So sánh công trái và trái phiếu năm 2024

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu (Bond) là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Trái chủ (Bondholder) là người cho nhà phát hành vay tiền thông qua việc mua trái phiếu. Đổi lại, các trái chủ nhận được các khoản thanh toán lãi không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và khoản vốn gốc khi trái phiếu đáo hạn.

Đặc điểm của trái phiếu

  • Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Vì vậy trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Vốn gốc của khoản nợ đó chính là mệnh giá của trái phiếu, lãi của trái phiếu còn gọi là trái tức.
  • Trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ (giấy tờ có giá), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Vì thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, cho nên trái phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán thông thường có thời hạn từ 1 năm trở lên (trung và dài hạn).
  • Trái phiếu có ba thuộc tính nổi trội của một tài sản tài chính: tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản.

Phân loại trái phiếu

Việc phân loại trái phiếu sẽ theo các tiêu chí khác nhau như: Người phát hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu.

  • Phân loại theo chủ thể phát hành
    • Trái phiếu Chính phủ: Là một loại chứng khoán do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn cho chính phủ. Nguồn thu từ trái phiếu có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước, dùng để thực hiện dự án công trình quốc gia hoặc tài trợ cho các mục đích khác của Chính phủ theo kế hoạch phân bổ ngân sách từng năm.
      • Trái phiếu Chính phủ Việt Nam có ba loại: Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc.
    • Trái phiếu Chính quyền địa phương: Là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
    • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Là loại trái phiếu do danh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thuộc đối tượng được qui định tại Luật quản lí nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
    • Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc các định chế tài chính có nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.
  • Phân loại theo phương thức đảm bảo
    • Trái phiếu có đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba, hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
    • Trái phiếu không có đảm bảo: Là trái phiếu khi phát hành không có kèm tài sản đảm bảo hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba, mà chủ yếu dựa vào uy tín và thương hiệu của chủ thể phát hành.
  • Phân loại theo các điều kiện kèm theo
    • Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, cho phép người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của doanh nghiệp phát hành theo những điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
    • Trái phiếu có thể mua lại hay còn gọi là trái phiếu thu hồi: Là loại trái phiếu được phát hành với điều khoản cho phép người phát hành có thể mua lại toàn bộ hay một phần những trái phiếu đã phát hành trước ngày đáo hạn với một mức giá nhất định vào một ngày qui định.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

- Công trái Công ty có thể vay mượn nợ (chữ Hán: trái ; tiếng Anh: debt) của công chúng để huy động vốn (debt funding). Người cho vay giữ một giấy chứng nhận do công ty phát hành, gọi là trái phiếu (bond, corporate bond). Nếu Nhà nước vay nợ của dân thì giấy chứng nhận này gọi là công trái (government bond). - Trái phiếu (TP) các chứng khoán có thu nhập cố định, là chứng chỉ cho vay vốn, chứng nhận người sở hữu nó đã cho người phát hành vay một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định, với một tỉ lệ lãi nhất định. Khi tới hạn thanh toán, người sở hữu TP sẽ mang trả TP cho người phát hành để lấy lại số tiền đã cho vay kèm theo lãi. Cũng có trường hợp lãi được thanh toán định kì (3 tháng, 6 tháng, 1 năm), còn số tiền cho vay chỉ được thanh toán khi đến hạn. Cũng có loại TP có lãi suất hay giá hoàn trả biến động; TP có lãi gắn với lợi nhuận của công ti vay; TP có thể đổi thành cổ phần, vv. Có TP chính phủ (công trái quốc gia, tín phiếu kho bạc), TP ngân hàng (kì phiếu ngân hàng), TP công ti (do các công ti có vốn vững chắc phát hành) và TP của chính quyền các cấp hoặc của các tổ chức khác. Ở các nước tư bản phát triển hiện nay, TP ít được dùng do sự phát triển cao, ổn định của hệ thống ngân hàng. So với cổ phiếu, TP có mức độ rủi ro ít hơn. Trong trường hợp xí nghiệp, công ti bị giải thể hay phá sản thì giá trị của TP được đền bù trước tiên. Người có TP với tư cách là chủ nợ được pháp luật thoả mãn các đòi hỏi của mình theo trật tự ưu tiên. Việc phát hành TP thường được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố.