Nguyên nhân hình thành mưa ngâu

Câu hỏi: Mưa ngâu là gì?

Lời giải:

Mưa Ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Trong dân gian có câu tục ngữ: "vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ "trời mưa sụt sùi" để chỉ mưa ngâu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về mưa ngâu và nguồn gốc hình thành nên cái tên Mưa ngâu nhé:

Mưa ngâu

Mưa ngâu là tên gọi những cơn mưa thường xuất hiện vào tháng 7 âm lịch hàng năm ở Việt Nam. Bạc Liêu tuy thuộc địa phương ít chịu ảnh hưởng bởi bão nhưng về thời tiết, vẫn có những cơn mưa ngâu như thế. Đó là những cơn mưa không liên tục, tuy không lớn nhưng lại “rả rích”, mới mưa đó lại tạnh rồi lại mưa. Trong văn học, hay dùng từ “sụt sùi” để chỉ những cơn mưa này.

Về từ nguyên, chưa rõ về nghĩa của từ “ngâu”. Chữ Nôm có tới 6 cách viết chữ Ngâu. Trước hết, đó là âm đọc chữ Hán “ngưu (trâu); kế tiếp là các chữ “ngưu” bộ mộc, bộ thảo; chữ “ngô” bộ mộc, bộ thảo; chữ “ngao” bộ thảo. Chưa thấy có chữ “ngưu” bộ thủy (để có thể chỉ cơn mưa ngâu).

Nguồn gốc hình thành nên cái tên Mưa ngâu

Nguồn gốc của mưa ngâu bắt nguồn từ câu chuyện tình thiên giới của Ngưu Lang và Chức Nữ.Truyền thuyết kể rằng xưa kia nhà trời có nàng công chúa Chức Nữ đã gã nàng cho chàng trai tên là Ngưu Lang .Sau khi lấy nhau do tình cảm quá mặn nồng nên ngày ngày quấn quýt bên nhau mà quên đi công việc cũ của mình được nhà trời giao.Do vậy .thiên vương tức giận đã đày 2 người xuống trần gian và một năm chỉ cho gặp nhau một lần đó chính là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch .Năm nào cũng thế ,cứ đến ngày này là trời bắt đầu đổ mưa và dầm giề trong suốt cả một ngày .Nó chính là nước mắt của hai người .

Theo truyền thuyết kể rằng nước mắt của Ngưu Lang-Chức Nữ đã hóa thành những hạt mưa để chảy xuống nhân gian .Và đinh chính là truyền thuyết cho sự ra đời của ngày mưa ngâu trong nhân gian. Theo như truyền thuyết ông cha để lại ,nên ở nước ta theo phong tục tập quán sẽ không cưới hỏi vào tháng 7 ,và đặc biệt là ngày mùng 7 tháng 7 .Bởi nó tượng trưng cho sự bất hòa ,giông bão sự chia li trong cuộc sống hôn nhân .Vì vậy họ thường kiêng làm việc lớn ,trọng đại trong ngày này.Cũng vì lý do này nên ở Việt Nam, người ta không tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch (tháng mưa Ngâu) vì có mưa dầm suốt tháng đồng thời lại có thể có gió bão và kiêng kị cho cuộc sống vợ chồng trẻ sau này có thể bị chia ly, chỉ gặp nhau một năm một lần giống vợ chồng Ngâu.

Ở góc độ thiên văn học, có 2 ngôi sao tên là Ngưu Lang và Chức Nữ.

Vào lúc sẫm tối của những ngày hè, trời trong sáng, không có mây, người ta sẽ thấy gần trên đỉnh đầu có 1 ngôi sao sáng. Đó chính là sao Chức Nữ, tên Latin là Vega, là sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm nói chung nhưng cũng là ngôi sao sáng thứ 2 ở bầu trời phía Bắc. Cách qua dải Ngân Hà, ở hướng Đông Nam trên bầu trời, có một ngôi sao sáng là sao Ngưu Lang, tên Latin là Altair. Ngôi sao này gần như đối vọng với sao Chức Nữ ở phía Bắc. Đây là ngôi sao sáng thứ 12 trong bầu trời đêm. Hai bên ngôi sao Ngưu Lang còn có 2 ngôi sao nhỏ tên là Aquila alpha và Aquila beta. Theo truyền thuyết, đó là 2 đứa con của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Trong kho tàng ca dao ,tục ngữ Việt Nam có vô vàn các câu nói về tháng 7 mưa ngâu , ví dụ như câu ca dao : Nhớ ai như vợ chồng Ngâu Một năm mới gặp mặt nhau một lần. Ngoài ra trong văn thơ hiện đại cũng có nhiều tác giả viết về hiện tượng thời tiết này .

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

Mưa ngâu năm nay đến sớm cả tháng trời. Mưa ngâu đến sớm đồng nghĩa với việc lũ, lụt cũng sẽ đến sớm. Thông thường qua rằm tháng 7 sẽ hết mưa. Từ nay tới đó còn khoảng 40 ngày nữa. Chúng ta cần phải đề phòng mưa gây lũ, lụt.

Năm nay mưa ngâu đến sớm.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết, đợt mưa vừa diễn ra trong mấy ngày qua ở Bắc Bộ chính là mưa ngâu. Khác với các loại mưa mùa hè như mưa rào, mưa dông, mưa ngâu là kiểu mưa từng cơn, từng trận, chỗ mạnh, chỗ yếu, chỗ cấp tập, chỗ khoan thai…

Đấy chính là lý do vì sao trong mấy ngày qua, cùng là Hà Nội nhưng có chỗ mưa, có chỗ lại không, có lúc mưa rào rào, mưa sầm sập, sau đó lại tạnh rồi mưa lưa thưa, mưa như tơ trời giăng trên mái nhà, phiến cỏ…

Điều đặc biệt là thông thường hàng năm, vào tháng 7 âm lịch (dương lịch là cuối tháng 7, đầu tháng 8) mưa ngâu mới xuất hiện. Tuy nhiên, năm nay mới 2/6 âm lịch mưa (và cũng là đầu tháng 7 dương lịch) mưa ngâu đã xuất hiện. Như vậy, nếu theo âm lịch, thì mưa ngâu đến sớm 1 tháng và theo dương lịch mưa ngâu đến sớm khoảng nửa tháng.

Nguyên nhân của mưa ngâu sớm là do dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ xuất hiện dồn dập và  sớm hơn trung bình nhiều năm. “Với mưa ngâu, cha ông ta có câu “vào 3, ra 7” nghĩa là mưa ngâu xuất hiện vào ngày mồng 3, ngày 13, ngày 23 và kết thúc vào ngày mồng 7, ngày 17,  ngày 27. Như vậy, thời gian tới, mưa ngâu sẽ còn lặp lại vài trận nữa.

Mưa ngâu đến sớm đồng nghĩa với việc lũ, lụt cũng sẽ đến sớm. Thông thường qua rằm tháng 7 sẽ hết mưa. Từ nay tới đó còn khoảng 40 ngày nữa. Chúng ta cần phải đề phòng mưa gây lũ, lụt.

Điều đáng nói, những trận mưa liên tiếp trong thời gian qua, nhất là đợt mưa khủng khiếp ở các tỉnh miền núi phía Bắc những ngày cuối tháng 6 đã khiến đất no nước, lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra. Giờ mưa tiếp tục dội xuống, đất, đá đã no nước và bở, lũ quét, sạt lở đất sẽ diễn ra nghiên trọng hơn”, ông Hải cảnh báo.

Sơn Hà

có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân hình thành mưa ngâu

Việt Nam xây dựng cảng vũ trụ: Tại sao không?

09:45 - 04/01/2022

Cảng vũ trụ tại Việt Nam sẽ giúp công nghiệp vũ trụ trong nước có cơ hội tốt hơn để tiếp cận với những công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào viễn cảnh cảng vũ trụ sẽ có tác động lớn, thúc đẩy công nghiệp vũ trụ của Việt Nam, cũng như cảng hàng không tạo thuận lợi cho ngành vận tải hàng không phát triển nhưng tác động không lớn đối với công nghiệp chế tạo máy bay.