Nguyễn võ quỳnh trang quê ở đâu

Ngày 28.12, Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) để điều tra về tội “hành hạ người khác”. Trang là bị can đã bạo hành làm bé gái N.T.V.A. (8 tuổi) tử vong hôm 22.12.

Luật sư giải thích vụ bé gái 8 tuổi: “Công an vẫn có thể thay đổi tội danh”

Theo lời khai, Trang có quan hệ tình cảm với ông Th. (cha của cháu A.), cả 3 cùng sinh sống tại một căn hộ cao cấp ở P.22 (Q.Bình Thạnh) từ đầu năm 2021. Qua thời gian dài sinh sống, Trang nhiều lần đánh đập bé gái gây nên nhiều vết bầm trên người. Cụ thể, Trang dùng roi mây để “răn dạy” cháu A. và tiếp tục dùng gậy gỗ đánh đập khi roi mây gãy.

Nguyễn võ quỳnh trang quê ở đâu

Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) tại cơ quan công an

Đến ngày 22.12, cháu A. học bài online, quá trình dạy học Trang nhiều lần đánh cháu A. vì cháu làm bài sai. Đến trưa cùng ngày, cháu A. than mệt và vào phòng nghỉ, có nôn ói. Thấy vậy Trang liên lạc cho ông Th. về nhà xem xét.

Ông Th. về nhà, ôm cháu A. vào nhà tắm để cháu nôn ói và gọi cấp cứu khi phát hiện sức khỏe cháu có dấu hiệu chuyển biến xấu. Tuy nhiên cháu A. đã tử vong sau đó.

Theo Công an Q.Bình Thạnh, kết quả pháp y cho thấy cháu A. bị phù phổi cấp và trên người có nhiều vết bầm cũ, mới khác nhau. Qua khám nghiệm căn hộ nơi xảy ra vụ việc, công an còn phát hiện cây lau sàn bị gãy và bảng danh sách công việc mỗi ngày phải thực hiện của cháu A. Người dân sống gần căn hộ này còn cho biết thời điểm trước xảy ra vụ việc có nghe tiếng trẻ nhỏ khóc do bị đánh trong căn hộ.

Mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định Trang có dấu hiệu bạo hành cháu A. và ra quyết định bắt khẩn cấp vào ngày 24.12 vừa qua. Đến nay khi có đủ bằng chứng phạm tội, cơ quan công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam để tiếp tục điều tra.

Liên quan vụ bé gái 8 tuổi tử vong, Công an Q.Bình Thạnh cũng làm việc với ông Th., nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan sẽ xử lý theo đúng quy định pháp luật.

"Mẹ kế" khai nhận đánh bé gái 8 tuổi xấu số bằng roi mây và gậy gỗ

Tin liên quan

Cái chết thương tâm của bé gái N.TV.A. (8 tuổi, ngụ quận 1, TP. HCM) do bị 'dì ghẻ' Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1995, quê Gia Lai) bạo hành là chủ đề nóng hổi của dư luận suốt những ngày qua. Trên mạng xã hội, rất nhiều thông tin xung quanh cuộc sống của nạn nhân xấu số cũng như các đối tượng có liên quan cũng được dân tình thi nhau chia sẻ.

Mới đây, những 'thám tử mạng' lại tiếp tục 'đào' được một video từ thời sinh viên của người mẹ kế 26 tuổi này.

Theo đó, video được quay từ đầu tháng 5/2016, vốn là một bài tập thực hành khi người 'dì ghẻ' cùng nhóm bạn còn theo học tại Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II.

Trong video, Nguyễn Võ Quỳnh Trang cùng một cô bạn gái tên T. đảm nhận vai trò làm MC dẫn dắt chương trình 'Bạn nghĩ gì?' với chủ đề 'Soái ca - ngôn tình, có hay không?'.

Nguyễn võ quỳnh trang quê ở đâu

Nguyễn Võ Quỳnh Trang

Bản thân 'dì ghẻ' sau khi thể hiện sự 'mê mẩn' trước anh chàng quân nhân trong bộ phim Hậu duệ mặt trời do Song Joong-ki thủ vai cũng cho hay đang tìm một hình tượng soái ca và câu chuyện ngôn tình cho riêng mình.

Cụ thể những chia sẻ của 'dì ghẻ' này thì mời mọi người cùng xem video sau:

Video: 'dì ghẻ' Nguyễn Võ Quỳnh Trang làm MC chia sẻ về 'soái ca ngôn tình'

Đáng chú ý, sau khi vụ bạo hành bé gái 8 tuổi tới tử vong gây phẫn nộ dư luận, cư dân mạng hiện đang tràn vào video này và để lại không ít bình luận chỉ trích:

'Giết người không ghê tay, sao lại diễn giỏi vậy?'.

'Thấy ăn nói cũng dễ nghe mà sao tâm địa ác độc quá. Thật sự khủng khiếp!'.

'Sửa mũi xong lại độc ác, giết người luôn hả?'...

Theo Luxia/vtc.vn

Nguyễn võ quỳnh trang quê ở đâu

Trên trang cá nhân được cho là của người mẹ kế thường xuyên khoe cuộc sống sang chảnh, đồ đạc đắt tiền. (Ảnh chụp màn hình). 

Ở phần mô tả tiểu sử trên trang cá nhân, Trang chia sẻ một đoạn trích dẫn bằng tiếng Anh: "I am not trying to give an image of a fairytale, perfect, everything else, I am just being myself" (Tạm dịch: Tôi không muốn cố gắng xây dựng hình ảnh một tiên nữ, tôi chỉ muốn là chính mình).

Thậm chí, trong một bài đăng được cho là của Trang trong hội nhóm tìm người làm, "mẹ kế" này còn thể hiện sự lo lắng "con riêng của chồng có thể bị giúp việc bạo hành".

"Nhà neo đơn 2 người lớn và một trẻ em, em bé 7 tuổi đã đi học chỉ có tối về chăm chút thì cô (người giúp việc - PV) thường xuyên nạt nộ, chửi bới", Trang viết và bình luận: "Đó trước giờ nhà em không lắp camera không biết lúc nhỏ con em có bị đánh đập không nữa".  

Nguyễn võ quỳnh trang quê ở đâu

Nhiều người dùng mạng bức xúc tràn vào facebook cá nhân được cho là của mẹ kế để lại bình luận tiêu cực. (Ảnh: Facebook).

Gần đây nhất, trong dịp lễ Noel, Trang xuất hiện với "khoảnh khắc hạnh phúc" bên chồng và con riêng khi cả ba cùng nhau trang trí cây thông trong nhà. 

Ngay sau khi bài viết cùng những bình luận của Trang được chia sẻ lại, rất nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ cho rằng người mẹ kế này sống quá "giả tạo", chỉ vờ yêu thương con riêng của chồng trên mạng xã hội, trong khi hành động ngoài đời thực lại khác xa.

Một số người cũng bình luận, nếu chỉ theo dõi cuộc sống của người mẹ kế trên Facebook họ sẽ không thể tin được Trang lại có thể đối xử với con riêng của chồng tàn ác như vậy.

"Cô ấy xây dựng hình ảnh của mình quá hoàn hảo trên mạng xã hội"; "Đây là hệ lụy của lối sống ảo, luôn ảo tưởng về bản thân. Lúc nào cũng muốn bản thân trên mạng lung linh, huyền ảo nhưng đời thực thì lại trái ngược"…

Thực tế, những câu chuyện về việc "sống ảo", "đạo đức giả", làm màu trên mạng xã hội không phải là mới. Lâu nay, nhiều chuyên gia cũng đã lên tiếng bình luận về trào lưu sống này. Có những trường hợp sống ảo mang lại niềm vui như ngoại hình mình xấu xí và thiếu tự tin, dùng đến công nghệ để làm mình đẹp hơn trên mạng xã hội.

Khi đẹp hơn, lung linh hơn họ sẽ thấy tự tin và có được niềm vui trong cuộc sống. Ngược lại, việc sống ảo quá đà cũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.

Chia sẻ với PV Dân trí, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho hay, "chuyện nhiều người sống đạo đức giả không phải lạ". Nhiều người hiện nay quá chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh hoàn hảo, bóng bẩy trên mạng nhưng lại không quan tâm việc chăm chút đạo đức hoàn thiện bản thân ngoài đời thực. 

"Cuộc sống của nhiều người hiện nay đang bị chia đôi, sống ảo nhiều hơn. Đây là một hiện thực của cuộc sống hiện đại. Điều này cũng phản ánh nền giáo dục, văn hóa của chúng ta đang chạy theo những thứ bóng bẩy, ưa hình thức bên ngoài nhưng giá trị đạo đức bên trong cần hơn thì lại ít được quan tâm", bà Hồng nói.

Nguyễn võ quỳnh trang quê ở đâu

Người thân làm lễ tưởng niệm cháu A. vào tối 27/12 (Ảnh: A.X.).

Chia sẻ cảm xúc khi đọc các thông tin về cháu bé 8 tuổi bị bạo hành đến chết ở TPHCM, chuyên gia này liên tục dùng từ "đau lòng", "không thể tưởng tượng nổi".

"Đây là một vụ việc khủng khiếp và tôi rất đau lòng, choáng váng. Tôi không thể tưởng tượng được nỗi đau mà cháu bé phải gánh chịu khi bị bạo hành trong thời gian kéo dài như vậy.

Tôi cũng không thể lý giải được vì sao người mẹ kế lại có thể nhẫn tâm như vậy, đây không phải là cách đối xử mà một người phụ nữ có thể dành cho một đứa trẻ dù đứa bé ấy không có quan hệ ruột rà máu mủ với mình. Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa thì hành động này cũng quá tàn ác, nhẫn tâm, vượt qua sự tưởng tượng của người bình thường", bà Hồng bức xúc.

Chuyên gia này cũng cho rằng, câu chuyện đau lòng này là bài học lớn về trách nhiệm làm cha làm mẹ dành cho con cái đặc biệt là những đứa trẻ phải chịu sự thiệt thòi khi bố mẹ chia tay nhau.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng kiến nghị cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm vụ việc, để răn đe, tránh những câu chuyện tương tự xảy ra. Ngoài ra, cần phải hoàn thiện khung pháp lý pháp luật để kịp thời phát hiện, bảo vệ trẻ em trong những vụ việc bạo hành tương tự.

"Người ta sẵn sàng thể hiện sự bức xúc trên mạng, đau xót về cái chết thương tâm của cháu bé với các bình luận, biểu tượng cảm xúc nhưng ngoài đời thực có thể "bàng quan", không dám lên tiếng khi chứng kiến các câu chuyện bạo hành.

Văn hóa lối sống đô thị hiện đại, gấp gáp khiến nhiều người ít quan tâm đến cuộc sống của nhau, họ sợ phiền hà nên né tránh can thiệp.

Chuyện bạo lực gia đình vẫn chưa được coi là trách nhiệm của xã hội. Lên tiếng bảo vệ một đứa trẻ bạo lực phải được xem là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Đây là dịp để mọi người thay đổi suy nghĩ, nhìn nhận lại, đặc biệt các nhà làm chính sách phải tạo ra hành lang pháp lý, can thiệp kịp thời.

Đứa trẻ không chỉ là con của một gia đình mà là còn là thành viên của cộng đồng, của xã hội ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ", bà Hồng khẳng định.

Hà Trang