bộ nhớ đệm CPU và mức tiêu thụ điện năng.
Tác động của tốc độ xung nhịp lên một trò chơi riêng lẻ phụ thuộc vào công cụ trò chơi và các công cụ được sử dụng để tạo ra trò chơi

Làm Thế Nào Để Bạn Điều Chỉnh Tốc Độ Xung Nhịp CPU Của Mình?

Ép xung có nghĩa là tăng tốc xung nhịp CPU để tăng thêm sức mạnh xử lý. Các CPU của Intel với chữ “K” trong tên có một hệ số nhân đã được mở khóa để thực hiện việc ép xung dễ dàng khi được ghép nối với bo mạch chủ tích hợp hỗ trợ ép xung.
Ép xung có thể cải thiện FPS, thậm chí cho cả các CPU cao cấp như bộ xử lý Intel® Core™ i9 mới nhất

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã trả lời câu hỏi xung nhịp, tần số Hz, MHz và GHz là gì của đa số bạn đọc đã gửi về cho Huy Khang PC. Có thể nói rằng, GHz càng lớn thì xung nhịp CPU càng cao, đồng nghĩa với việc chương trình và máy sẽ chạy mượt mà hơn. Tuy nhiên, để đánh giá về hiệu suất giữa các máy tính khác nhau, chỉ dựa vào GHz là vẫn chưa đủ. Vì thế, hãy xem xét cả dòng chip để có lựa chọn tối ưu nhất cho mình.