Phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm Chí Phèo

 

Phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm Chí Phèo

Phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm Chí Phèo

1. Tổng quát về tác phẩm 

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

- Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.

- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

Nội dung chính

   Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

2. Ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của tác giả trong truyện ngắn “Chí Phèo” có gì đặc sắc?

Đó là giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp.

Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu chuyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở...

Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc:

- Nhà văn có khả năng nhập vào các vai.

- Chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc.

- Điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt.

- Giọng điệu đan xen lẫn nhau, ngôn ngữ trở nên đa thanh và sống động.

- Ngôn ngữ biến hóa, đan xen và hấp dẫn.

3. Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.

- Cách mở đầu truyện độc đáo, ấn tượng với hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi trong đơn độc.

- Ý nghĩa của tiếng chửi:

  + Cách phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ cuộc đời, tâm trạng bất mãn vì bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người.

  + Sự cô đơn cùng cực, nỗi oán hận với những thế lực đã đẩy Chí vào con đường cùng, con đường tha hóa, lưu manh hóa.

 

4. Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao:

- Chí Phèo vừa là một người nông dân cụ thể, có cuộc đời riêng và số phận riêng nhưng lại vừa điển hình cho bộ phận những người nông dân bị đẩy vào đường cùng.

- Bá Kiến vừa có những đặc điểm riêng trong tính cách, cuộc đời nhưng vừa điển hình cho giai cấp thống trị, bóc lột và đẩy người nông dân khốn khổ vào con đường cùng.

 

Trên đây là bài viết đề cập đến tác phẩm Chí Phèo, nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Cảm ơn các bạn