Một ngôi sao chẳng sáng đêm một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng xác định phong cách ngôn ngữ

(1)

ĐỀ SỐ 25 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤCMôn: Ngữ văn


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu:Con ong làm mật yêu cây


Con vịt bơi yêu nước con chim ca yêu trờiCon người muốn sống con ơi


Phải yêu đồng chí yêu người anh emMột ngơi sao chẳng sáng đêm


Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàngMột người đâu phải nhân gian


Sống chăng một đốm lửa tàn mà thơi


(Trích Tiếng ru – Tố Hữu)Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?


Câu 2: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Đoạn thơ trên đã viết sai lỗi nào? Hãy sửalại cho đúng.


Câu 3: Trong bốn dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng? Từ việc xác địnhbiện pháp tu từ trong bốn câu thơ trên hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy? Hai câu thơ: Conngười muốn sống con ơi/ Phải yêu đồng chí u người anh em có ý nghĩa gì?


Câu 4: Nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)về ý kiến: Lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay.


Câu 2. (5,0 điểm) Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của ThanhThảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân đấu tranh cho dân chủ vàtự do nên bị bọn phát xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuầntúy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất. Từ cảm nhậncủa mình về hình tượng Lor-ca, anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên.


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THII. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Câu 1. – Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

(2)

- Bài thơ trên đã viết sai hai lỗi ở câu một và câu hai: “cây, vịt”.- Sửa lại lỗi sai này: Cây  hoa; vịt  cá.


Câu 3. – Trong bốn dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng là phép điệp/điệpcấu trúc/lặp cú pháp/điệp từ.


- Tác dụng: Nhịp thơ tha thiết, nhấn mạnh ý thơ cần nhắn nhủ.


- Ý nghĩa của hai câu thơ: bằng lời thơ ngọt ngào, tình cảm, tác giải đã khẳng định rằngcon người không thể sống cơ đơn mà phải có tình u thương, u thương đồng chí và anhem của mình. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu đúng đắn thế nào là tình đồng chí, tình anhem. Nói đến tình đồng chí là nói đến tình cảm của những người bạn bè, những người cùng chíhướng và lí tưởng của mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó mà chúng tacảm thấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Nói đến đồng chí là nói đến những người ln giúpđỡ nhau, yêu thương che chở cho nhau như những người ruột thịt. Cũng như thế, nói đến tìnhanh em trong họ hàng, làng xóm: Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡđần. Tình cảm ấy từ xưa đã sâu nặng đối với mỗi người chúng ta. Đó chính là tình cảm anhem ruột thịt trong gia đình, tình cảm anh em trong họ hàng, làng xóm.


Câu 4. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý diễn đạtmạch lạc, hợp lí:


- Tiếng ru cũng là lời nhắn nhủ: cần phải sống giàu yêu thương, gắn bó với đồng chí,đồng bào, anh em… để cùng nhau xây đắp cuộc sống tươi đẹp.


- Tình yêu thương đã khiến con người đẹp hơn, vĩ đại và đáng kính trọng hơn. Rõ ràngđể có được cuộc sống cao đẹp ấy, chúng ta phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, che chởnhau, đồn kết với nhau. Hãy giữ lấy tình cảm yêu thương giữa con người với con người bởilẽ đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, cũng như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chimcần bầu trời.


- Bản thân mỗi chúng ta cũng được hưởng tình u thương của người thân trong giađình, của thầy cơ bè bạn. Đáp lại, chúng ta phải giúp đỡ, chan hịa với bạn, u kính bố mẹ,thầy cơ và những người thân. Mỗi chúng ta hãy giữ gìn và trân trọng những tình cảm trongsáng ấy để tâm hồn mãi vui tươi:


Có gì đẹp trên đời hơn thế


Người với người, sống để yêu nhau.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

(3)

- Nội dung của đoạn thơ: Tả thực một loạt sự vật: “con ong, con cá, con chim” trong
mối quan hệ, gắn kết với mơi trường sống; triết lí nhân sinh cao đẹp: “một thân lúa chín” –chẳng thể làm nên mùa vàng, một người – không thể tạo thành “nhân gian”. Từ đó, liên hệ vàđúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất cả; tự nguyện sống hịa nhập, gắnbó cá nhân với cộng đồng.


- Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận:


+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết, sống để yêu thương, dânghiến; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành mơi trường sống rộng lớn giàutính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.


+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tớinhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mànhững giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi.2. Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận


- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực củahành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội. (Thí sinh lấy dẫn chứngtừ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện).


- Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một sốngười trong xã hội hiện nay. (Thí sinh lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh).


- Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỉ, trục lợi.3. Bài học và nhận thức hành động


- Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp chomỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.


- Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải
có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng:


+ Sống biết dung hịa lợi ích bản thân và cộng đồng.+ Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.+ Hiếu nghĩa với người thân.


+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.


+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóadân tộc.


Câu 2. (5,0 điểm)


1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

(4)

- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ lấy cảm hứng từ cái chết bi phẫn của nhà thơ lớnngười Tây Ban Nha bị bọn độc tài Phrăng-cô giết hại năm 1936; là một trong những tác phầmtiêu biểu cho sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo.


- Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, có ý kiếncho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân đấu tranh cho dân chủ và tự do nên bịbọn phát xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mêcái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất.


2. Giải thích các ý kiến


- Ý kiến thứ nhất: Nghệ sĩ – chiến sĩ là người vừa hoạt động nghệ thuật vừa tranh đấucho độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội; ý kiến đã nhìn nhận Lor-ca gắn với đấu trườngchính trị, với cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ độc tài.



- Ý kiến thứ hai: Nghệ sĩ thuần túy là người chỉ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật,đam mê và chuyên chú sáng tạo cái đẹp; ý kiến đã nhận định Lor-ca trong đời sống nghệ sĩ,trước sau chỉ thuộc về niềm đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng đã bị giết hại bithảm, oan khuất.


3. Cảm nhận về hình tượng Lor-ca


Lưu ý: Thí sinh có thể cảm nhận theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ cácphương diện chính của hình tượng Lor-ca:


a. Nội dung hình tượng


- Chân dung người nghệ sĩ tài hoa, lãng tử, đơn độc.- Số phận oan khuất, bi thảm.


- Sự bất tử của Lor-ca cùng nghệ thuật của ông.b. Nghệ thuật khắc họa


- Bút pháp tượng trưng, siêu thực.- Lời thơ giàu nhạc tính.


- Nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…4. Bình luận về các ý kiến


- Hai ý kiến trên là hai cách đánh giá, cảm nhận về hình tượng Lor-ca. Ý kiến thứ nhấtxuất phát từ con người Lor-ca ngoài đời để hiểu hình tượng Lor-ca trong tác phẩm; ý kiến thứhai xuất phát từ văn bản tác phẩm để hiểu hình tượng Lor-ca.


Mở bài :Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận : lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay. Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài.

Thân bài :
Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật

trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: một thân lúa chín – chẳng thể làm nên mùa vàng, một người– không thể tạo thành nhân gian.

Từ đó, liên hệ và đúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.

– Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận:

+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết, sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.

+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi.

Luận điểm 2 : Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận:

– Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện)

– Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh)

->>phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi

Luận điểm 3 :Rút ra bài học:

Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng:

+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .+Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu+ Hiếu nghĩa với người thân+ Quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .

+ Không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc .

Kết bài : Khẳng định lối sống đoàn kết, gắn bó, bao dung,…