Phong cách ngôn ngữ của văn bản Lão Hạc

Câu hỏi: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì?

Trả lời:

Tình huống truyện bất ngờ: Khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

Diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu.

Ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.

Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, khiến cho câu chuyện đa giọng điệu chứ không đơn điệu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác phẩm Lão Hạc nhé!

1. Nội dung tác phẩm Lão Hạc

* Tóm tắt văn bản:

Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo, sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói lão vẫn quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sống. Lão chịu đói ăn khoai và sau đó chế được món gì ăn món ấy. Cuối cùng lão ăn bả chó để tự tử. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

2. Tìm hiểu chung tác phẩm Lão Hạc

a/Tác giả

- Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ.

b/Tác phẩm

-“Lão Hạc”là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao; đăng báo lần đầu năm 1943.

Bố cục:3 phần

- Phần 1: Từ đầu → cũng xong: Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc.

- Phần 2: Tiếp theo → đáng buồn: Cuộc sống của lão sau khi bán chó.

- Phần 3: Còn lại: Cái chết của lão Hạc.

Thể loại:Truyện ngắn.

Phương thức biểu đạt:Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Giá trị nội dung:

- Truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính.

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

3. Tổng kết

Nội dung

- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước Cách mạng táng 8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm

- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

Nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao

Sách giải văn 10 bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:

1. Xét ví dụ sau:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

– Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Trích Lão Hạc của Nam Cao)

   + Hoạt động giao tiếp của văn bản trên diễn ra giữa hai nhân vật đó là ông giáo và Lão Hạc. Hai người có quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau

   + Trong hoạt động giao tiếp trên, lão Hạc là người nói, ông giáo là người nghe. Xét về địa vị xã hội, ông giáo là vai trên, lão Hạc là vai dưới, xét về tuổi tác, lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới. Trong hoạt động giao tiếp, ông giáo và lão Hạc đã lần lượt đổi vai cho nhau. Đầu tiên, lão Hạc thông báo về việc bán chó, sau đó ông giáo hỏi lại, rồi lão Hạc lại tiếp tục kể chi tiết sự việc. Khi kể chuyện bán chó, lão Hạc đã khóc và tỏ ra đau đớn, dằn vặt, ông giáo lắng nghe và tỏ ra ái ngại cho lão Hạc

   + Hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp): Lão Hạc lâm vào cảnh cùng túng, nghèo khổ, phải bán đi cậu Vàng – người bạn duy nhất của lão và là kỉ vật con trai lão để lại. Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ, day dứt và đến chia sẻ cho ông giáo.

   + Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung lão Hạc kể với ông giáo sự việc bán chó của mình. Mục đích để ông giáo cùng chia sẻ nỗi buồn, sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán đi người bạn tri kỉ, đồng thời cũng là cách để lão Hạc bày tỏ nỗi lòng của mình

2. Kết luận

a. Khái niệm:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…

b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có 2 quá trình

– Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)

– Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)

 Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau

c. Các nhân tố giao tiếp:

Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?

Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?

Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?

Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?

1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?

c. Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Trả lời:

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái. Cả hai đểu còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm diễn ra hoạt động giao tiếp: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp để chuyện trò, tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

– Dùng hình ảnh “Tre non đủ lá”, “đan sàng” để dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái. (Tre non đủ lá: ý muốn hỏi cô gái đã trưởng thành, chín chắn chưa. “Đan sàng” có thể kết duyên cùng chàng trai được không?” đó là nội dung mà chàng trai thể hiện trong cuộc giao tiếp, với mục đích ngỏ ý tế nhị.

– Mục đích: ngỏ ý, tỏ tình với cô gái (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý. Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

2. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Một canh…hai canh…lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được – Hồ Chí Minh)

Xác định nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp trong văn bản trên?

Trả lời:

– Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ đang nói với chính lòng mình vì thế Bác vừa là người nói đồng thời cũng là người nghe.

– Hoàn cảnh giao tiếp: Khi đất nước còn đang dưới ách đô hộ,vận mệnh dân tộc còn đang bị đe dọa thì Bác lại bị giam cầm trong tù ngục, vì thế Bác lo lắng, trăn trở cho đất nước mà không ngủ được

– Nội dung giao tiếp: Nói về việc Bác không ngủ

– Mục đích giao tiếp: Thể hiện sự băn khoăn, trằn trọc, lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác

– Phương tiện, cách thức giao tiếp: Thông qua việc sáng tác thơ

3. Đọc đoạn hội thoại giữa Tấm và dì ghẻ trong truyện Tấm Cám :

Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm :

– Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:

– Dì làm gì dưới gốc cây thế ?

– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.

(Tấm Cám)

Phân tích sự thay phiên vai giao tiếp, mục đích nói và cách nói của từng ngưòi trong đoạn hội thoại trên.

Trả lời:

– Trong hoạt động giao tiếp trên, Tấm và dì ghẻ đóng vai trò vừa là người nói vừa là người nghe. Hai người có sự luân phiên lượt lời trong hành động nói của mình:

   + Trước hết là lời của dì ghẻ lừa Tấm trèo lên cây cau, lúc này dì ghẻ trong vai người nói, Tấm là người nghe

   + Sau đó Tấm hỏi lại dì ghẻ vì thấy gốc cau bị rung lúc này Tấm là người nói, dì ghẻ là người nghe.

   + Cuối cùng là lời dì ghẻ nói với Tấm để che đậy hành động tội ác của mình. Dì ghẻ là người nói, Tấm là người nghe.

– Mục đích giao tiếp: Lời nói của mụ dì ghẻ thể hiện mục đích thâm độc với những thủ đoạn để lừa gạt, hãm hại Tấm. Tấm thật thà, hiền hậu tin theo lời dì ghẻ.