Tại sao rau mầm bị thối

Trồng rau sạch tại nhà là cách mà các hộ gia đình thực hiện để có thể tự cung cấp rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, khi trồng rau tại nhà, bạn lại gặp phải nhiều vấn đề phát sinh, trong đó việc rau thường mắc các bệnh như chết cây con, thối nhũn, rau bị thối gốc, úng rễ, bệnh đốm trắng… khiến người trồng lo lắng. Vậy phải xử lý như thế nào khi gặp các tình trạng này? Cùng BIOSACOTEC nghiên cứu bài viết dưới đây để biết cách khắc phục và điều trị hiệu quả các bệnh thường gặp khi trồng rau nhé!

Tại sao rau mầm bị thối

Sâu bệnh trên rau cải, rau xà lách, hay các loại rau trồng tại nhà dẫn đến việc chết cây con, úng rễ ở rau

Chết cây con là một trong những bệnh hay gặp khi trồng rau tại nhà. Đối với cây trồng khi mắc bệnh này sẽ có các dấu hiệu như đoạn thân ngang mặt đất bị thối nhũn làm cho cây con bị gãy thân, lá cây nhiễm bệnh bị héo rũ. Bệnh này lây lan sẽ làm cây con chết hàng loạt. Bệnh thường hay gặp ở cây rau cải nhất là vào mùa mưa.

Nguồn gốc nấm gây bệnh có thể tiềm ẩn trong đất hay giá thể trồng không sạch, từ đất ruộng rau trồng vụ trước ủ bệnh nhưng không được xử lý tốt gây hại cho vụ sau. Mặt khác, ở điều kiện đất gieo trồng có kết cấu chặt, khó thoát nước cũng làm cho nấm bệnh phát triển.

Bài liên quan : TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH NÓ MANG LẠI

Biện pháp phòng trừ:

  • Xử lý đất trồng để ươm hạt / gieo hạt giống rau thật kỹ
  • Hạt giống trước khi gieo nên xử lý với Rovral 50WP hoặc Aliette 80WP để trừ nấm bệnh, dùng 5 gr thuốc/100gr hạt giống. Hoặc dùng chế phẩm EM pha loãng 1/1.000 để ngâm hạt giống trong thời gian từ 30-60 phút nhằm thúc đẩy sự nảy mầm và bảo vệ, ngăn ngừa rau khỏi mầm bệnh.
  • Dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng có bổ sung chế phẩm bột nấmTrichoderma sp. để ngăn ngừa và diệt nguồn nấm bệnh lưu tồn trong phân khi gieo ươm cây con.
  • Vườn ươm hạt giống rau lưu ý phải đảm bảo thông thoáng, có mái che mưa, ánh sáng đủ, chọn đất cao ráo và không bị đọng nước để rau phát triển mạnh và tươi tốt.

Tại sao rau mầm bị thối

Chết cây con là bệnh thường gặp khi trồng rau sạch tại nhà

Bài liên quan : Tháp rau hữu cơ Eco tại nhà

Dấu hiệu nổi bật của căn bệnh này là các loại rau trồng tại nhà bị đục thủng lá thành từng lỗ. Khi phát hiện thấy tình trạng này, có thể rau của bạn đang gặp phải bệnh sâu tơ hại rau.

Biện pháp phòng trừ sâu hại:

  • Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi khu vực trồng để tiêu hủy.
  • Nên trồng xen thêm một số loại cây như cà chua, hành, tỏi… để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng.
  • Tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của con trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non. Khi thấy mật số sâu tơ tăng nhanh phải phun thuốc diệt trừ kịp thời. Nhận biết các dấu hiệu của bệnh đúng lúc để điều trị ngay và dứt điểm.

Tại sao rau mầm bị thối

Bệnh sâu tơ hại rau khiến lá bị đục thủng

Tham khảo một số sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại vườn rau:

Bệnh vàng lá, khô đầu lá, bạch tạng, xoăn chùn ngọn… trên rau màu gọi chung là bệnh sinh lý. Loại bệnh này thường xuất hiện ở các loại rau khi bị thiếu phân bón cần thiết, nhất là khi trồng rau trên sân thượng rất hay gặp, khiến rau bị vàng lá, khô đầu lá,…Bệnh khá phổ biến ở cây mồng tơi, xà lách hay các loại rau gia vị.

Biện pháp phòng trừ:

Trước khi trồng, cần bón lót bổ sung cho đất các chế phẩm phân bón cho rau sạch trung vi lượng (phân cải tạo đất) nhằm phục hồi lại nguồn dinh dưỡng đã thiếu hụt cho đất trồng.

Bài liên quan : LỰA CHỌN VỊ TRÍ LUỐNG RAU PHÙ HỢP VỜI TỪNG LOẠI RAU

Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện, ta thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi của cây có màu thâm đen, từ từ cây sẽ héo dần và chết.

Biện pháp phòng trừ:

  • Khi ươm cây giống nên lưu ý chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước, tránh phần đất trước đây từng xuất hiện bệnh này.
  • Khử trùng đất bằng vôi bột hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H trước khi trồng.
  • Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi để bón lót. Bên cạnh đó, phải trồng đúng mật độ và chăm sóc cây thường xuyên.
  • Khi phát hiện rau mắc bệnh, nên nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết phần rau bị bệnh để tránh lây lan và bệnh kéo dài.

Tại sao rau mầm bị thối

Bệnh thối rễ hay gặp ở rau trồng

Tham khảo một số chế phẩm sinh học sản xuất 100% hữu cơ an toàn cho rau màu, cây trồng:

Bên cạnh đó, nếu phát hiện thấy rau gặp các loại rệp trắng, rau bị nấm trắng, sâu bệnh hại lá, rau bị nấm đen. đốm lá, bạn có thể xử lý bằng cách làm khá đơn giản và thông dụng là sẽ trực tiếp bắt sâu hoặc cắt ngay những lá mới chớm bệnh, cắt tỉa những cành bị sâu đục khoét.

Bạn cũng có thể diệt trừ nguồn bệnh một cách trực tiếp, xử lý dứt điểm như mang nguồn sâu bệnh hoặc lá, cành bị sâu đục khoét vứt vào thùng rác xa nhà, hoặc đốt cháy một cách triệt để để tránh lây lan.

Dựa vào đặc điểm đa số các loại côn trùng, các loại sâu bệnh hầu hết ưa sáng và ánh nắng. Để diệt trừ sâu bệnh, bạn có thể mua sắm vài cây đèn dầu hoặc dùng bóng đèn vàng công suất nhỏ để thu hút được côn trùng vào đèn.

Trên đây là một số cách mà bạn có thể thực hiện khi rau trồng tại nhà. Hãy tham khảo thêm nhiều thông tin hướng dẫn về các kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà để có thể xử lý các vấn đề về rau gặp phải khi trồng nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Tại sao rau mầm bị thối

PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC

Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu