So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm năm 2024

Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong các vụ án hình sự khác nhau như thế nào? (Hồng Thuận)

Luật sư tư vấn

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Việt Nam áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử (cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm). Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải cấp xét xử mà là thủ tục xem xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp "đặc biệt".

Xét xử sơ thẩm

Tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng (khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm), tội phạm nghiêm trọng (3-7 năm tù) và tội phạm rất nghiêm trọng (7-15 năm tù), trừ người phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh...

Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự sau:

- Các tội phạm không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực

- Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài.

- Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành

- Vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị; khi đó, vụ án phải được xét xử phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Bản án phúc thẩm, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Thủ tục giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

- Kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Thủ tục tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật.

- Có tình tiết mà điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Khi đó, Hội đồng tái thẩm căn cứ tình hình thực tế của vụ án để đưa ra quyết định phù hợp theo thẩm quyền, bao gồm:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau ra sao trong xét xử hình sự? Luật Tường & Cộng Sự sẽ giải đáp tường tận cho quý khách hàng.

Trong các thủ tục tố tụng hình sự, các đương sự thường nghe đến những cụm từ như sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng không thật sự hiểu rõ. Hiểu và phân biệt rõ các khái niệm này giúp đương sự cũng như người tư vấn tránh được những hiểu lầm không đáng có.

So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm năm 2024
Tố tụng hình sự bắt buộc phải trải qua 2 cấp xét xử

➤ Đọc thêm: Luật sư tố tụng hình sự.

Sơ thẩm và phúc thẩm đều là cách gọi của các cấp xét xử trong các thủ tục tố tụng. Việc đưa chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vào luật pháp là một trong những biểu hiện của dân chủ và tiến bộ trong tố tụng hình sự. Trong Bộ Luật tố tụng hình sự quy định thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nước ta.

Sơ thẩm là gì?

Sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của một vụ án dựa theo thẩm quyền của từng cấp Tòa án.

Phúc thẩm là gì?

Phúc thẩm là cấp xét xử cuối cùng và cao nhất của trình tự tố tụng hình sự trong chế độ tư pháp Việt Nam.

So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm năm 2024

Sự khác nhau giữa phiên tòa hình sự sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm

Tiêu chí so sánhPhiên tòa sơ thẩmPhiên tòa phúc thẩmPhạm vi xét xửXét xử các vụ án mà các bản án do tòa công bố chưa phát sinh hiệu lực pháp luật ngay lập tức (nhưng chưa được thi hành ngay), trừ các tòa án chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương.

  1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
  2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
  3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
  4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị. Thủ tục

phiên tòa

1. Thủ tục phiên tòa bắt đầu với việc khai mạc và đọc quyết định vụ án. Sau đó chủ tọa kiểm tra sự có mặt của các đương sự và người tham gia.

2. Các thủ tục hỏi được tiến hành để xác định yêu cầu, hòa giải của đương sự. Các đương sự lần lượt trình bày và trả lời câu hỏi để làm rõ nội dung của vụ án.

3. Tiến hành tranh luận dựa trên các phát biểu của các bên đương sự. Sau đó đến phần phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên về cách giải quyết vụ án.

4. Tòa Nghị án và tuyên án.

  1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
  2. Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
  3. Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
  4. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.” Thành phần Hội đồng xét xửHội đồng xét xử của Tòa án sơ thẩm gồm có một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, nếu xét xử vụ án nghiêm trọng, thì có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dânHội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.

Giám đốc thẩm và tái thẩm là gì, có gì khác với sơ thẩm và phúc thẩm?

Khác với sơ thẩm và phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là cấp xét xử mà là tên của thủ tục xét xử trong tố tụng hình sự. Cấp xét xử được xem là hình thức tổ chức tố tụng. Cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) và thủ tục xét xử (giám đốc thẩm, tái thẩm) là hai khái niệm khác nhau, nhưng lại có sự liên quan mật thiết.

Theo pháp luật Việt Nam, chế độ hai cấp xét xử dùng để đảm bảo sự công bằng, thủ tục xét xử (giám đốc thẩm, tái thẩm) được thực hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là thủ tục tiếp theo của cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.

So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm năm 2024
Phiên tòa phúc thẩm cần đến 3 Thẩm phán

Giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm được định nghĩa là thủ tục tố tụng nhằm xem xét lại bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.

Tái thẩm là gì?

Là thủ tục tố tụng nhằm xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì do phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án chưa biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Điểm chung giữa Giám đốc thẩm và Tái thẩm

Mục đích chính của việc thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm và Tái thẩm là nhằm đảm bảo vụ án được xét xử theo đúng quy định pháp luật, để hạn chế tình trạng oan sai và bỏ sót tội phạm ngoài vòng pháp luật. Vì thế 2 thủ tục này cũng có những điểm chung nhất định như sau:

  • Có thủ tục và quy trình thực hiện trong phiên tòa tương tự nhau.
  • Bắt buộc sự có mặt của KSV (Kiểm sát viên) khi thực hiện thủ tục tố tụng.
  • Thời hạn mở phiên tòa thực hiện thủ tục là 4 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.
  • Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Phân biệt giữa Giám đốc thẩm và Tái thẩm

So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm năm 2024

Qua bài viết về các cấp xét xử và thủ tục xét xử, Luật Tường & Cộng Sự mong các khách hàng đã hiểu rõ hơn về các cụm từ thường dùng trong tố tụng hình sự. Để liên hệ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Tường & Cộng Sự qua hotline 0901.345.506 hoặc liên hệ trực tiếp tại văn phòng để được tư vấn chuyên nghiệp và uy tín nhất!

Giám đốc thẩm tái thẩm có phải là hai cấp xét xử không tại sao?

Giữa tái thẩm và giám đốc thẩm có những điểm giống nhau cơ bản như: - Là thủ tục đặc biệt mà không phải cấp xét xử, bởi pháp luật tố tụng Việt Nam chỉ tồn tại 02 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm.

Giám đốc thẩm và tái thẩm có nghĩa là gì?

Giám đốc thẩm và tái thẩm là 02 thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, được tiến hành nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Điều này nhằm bảo đảm việc xét xử được đúng quy định pháp luật tố tụng, hạn chế tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm gồm những ai?

Hội đồng giám đốc thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có đủ ba Thẩm phán tham gia; Chánh toà Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa giám ...

Thời hạn giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu?

1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm: Điều 288 Bộ luật TTDS quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là (3) ba năm - kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. (Lưu ý: Cần phân biệt với thời hạn đương sự gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm là 1 năm).