Tại sao cholesterol cao

14/10/2019   3091 lượt xem

Tại sao cholesterol cao

Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Cholesterol đóng một vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, bạn có thể bị lắng đọng chất béo trong các mạch máu. Các chất lắng đọng này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Do đó, tim không nhận đủ máu giàu oxy và bạn có thể bị đau tim. Lưu lượng máu đến não giảm cũng có thể gây ra đột quỵ.

Triệu chứng Cholesterol máu cao

Trong phần lớn các trường hợp, tăng cholesterol là một vấn đề im lặng và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đối với hầu hết mọi người, nếu họ không kiểm tra thường xuyên và theo dõi mức cholesterol, các triệu chứng đầu tiên của họ là các biến cố như đau tim hoặc đột quỵ.

Mặc dù không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng một số trường hợp có thể thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau ngực
  • U cục nhỏ trên da, thường trên bàn tay, khuỷu tay, đầu gối hoặc xung quanh mắt
  • U vàng là tích tụ cholesterol sáp trong da hoặc gân
  • Tích tụ cholesterol nhỏ, màu vàng dưới mắt hoặc xung quanh mí mắt

Tại sao cholesterol cao

U vàng là một trong những dấu hiệu của tăng Cholesterol máu.

Chẩn đoán tăng Cholesterol máu như thế nào?

Những người Cholesterol máu cao hầu như không có dấu hiệu và triệu chứng gì. Do đó xét nghiệm máu là kỹ thuật duy nhất phát hiện tăng Cholesterol máu.

Tăng cholesterol rất dễ chẩn đoán bằng xét nghiệm máu được gọi là bilan lipid. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ít nhất 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.

Bilan lipid đo mức cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride của bạn. Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC) xác định mức cholesterol máu dưới đây là "tối ưu", là đích bạn nên nhắm tới:

- Cholesterol toàn phần: dưới 200 mg/dL

- LDL cholesterol: < 100 mg/dL

- HDL cholesterol: ≥ 40 mg/dL

- Triglyceride: < 150 mg/dL

Những khuyến cáo này dành cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mức cholesterol mục tiêu cần đạt có thể khác nếu bạn có các vấn đề khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp... Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết mức cholesterol tối ưu của bạn là bao nhiêu.

Phòng tránh tăng Cholesterol máu như thế nào?

Tăng Cholesterol máu nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển thì việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt bê...
  • Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích...
  • Không nên ăn nhiều đạm, ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh.
  • Cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp phòng và cải thiện mỡ máu.

Để phát hiện sớm bệnh tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh nên kiểm tra tình trạng mỡ máu định kỳ. Cụ thể, người trên 20 tuổi thực hiện kiểm tra mỡ máu từ 3-5 năm/lần, người trên 50 tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Đặc biệt, những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên.

Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch: 1900 969 638 hoặc 024 2214 7777.

Cholesterol cao là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cholesterol cao gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Cùng tìm hiểu chi tiết về cholesterol cao, nguyên nhân, tác hại và phương hướng điều trị trong bài viết dưới đây!

Cholesterol trong máu là gì?

Lipid máu (mỡ máu) có thành phần gồm cholesterol và triglyceride, được vận chuyển dưới dạng các chất có phân tử lượng lớn trong máu với tên gọi là lipoprotein

Bên cạnh protein (apoprotein), cholesterol, cholesteryl ester và triglycerid, các lipoprotein còn vận chuyển các chất chống oxy hóa như vitamin E, Polyphenol từ thức ăn và coenzym Q10.

Lipoprotein được chia thành 5 nhóm chính:

  • chylomicron,
  • lipoprotein trọng lượng phân tử rất thấp (VLDL),
  • lipoprotein trọng lượng phân tử trung bình (IDL)
  • lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL)
  • lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL)

LDL và LDL có vai trò vận chuyển cholesterol tới các tế bào nên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tích tụ cholesterol dư thừa, dẫn đến xơ vữa động mạch

Ngược lại, HDL có vai trò vận chuyển cholesterol từ các tế bào về gan để đào thải ra ngoài, nên có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm xơ vữa

Tại sao cholesterol cao
LDL Cholesterol và HDL Cholesterol

Triglyceride trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ tăng lên đáng kể khi nồng độ triglyceride lúc đói tăng trên 1.5mmol/l, nếu tăng trên 1.9mmol/l, nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ tăng lên 30% so với mức dưới 1.5mmol/l.

Tăng LDL cholesterol sẽ làm tăng lipid máu. LDL cholesterol chiếm 60-70% cholesterol toàn phần, là nguyên nhân gây xơ vữa. Vì vậy, LDL cholesterol được coi là mục tiêu điều trị chính trong gần như mọi chiến lược điều trị rối loạn mỡ máu.

Cholesterol cao gây bệnh gì?

Cholesterol cao nếu không được kiểm soát sớm có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe dưới đây:

Xơ vữa động mạch

Khi lượng cholesterol cao, đặc biệt là LDL-cholesterol có thể gây ra nhiều bất ổn cho cơ thể. Chúng làm hỏng các động mạch mang máu từ tim đến các bộ phận trên cơ thể, tạo cơ hội cho các LDL-c xâm nhập và tích tụ trong các thành động mạch. Theo cơ chế, các tế bào bạch cầu và các tế bào phòng thủ khác sẽ tấn công và loại bỏ sự tích tụ này. Nhưng khi lượng tích cụ càng cao, các mảng tích tụ càng lớn, hình thành nên mảng bám cản trở sự lưu thông máu, gây ra các cơn nhồi máu cơ tim.

Khi cơ thể gửi các enzyme từ tế bào bạch cầu đến ngăn các mảng bám không tích tụ gần nhau vô tình làm vỡ các mảng bám, gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông bên trong động mạch. Nhiều trường hợp, chỉ trong vài phút các cục máu đông này chặn dòng máu nuôi tim, não và gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh xơ vữa động mạch

Tăng huyết áp

Theo thống kê, có tới 79% những người tăng huyết áp mắc tình trạng cholesterol cao. Xơ vữa động mạch có thể làm hẹp động mạch thận, đây có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm các trường hợp đã có tăng huyết áp từ trước đó

Viêm tụy cấp

Một trong các nguy cơ cao trên lâm sàng là khi triglycerid tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp. Triglyceride cao chiếm tới 10% trong các nguyên nhân gây viêm tụy, đặc biệt khi tăng cao trên 10 mmol/l (880 mg/dl). Nhiều trường hợp xảy ra viêm tụy ngay cả khi triglycerid chỉ 5 – 10 mmol/l (440 – 880 mg/dl)

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng cholesterol cao và nguy cơ bệnh lý liên quan.

Nguyên nhân gây cholesterol cao

Tại sao cholesterol cao

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cholesterol cao, các nhà nghiên cứu phân chia thành 2 nhóm chính, bao gồm nguyên nhân tiên phát và nguyên nhân thứ phát:

Nguyên nhân tiên phát

Các nguyên nhân tiên phát là các đột biến đơn hoặc đa gen, hậu quả là làm tăng sản xuất hoặc giảm đào thải triglyceride và LDL cholesterol (loại xấu), hoặc giảm sản xuất HDL Cholesterol (loại tốt). Những nguyên nhân này không thể thay đổi và làm tăng nguy cơ người bệnh bị đau tim hoặc đột quỵ, Bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Nếu một hoặc một vài thành viên trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ, bạn có nguy cơ cao có hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao
  • Tuổi tác: Sau tuổi 30, độ tuổi của bạn càng lớn thì khả năng nồng độ cholesterol cao và bệnh xơ vữa động mạch càng cao
  • Chủng tộc: Những người gốc Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, SriLanka được nghiên cứu là có nguy cơ mắc bệnh tim do hàm lượng cholesterol cao là rất phổ biến

Nguyên nhân thứ phát

Các nguyên nhân thứ phát là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng cholesterol ở người trưởng thành. Trong đó nguyên nhân quan trọng bậc nhất là lối sống tĩnh tại (lười vận động), kết hợp với chế độ ăn quá nhiều chất béo no và cholesterol.

Tiếp đó phải kể đến sự lão hóa của cơ thể theo độ tuổi dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa của các cơ quan, trong đó có hệ thống enzyme chuyển hóa lipid.Các nguyên nhân này gây tăng triglyceride, LDL Cholesterol và làm giảm HDL Cholesterol. Mỗi nguyên nhân gây ảnh hưởng ít nhất tới một thành phần mỡ máu.

Người mắc các bệnh lý nền cũng có thể góp phần làm gia tăng mức cholesterol trong cơ thể, như:

  • Đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Hội chứng thận hư
  • Suy giáp
  • Xơ gan
  • Bệnh lý gan tắc nghẽn
  • Các bệnh gây rối loạn protein máu, đau tuỷ xương, macroglobulinemia

Chỉ số cholesterol ở ngưỡng an toàn là bao nhiêu?

Tại sao cholesterol cao

Giá trị cholesterol mục tiêu mà mỗi người cần đạt được để nằm trong vùng an toàn là khác nhau, phụ thuộc nguy cơ tính toán trên từng cá thể và các bệnh mắc kèm.

Chỉ số cholesterol an toàn đối với người có nguy cơ bệnh mạch vành thấp:

  • LDL cholesterol < 4 mmol/l
  • Triglyceride < 2 mmol/l
  • HDL cholesterol > 1 mmol/l
  • Cholesterol toàn phần < 5,5 mmol/l

Chỉ số cholesterol an toàn đối với người có nguy cơ cao sử dụng liệu pháp điều chỉnh lipid máu:

  • Cholesterol toàn phần < 4,0 mmol/l
  • LDL-C < 2,5 mmol/l
  • HDL-C >1,0 mmol/l
  • Triglycerid < 1,5 mmol/l

☛ Tham khảo thêm: Chỉ số Cholesterol khuyến nghị theo độ tuổi

Điều trị cholesterol cao bằng cách thay đổi lối sống

Nếu bạn bị cholesterol tăng cao, nên áp dụng biện điều chỉnh lối sống trước. Nếu không đạt hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc bên cạnh các thay đổi về lối sống vẫn tiếp dục diễn ra. Cần xem xét và cân đối lại chế độ dinh dưỡng hàng năm.

Dừng hút thuốc lá

Một hóa chất có trong thuốc lá có tên là acrolein ngăn chặn “cholesterol tốt” (HDL) vận chuyển “cholesterol xấu” (LDL) đến gan, dẫn đến nồng độ cholesterol cao và thu hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Điều này có nghĩa là hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính cho cả đau tim và đột quỵ .

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức cholesterol sẽ giảm ngay khi bạn ngừng hút thuốc. Sau mỗi tháng khi bỏ thuốc, nồng độ LDL tiếp tục giảm.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Tại sao cholesterol cao

Để cholesterol sớm trở về mức an toàn, chế độ ăn uống của bạn cần đảm bảo những điều dưới đây:

  • Bổ sung chất xơ: Chất xơ có khả năng đào thải lượng cholesterol xấu. Do đó, bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám trong thực đơn của mình.
  • Bổ sung các chất béo tốt: Chất béo tốt tồn tại ở dạng chất béo không bão hòa, axit béo omega-3, omega-6. Bạn có thể bổ sung bằng việc ăn nhiều các loại hạt, đậu, cá béo, dầu thực vật,…
  • Cắt giảm tinh bột xuống còn khoảng 50-60%/khẩu phần ăn: Ưu tiên tiêu thụ các loại carb nguyên sơ, chưa qua chế biến.
  • Kiêng ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Thay bằng các thực phẩm carbohydrat (đường, tinh bột, và chất xơ), thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn hoặc đa, thực phẩm giàu chất xơ. Các loại thực phẩm này có tác dụng giảm LDL cholesterol một cách độc lập.

☛ Đọc thêm: Cholesterol cao nên ăn gì, kiêng gì?

Sử dụng rượu mức độ vừa phải

Bạn cần giới hạn lượng rượu sử dụng hàng ngày. Nam giới mỗi ngày không uống quá 330ml bia hay 120 ml rượu vang hay 30ml rượu whisky. Phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa nam giới.

Tăng luyện tập thể lực

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm LDL cholesterol khoảng 5% bên cạnh thay đổi chế độ ăn và sử dụng thuốc.

Thời gian vận động tối thiểu là 30 phút, trung bình từ 45 – 60 phút là tốt nhất, và phải liên tục, trong hầu hết tất cả các ngày trong tuần. Nếu bạn đi bộ, tốc độ đi khoảng 10km/giờ tức là đi nhanh mới đạt mục tiêu giảm mỡ thừa.

Thống kê cho thấy đi bộ khoảng 40-60 phút sau 2 giờ ăn tối làm lượng chất béo tiêu hao nhiều nhất, có thể làm giảm sự thèm ăn, rất có lợi cho sự giảm cholesterol và triglycerid máu.

Các loại thuốc hạ cholesterol máu cao

Tại sao cholesterol cao

Nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn không đưa được các chỉ số lipid máu về ngưỡng mục tiêu thì khi đó bệnh nhân cần phải sử dụng thêm các thuốc điều trị rối loạn lipid máu để đạt được mục tiêu điều trị.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (> 15% trong vòng 5 năm tiếp theo ) xảy ra các biến cố tim mạch là những đối tượng không cần tính toán nguy cơ tim mạch, mà có thể bắt đầu điều trị ngay bằng thuốc cùng một chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Các loại thuốc phổ biến trong điều trị cholesterol cao bao gồm:

  • Nhóm thuốc statin là nhóm thông dụng nhất (nhóm thuốc này được kết thúc bằng đuôi “statin”). Trong đó có các loại atorvastatin 10mg; atorvastatin 20mg; simvastatin 10mg… Tác dụng không mong muốn của statin là gây đau cơ, yếu cơ, viêm cơ và tiêu cơ vân; gây độc với gan, làm tăng enzym gan,…
  • Nhóm thuốc fibrat (kết thúc bằng đuôi fibrat). Trong đó có fenofibrat (lypanthyl), ciprofibrat (lipanor), berafibrat (beralip)… Tác dụng không mong muốn thường gặp của fibrates là rối loạn tiêu hóa, phát ban trên da, gây viêm tụy, làm tăng men gan, giảm tiểu cầu, gây rối loạn đông máu và viêm cơ, nhược cơ. Nguy cơ gặp các biến chứng ở cơ sẽ tăng lên khi sử dụng phối hợp fibrates với statins.
  • Nhóm niacin là vitamin nhóm B có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mỡ máu. Trong đó có thuốc hạ cholesterol máu niacin 500mg. Viên uống giúp giảm cholesterol và bổ tim cholest – off Plus; thuốc giảm mỡ máu chol best; lipitor 20mg, lipitor 40mg…

Bệnh nhân cần dùng thuốc dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ vì thuốc ngoài tác dụng hạ mỡ trong máu còn có hại cho gan và gây nhiều tác dụng phụ khác.

☛ Chi tiết về: Ưu nhược điểm của mỗi loại thuốc hạ cholesterol cao

Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch

PGS. TS Lê Minh Hà

Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.

Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)

  • Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
  • Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
  • Hỗ trợ giảm huyết áp
  • Giảm tích tụ mỡ dư thừa

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

*** FREMO cam kết hoàn 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 1800 1591.