Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám HDV

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCHXin chào các anh chị và các bạn !Tôi tên là Trần Phương, hướng dẫn viên của công ty du lịch Hanoi Travel.Hôm nay tôi rất vinh dự được đồng hành cùng các anh chị trong chuyến thăm quankhu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám.Văn Miếu- Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu củathành phố Hà Nội. Nơi đây đã được xếp hạng là 1 trong 23 di tích quốc gia đặc biệt.Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoàinước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàngnăm vào ngày rằm tháng giêng.Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.Khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành ThăngLong xưa, nay thuộc thành phố Hà Nội, 4 mặt bao quanh bởi các phố:- Cổng chính nơi các anh chị đang đứng là phố Quốc Tử Giám, phía Nam.- Phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học- Phía Tây là phố Tôn Đức Thắng1- Phía Đông là phố Văn Miếu.Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54,331m2 bao gồm khu ngoại tự vàkhu nội tự. Khu ngoại tự gồm có Hồ Văn ở phía bên kia đường Quốc Tử Giám vàkhu vườn Giám nằm phía bên tay phải di tích nếu nhìn về hướng Nam. Khu nội tựvới kiến trúc chủ thể là Văn Miếu-nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám-trường đạihọc đầu tiên của Việt Nam.Trải qua hơn 900 năm với bao thăng trầm lịch sử, sau nhiều lần tu sửa, mởrộng. Di tích hiện nay vẫn còn giữ được những nét kiến trúc của thời Lê và thờiNguyễn. Tôi xin giới thiệu với các anh chị những mốc lịch sử đáng chú ý như sau :- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông để thờKhổng Tử và các vị tiên thánh ngoài ra còn mang chức năng của một trường họchoàng gia mà học trò đầu tiên chính là Thái tử Lý Càn Đức, con trai của vua LýThánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi. Đến năm 1072, Lý Càn Đứclên ngôi vua lấy hiệu là Lý Nhân Tông.- Năm 1076 Lý Nhân Tông cho thành lập trường Quốc Tử Giám ở cạnh VănMiếu. Ban đầu trường chỉ dành cho con vua và các bậc đại quyền quý. Đến năm 1236vua Trần Thái Tông đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử Viện và cho mở rộng vàthu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.- Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám tưnghiệp. Chức quan tư nghiệp xưa kia tương đương với chức Hiệu Trưởng ngày nay.Chu Văn An còn là thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Chu Văn An không chỉ làmột thầy giáo ưu tú lỗi lạc mà còn là một trung thần yêu nước. Ông từng dâng ThấtTrảm Sớ lên vua Trần Dụ Tông xin chém 7 tên nịnh thân tuy nhiên yêu cầu khôngđược đáp lại, ông chán nản từ quan bỏ về quê dạy học. Năm 1370 ông mất được vuaTrần Nghệ Tông thờ ở Văn Miếu cùng với Khổng Tử.2- Năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ từ khoathi năm 1442 trở đi (do chủ trương đề ra từ năm 1442 nhưng chưa thực hiện được).Ngày nay khu vực vườn bia tiến sĩ đã trở thành công trình điêu khắc vô cùng giá trịvà là kho tư liệu lịch sử quý giá.- Năm 1762 vua Lê Hiền Tông một lần nữa đổi lại tên thành Quốc Tử Giám,nơi đây trở thành cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.- Đến đời nhà Nguyễn, Nho Giáo vô cùng phát triển, lúc bấy giờ Văn Miếuđược dựng tại hầu khắp các tỉnh thành, quận, huyện trong cả nước. Quốc Tử Giámcũng được lập thêm tại Huế. Năm 1802 vua Gia Long ấn định nơi đây là Văn MiếuHà Nội. Năm 1805 tổng trấn Bắc thành là ông Nguyễn Văn Thành lúc bấy giờ choxây dựng thêm Khuê Văn Các, còn Quốc Tử Giám đổi thành học đường của phủHoài Đức và sau đó khu vực này được cho xây dựng đền Khải Thánh để thờ cha mẹKhổng Tử.- Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đại bác làm đổ sập toàn bộ khu Quốc TửGiám. Ngày nay toàn bộ khu Thái học được xây mới lại vào năm 1999-2000 có diệntích 1530m2 gồm các công trình kiến trúc chính là tiền đường, hậu đường, tả vu, hữuvu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đấtxưa của Quốc Tử Giám.Về mặt kiến trúc, quần thể di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám có bố cục đăngđối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu VănMiếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuynhiên quy mô và kiến trúc ở đây đều đơn giản hơn rất nhiều và theo phương thứcnghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam.Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy tổng thể kiến trúc ở đây được chia thành 5khu vực riêng biệt, được ngăn cách bởi các tường và các cửa thông nhau : 1 cửa3chính và 2 cửa nhỏ 2 bên . 4 khu đầu tiên thuộc về Văn Miếu, khu cuối cùng là khuQuốc Tử Giám xưa và là khu Thái học hiện nay.- Khu đầu tiên được gọi là khu Nhập Đạo, bắt đầu từ Văn Miếu Môn cho đếnĐại Trung Môn. 2 bên Văn Miếu Môn có 2 cửa nhỏ là Tả môn và Hữu môn. Trướcđây Văn Miếu Môn chỉ được mở khi các bậc vua quan đến thăm Văn Miếu và tế lễKhổng Tử, ngày thường, dân thường và học trò ra vào bằng 2 cổng 2 bên. 2 bên khunhập đạo có các hồ nước và đường thần đạo. Trong khu vực Văn Miếu ngoài hồ Vănở phía trước còn có 5 hồ nước với ý nghĩa tụ phúc, cân bằng âm dương.- Khu thứ 2 là khu Thành Đạt, trải dài từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các.Tên gọi Đại Trung Môn bắt nguồn từ tên 2 cuốn sách Đại Học và Trung Dung (2trong 4 sách của Nho Giáo cùng với Luận Ngữ và Mạnh Tử). qua cổng Đại TrungMôn sẽ đến khu Thành Đạt lấy từ tên 2 cổng nhỏ là Thành Đức và Đạt Tài với ýnghĩa giáo dục con người phải vừa có đức vừa có tài. Trên nóc cổng Đại Trung Môncó tạc hình 2 con cá chép chầu vào hũ rượu tiên lấy từ tích cá chép vượt vũ môn.- Khu thứ 3 là khu vườn bia tiến sĩ, trài dài từ Khuê Văn Các đến Đại ThànhMôn. Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805, màu đỏ ở gác sao Khuê tượng trưngcho dương tính, cho ánh sáng tri thức đồng thời thể hiện sự phát triển của tri thức, trítuệ. Gác Khuê Văn cùng với Thiên Quang Tỉnh tạo ra sự đối đãi, cân bằng âm dươngtrong biểu tượng trời tròn đất vuông.Hệ thống nhà bia Tiến sĩ với 82 tấm bia đặt trên lưng rùa ở 2 bên của Thiên QuangTỉnh. Hình tượng này vừa tôn vinh nhân tài, tôn vinh đạo học, vừa biểu tượng cho sựphát triển trường tồn của tri thức, học vấn, của văn hiến Việt Nam.- Khu thứ 4 là khu vực điện Đại Thành. Trước điện Đai Thành có sân trình, sânnày là nơi các sĩ tử phải trình thầy trước khi lên gặp. Điện Đại Thành có 2 gian nhàsong song nhau là nhà Tiền tế và Thượng cung. Nhà tiền tế là nơi treo bức hoànhphi « Vạn thế sư biểu » do chính vua Khang Hy ban tặng Khổng Tử khi ông đi thăm4Khổng Miếu ở Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Còn nhà Hậu cung chính là nơithờ Khổng Tử và Tứ Phối. Tứ Phối là 4 học trò thân thiết của Khổng Tử bao gồmTăng Tử, Nhan Tử, Tử Tư và Mạnh Tử.- Khu thứ 5 trước kia là điện Khải Thánh nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, tuy nhiêntòa nhà này đã bị thực dân Pháp phá hủy vào năm 1947. Đến năm 1999-2000 trongdịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, thành phố đã cho xây dựng khu nhà Tháihọc mới. Ngày nay khu Thái học chỉ còn tượng thờ Chu Văn An và 4 vị vua Lý NhânTông, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lê Thánh Tông.Và bây giờ, để hiểu rõ hơn về các di tích trong quần thể Văn Miếu-Quốc TửGiám, xin mời các anh chị cùng lắng nghe sự hướng dẫn của các thuyết minh viên tạiđiểm của chúng tôi. Sau khi các anh chị thăm quan xong toàn bộ khu di tích VănMiếu -Quốc Tử Giám tôi sẽ đón đoàn của chúng ta tại cổng Văn Miếu (nơi các anhchị đang đứng hiện nay).5Chào các anh chị và các bạn !Tên tôi là Đàm Xuân Nguyên – Thuyết minh viên tại điểm khu di tích VănMiếu Quốc Tử Giám.Bây giờ tôi xin hướng dẫn anh chị và các bạn tham quan khu di tích Hồ Văn vàkhu Vườn Giám.Phía nam, trước mặt Văn Miếu là Hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gianthường gọi là Hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưnghiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m 2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gòdựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thànhxưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộphận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm 1863, trong dịp sửa nhàbia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trêntấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vàokhoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm610 bài thơ vịnh Phán thuỷ để ghi lại cảnh đẹp ... Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu TựĐức (1863) Lê Hữu Thanh: người xã Thượng Tầm, huyện Thanh Quan, tỉnh NamĐịnh, đỗ Cử nhân năm 1850, Hoàng giáp năm 1851 cùng Cao đài Đặng Lương Phủ(Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865),Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi làVăn hồ đình. ...Ngày 12/2/1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm bia HoànVăn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão Hoàng HuânTrung soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán ra chữ Quốcngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch. Cho biết hồ này và cảgiải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vực VănMiếu - Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giới hànhchính, khu vực Văn Miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất Văn Miếu - Quốc TửGiám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thânnho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền BắcKỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn viết: Hồ này ở ngoàitường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn hồ. Hồ rộng 1 vạn chíntrăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thướcvuông tây.Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên cómột kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, cảnh này mở đầu cho một khu kiếntrúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, có tác dụng gây cho kháchtham quan cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc.Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám tôn nghiêm, được ngăn cách với vườnGiám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ và được chia làm 5 lớp khônggian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau:một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng VănMiếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Họcvà kết thúc là khu Thái Học.7Tôi xin hết phần hướng dẫn của mình, mời các anh chị và các bạn tiếp tục thamquan khu di tích qua lời hướng dẫn tiếp theo.Chào các anh chị và các bạn !Tên tôi là Lưu Ngọc Thanh – Thuyết minh viên tại điểm khu di tích Văn MiếuQuốc Tử Giám.Tiếp theo sau đây tôi sẽ hướng dẫn các anh chị và các bạn về Tứ Trụ hạ mônvà bia Hạ MãĐối diện với Hồ Văn là cổng Tam quan .Khu này được bắt đầu bằng Tứ Trụ vàhai bia Hạ Mã ở hai bên. Trước kia tứ Trụ soi bong xuống mặt Hồ Văn nhưng nay đãbị ngăn cách bởi phố Quốc Tử Giám.Tứ Trụ được xây bằng gạch hai trụ giữa xây cao hơn có hình hai con Nghêchầu vào.theo quan niệm tâm linh xưa, con Nghê là con vật linh không hại ai,nó cókhả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện, Bởi vậy, nó được tạc hình trên đỉnh tứ trụnghi môn với mục đích trông giữ, coi sóc, giám sát tư cách của những người ra vàoVăn Miếu, bảo vệ cho sự tôn nghiêm với đền đài của văn chương.8Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh, đuôi chắp vào nhau.Phượng là con vật linh biểu hiện cho tầng trên với ý nghĩa: Đầu đội chân lí, mắt làmặt trời, lưng cõng bầu trời, long là cây cỏ, cánh là gió ,đuôi là tinh tú, chân là đất.Vì thế nó tượng trưng cho cả vũ trụ mang tư cách vận chuyển bầu trời.Hai tấm bia Hạ Mã được đặt trong hai nhà bia nhỏ xây gạch, xưa kia dù cônghầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuốngđi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ Mã nay sang tấm bia Hạ Mã kia lại mới lên ngựa lên xe đitiếp.Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán:Đông, tây, nam, bắc do tư đạoCông, khanh, phu sĩ, xuất thử đồTạm dịch là:Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho)Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường nàyTôi xin hết phần hướng dẫn của mình, mời các anh chị và các bạn tham quan và lằngnghe hướng dẫn viên tại điểm huyết minh về Văn Miếu môn.9Chào các anh chị và các bạn !Tên tôi là Nguyễn Thanh Tuấn – Thuyết minh viên tại điểm khu di tích VănMiếu Quốc Tử Giám.Bây giờ tôi sẽ giới thiệu cho anh chị và các bạn về Văn Miếu môn.Trước mắt chúng ta là lối vào chính khu Văn Miếu ,ở phía nam chính là VănMiếu môn.Văn Miếu Môn tức là cổng quan ngoài cùng, cổng Tam Quan lớn xây 2tầng 3 cửa.Cửa giữa to, tầng trên có đề chữ “Văn Miếu Môn”. Kiến trúc cùa VănMiếu Môn khá độc đáo và đẹp mắt. Đây là kiểu kiến trúc hai tầng tám mái. Nhìn bềngoài, Tam Quan là một kiểu kiến trúc riêng biệt cửa chính giữa xây hai tầng. Mặtbằng hình vuông, tầng dưới to,tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới, xung quanh thừa ramột hang hiên nhỏ bốn mặt có lan can. Phía bên trong tầng dưới chỉ mở một củacuốn.Đây là hai cánh của bằng gỗ lim mở vào trong, cửa hình bán nguyệt và chạmnổi hình đôi rồng chầu mạn nguyệt. Hai cửa nhỏ hai bên là bậc lên tầng hai quan10trọng. Tầng 2 chính là tam quan mở 3 cửa cuốn không có cánh cửa.Tầng trên là támmái, bốn mái hiên và bốn mái nóc cong lên o bốn góc. Bờ nóc cũng có đắp nổi“lưỡng long chầu nguyệt”, thể hiện sự hài hoà âm dương. Ở đây có các cánh cửa ởcác bậc cổng, hình ành này xuất hiện khá nhiều. Lưỡng long chầu mạn nguỵêt nhằmbiểu dương cho Nho Giáo.Trước kia ,trên cổng tam quan có dựng một tấm bia khắc hai bài thơ tứ tuyệtcủa vua Khải Định khi đi bắc tuần ghé thăm Văn Miếu năm 1891.Bia đó nay khôngcòn chỉ còn hai bệ bia bằng đá, hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp. Hổ Phù là một quỷvương kẻ thù của mặt trăng và mặt trời,hay tìm nuốt mặt trăng và mặt trời tạo ra hiệntượng nguyệt thực và nhật thực:nguyệt thực toàn phần được người Việt Nam xemnhư là đói và chiến tranh, Nguyệt thực một phần sẽ no đủ cho nên người ta haychạmHổ Phù về mặt trăng sa,sau nay thay bằng chữ nho hay hoa cúc để cầu sự no đủ.Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôirồng mang phong cách đời Nguyễn .Hai mặt tam quan đều được đắp nổi hai câu đốichữ Hán.Bên trái trước cổng tam quan đắp nổi cảnh “Long ngư hội tụ” Cá- Rồng ẩnhiện trong mây ví như cảnh thanh vân đắc lộ của các nho sinh thành đạt,bên phải làcảnh “mãnh Hổ hạ Sơn” núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp của một con hổhung dũng xuống núi ví như các bậc thức giả khí thế bước vào đời.Tiếp theo là “ Tả môn” và “Hữu môn” ở hai bên nhỏ hơn và thấp hơn cũng xâybốn mái hiên và bốn mái nóc nhìn tựa như kiến trúc hai tầng .Cổng tam quan chỉđược mở khi các bậc vua quan tới thăm văn miếu và tế lễ Khổng Tử .Còn học trò vàthứ dân thì phải đi bằng hai cửa ngách. Vâng, bây giờ chúng ta sẽ thử một lần đượclàm vua,tiếp tục đi qua cổng giữa để vào thăm văn miếu.Tôi xin kết thúc phần hướng dẫn của mình tại đây, mời anh chị và các bạntham quan điểm di tích tiếp theo qua lời hướng dẫn của HDV tại điểm.11Chào các anh chị và các bạn !Tên tôi là Bùi Thanh Sơn – Thuyết minh viên tại điểm Đại Trung Môn củakhu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.Sau đây tối xin hướng dẫn anh chị và các bạn tham quan điểm di tích tiếp theođó là Đại Trung Môn.Theo con đường lát gạch này dẫn tới khu thứ hai được bắt đầu bằng cửa “ĐạiTrung Môn”, 2 bên là hai cổng nhỏ có tên là “Thành đức” và “Đạt tài” mang ý nghĩanho giáo đào tạo con người vừa có đức vừa có tài. Cổng Đại Trung gồm 3 gian, xâytrên nền gạch cao, mái lợp ngói mũi hài, có hai hang cột trước và sau, ở giữa là:“hàng cột chống nóc”. Bên trên cổng chính là hình hai con cá Chép chầu bình móc ởgiữa.Sở dĩ có hình ảnh cá chép bởi theo truyền thuyết Trung Quốc : Cá vượt vũmôn. Hằng năm trời tổ chức cuộc thi kén Rồng ở cửa Vũ- con cá nào mà nhảy quađược một lúc ba đợt khác nhau thì lập tức có tiếng sấm nổ ,cá biến thành Rồng. Vàchỉ có cá chép là làm được điều đó, ngày nay các bạn nhìn cá trê đầu nó bẹp vì người12ta cho rằng trong cuộc thi nó đã không vượt qua được và đầu nó va vào đá.con cáchày mắt đỏ vì nó không vượt qua nên khóc nhiều quá…Do vậy, của Vũ được dungđể chỉ chốn trường thi:cá vượt vũ môn”chỉ việc thi cử ,muốn đỗ đạt thi phải tích gópkiến thức, học tập chăm chỉ.Qua cửa Đại Trung Môn, các bạn tiếp tục đến với khu vực thứ ba của VănMiếu- Quốc Tử Giám- Khuê Văn Các.Tôi xin nhường phần hướng dẫn tiếp theo cho HDV tại điểm sẽ giới thiệu choanh chị và các bạn về Khuê Văn Các.13Xin chào quý khách, rất vui mừng được đón tiếp quý khách đến thăm quan khudi tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, chúc quý khách một chuyến thăn quan vui vẻ.Tôi xin phép tự giới thiệu với quý khách tên tôi Hà Thị Hồng Nhung là ngườichịu trách nhiệm hướng dẫn quý khách thăm quan tại điểm Khuê Văn Các.Trước mặt nơi chúng ta đang đứng là Khuê Văn Các ( hay còn gọi là gác KhuêVăn) nghĩa là gác vẻ đẹp của Sao Khuê do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triềuNguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Với lối kiến trúc độc đáo, là mộtlầu vuông gỗ 2 tầng, 8 mái, mái lợp ngói ống với lối kiến trúc đường diềm, bao gồm4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần chín thước, trên nóc mái có hình tượng LưỡngLong trầu Nguyệt ( Mặt trăng ở giữa hai bên là Rồng) nó có ý nghĩa rất sâu xa đối vớivăn hóa tâm linh, nơi hội tụ những ánh sáng tinh tú nhất của đất trời như ta thấy theohướng tay tôi chỉ. Theo kinh dịch những con số lẻ (1,3,5,7,9) thuộc về dương biểuhiện sự sinh sôi nẩy nở và phát triển, nhưng Khuê Văn Các lại có 8 mái là bát quái,có thêm một nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương.14Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn lan can con tiện cũngbằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa sổ tròn có những thanhgỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho Sao Khuêvà những tia sáng của sao. Theo quan điểm của thiên văn học truyền thống, Sao Khuêlà tên một sao trong chòm 28 sao, là đầu Bạch Hổ Phương Tây, có 16 ngôi , xắp xếpkhúc khửu giống hình chữ Văn trong chữ Hán vì thế theo quan niệm của triết họcPhương Tây, Sao Khuê được coi là sao coi sóc việc học hành, thi cử.Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào có treo biển sơn son thiếp vàng ba chữ“Khuê Văn Các” mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng cảbốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa, nội dung câu đối như sau:1/Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển / Bích thủy xuân thâm đạo mạch trường.2/Hy triều phấn sức long văn trị / Kiệt các trân tàng tập đại quan.3/ Thành lâm Bắc Đẩu hồi nguyên khí / Nguyệt tế thu đàm chiếu cố tâm.4/ Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ / Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.Tạm dich nghĩa như sau:1/ Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng / Sông Bích xuân sâu, mạch đạo đài.2/ Triều ta tô điểm nhiều văn trị / Gác đẹp văn hay đón khách xem.3/ Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt / Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa.4/ Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến / Phủ đồ thư một mối thánh hiền.Gác Khuê Văn Các dựng trên một nền cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng, mỗibề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phải đi qua ba bậc thangđá. Tầng dưới bốn trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài 1 mét, trên các mặttrụ đều có trạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Theo quan niệm của người xưaKhuê Văn Các được dựng trên một vuông tượng trưng cho mặt đất, của sổ hình tròntượng trưng cho bầu trời, ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, đề15cao trung tâm giáo dục văn hóa Nho học Việt Nam. Gác Khuê Văn vốn là nơi xua kiadùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ,kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụxanh tốt, cạnh Giếng Thiền Quang đầy nước trong in bóng gác. Ngày nay, Khuê VănCác ở Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố HàNội.Mời quý khách nhìn theo hướng phía bên tay trái của tôi, kết thúc con đườnglát gạch nhỏ chạy từ cửa Thành Đức là cửa Bí Văn. Bí Văn có ý nghĩa trang sức nênvẻ đẹp, ý nói văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục conngười. Bên phía tay phải của tôi kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đại Tàilà của Súc Văn. Súc Văn có nghĩa là văn chương hàm súc phong phú, có khả năngnuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn.Gác Khuê Văn vốn là nơi xua kia dùng để họp bình những bài văn hay của cácsĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lạiđược chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh Giếng Thiền Quang đầy nướctrong in bóng gác. Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu Quốc Tử Giám đã đượccông nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.Tôi đã vừa cùng quý khách tìm hiểu về khu di tích Khuê Văn Các cùng với haicửa Bí Văn và Súc Văn đồng thời mở đầu cho khu vực thứ hai, khu vực Giếng ThiềnQuang và bia Tiến Sĩ, phần thuyết minh tại điểm của tôi đến đây là hết rất cảm ơn sựhợp tác của quý khách chúc quý khách một ngày vui vẻ hẹn gặp lại quý khách vàomột ngày gần nhất.16Chào các anh chị và các bạn !Tên tôi là Hoàng Hữu Nhàn – Thuyết minh viên tại điểm Đại Trung Môn củakhu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn anh chị và các bạn về Giếng Thiên Quang.Cạnh Khuê Văn Các là Giếng Thiên Quang đầy nước trong xanh in hình KhuêVăn Các. Gác Khuê Văn xứng đáng với lời bình là một viên ngọc trong khu ditích Văn miếu-Quốc Tử Giám. Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí Văn (văn đẹpđẽ, trau truốt, sang sủa) và súc văn (văn hàm ý, súc tích có sức truyền cảm thuyếtphục con người).Sau đây xin mời các bạn đến với giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trìtức Ao Vua. Thiên Quang có nghĩa là giếng trời trong sáng .Đặt tên này cho giếngý muốn nói con người thu nhận được tinh tuý của vũ trụ ,soi sáng trí thức ,nâng caophẩm chất ,tô đẹp nền nhân văn. Giếng có hình dáng rất đặc biệt: hình vuông, quanh17bờ có hành lang bao quanh .Kiến trúc này được xây dựng theo quan niệm của ngườixưa: Giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác văn khuê tượng trưng chotrời. Như vậy, tinh hoa của cả đất và trời được tập trung ở trung tâm văn hoá giáo dụclớn nhất cả nước tại kinh đô Thăng Long.18Chào các anh chị và các bạn !Tên tôi là Trương Thị Yên – Thuyết minh viên tại điểm Đại Trung Môn củakhu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.Sau đây tôi sẽ giới thiệu cho anh chị và các bạn hiểu về Vườn bia Tiến sĩ.Bia tiến sĩ được xây dựng từ năm 1484 đến năm 1780 và dựng cho 82 khoathi. Vua Lê Thánh Tông là người đầu tiên cho dựng bia tiến sĩ đặt tại văn miếu đâyvà ông chỉ cho dựng bia từ khoa thi năm 1442 trở đi. Thời gian dựng bia rơi vàokhoảng từ thế kỉ thứ 15 đến thế kỉ thứ 18,trong quãng thời gian 300 năm lịch sử đóđã có rất nhiều khoa thi được tổ chức tuy nhiên do tình hình chiến sự đất nước lúcbấy giờ mà nhiều khoa thi đã không được dựng bia tại đây. Trong sách Đại Việt SửKý Toàn Thư cũng có ghi còn 10 khoa thi khác được dựng bia tuy nhiên bây giờkhông được tìm thấy nữa.Như anh chị cũng đã thấy bố cục 1 tấm bia gồm có 3 phần : tránbia,than bia và đế bia.19Trán bia :có hình khuôn vòm,hàng chữ ngang khắc ngay dưới trán bia cho biếtnăm mà khoa thi được tổ chức.Thân bia :có hình chữ nhật,trên đó có khắc 1 bài kí,chúng ta có thể hiểu nó như1 bài văn.Bài kí được đọc từ trên xuống dưới và từ phải qua trái,nội dung bài kí trên82 tấm bia đều có chung 1 thể thức giống nhau đó là ca ngợi triều vua đang trị vì,lýdo mở khoa thi,tên và chức tước các quan tổ chức kỳ thi với nhiệm vụ cụ thể,sau đólà tên và quê quán những người thi đỗ được sắp xếp thứ tự từ cao đến thấp(đệ nhất,đệnhị và đệ tam),ngoài ra bài ký còn cho biết số lượng thí sinh tham gia kì thi đó,nămdựng bia,tên và chức tước người soạn văn bia.Đế bia :ở đây là rùa,rùa được coi là 1 trong tứ linh,rùa sống lâu nên được chọnlàm biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.Đặt bia đá trên lưng rùa là ngụ ý biểudương người hiền tài muốn tên tuổi của họ được lưu danh muôn thủa,qua đó khuyếnkhích người dân noi gương học tập.82 tấm bia tiến sĩ là 82 phong cách điêu khắc khác nhau,tuy nhiên có thể chialàm 3 loại cho 3 giai đoạn.Loại I: Các bia dựng năm 1484 đến năm 1536.Rùa loại này được thể hiện bằngnhững khối tròn,trơn nhẵn,đường nét tinh tế,trán bia hình bán nguyệt,bẹt,trên trán biacó trạm khắc hình trang trí hoa văn.Hoa văn trang trí trên trán bia theo chủ đề mâyvờn nguyệt hoặc mặt trời,diềm bia trang trí chủ yếu là hình mây,hoa dây.Loại II: Các bia dựng năm Thịnh Đức thứ nhất(1653),rùa loại này chỉ phác họabằng những khối vuông,góc cạnh,đường nét đơn giản dứt khoát,cổ rụt,đầu chếch hoặcbằng ngang,miệng rộng co hình vòng cung,không có răng nanh,chân tạc sơ sài.Tránbia hình bán nguyệt vòng cao.Hoa trang trí trên trán bia đã thay đổi nhiều với chủ đề“Song long vọng nguyệt”.Rồng được chạm với dáng mập,thân nổi lên cuồn cuộn vớinhững hình khối tròn,chắc nịch và đường chạm sâu.Diềm bia được chạm trổ sâu vớinhững biểu tượng hoa văn đa dạng hơn.20Loại III: Gồm các bia được dựng từ năm 1717 đến năm 1780. Ngoài chủ đề“Lưỡng long chầu nguyệt” được chạm trên bia đá, ở 1 số bia có hình phượng thếđang bay vờn quanh mặt nguyệt.Biểu tượng trang trí trên diềm bia càng về sau càngđa dạng và phong phú hơn, điều đó thể hiện sự phóng khoáng, phong phú trong sinhhoạt của tầng lớp Nho sĩ, sự phát triển sinh động của cuộc sống đương thời.Và ngày ấy để đỗ được tiến sĩ các sĩ tử phải mất từ 10 đến 15 năm đèn sách vàphải trải qua 3 kì thi đó là thi Hương,thi Hội và thi Đình.Thi Hương thường 3 năm tổ chức 1 lần tại 1 trấn(nay thuộc 1 tỉnh như hiệnnay) ai đỗ được kỳ thi này mới được tiếp tục tham gia kì thi hội.Thi Hội thường được tổ chức tại kinh đô và địa điểm thi là tại 1 bãi đất trốngthường là bãi sông hoặc nới ruộng người ta mới thu hoạch xong vì thế thì sinh đi thikhông chỉ mang theo giấy bút mà còn mang theo lều chõng vì bài thi không chỉ diễnra trong 2,3 tiếng đồng hồ mà có khi là cả ngày. Và ai đỗ được kì thi Hội thì coi nhưlà đã đỗ tiến sĩ nhưng vẫn phải tham gia 1 kì thi nữa đó là thi Đình để phân thứ bậc.Thi Đình : địa điểm thi thường được tổ chức tại cung điện nhà vua và câu hỏinhà vua thường hỏi là kế sách trị nước an dân,tình hình chiến sự và việc sử dụngngười hiền tài như thế nào.Và thông qua bài văn sách này mà các tiến sĩ được chia ra làm 3 thứ bậc : đệnhất,đệ nhị và đệ tam.Cấp bậc đệ Nhị và đệ Tam thì số lượng người đỗ k giới hạn,còn hàng đệ Nhấtthì chỉ lấy đỗ có 3 vị gọi là 3 vị Tam khôi đó là : Trạng Nguyên,Bảng Nhãn và ThámHoa. Tuy nhiên danh hiệu Trạng Nguyên không phải năm nào cũng có người đỗ vàcó cả những năm Bảng Nhã và Thám Hoa cũng đều không có thì danh hiệu cao nhấtnăm đó là Đệ Nhị và có cả những năm hàng Đêị Nhị cũng không có người đỗ thìdanh hiệu cao nhất là hàng Đệ Tam.21Và thời bấy giờthí sinh đi thi không giới hạn về tuổi vì thế tiến sĩ trẻ tuổi nhấtlà ông Nguyễn Hiền người Nam Định 13 tuổi đỗ tiến sĩ và đạt danh hiệu cao nhất làtrạng nguyên và cao tuổi nhất là cụ Đoàn Từ Quang người Nghệ An 82 tuổi cũng đithi và cử nhân khoa thi năm 1900(triều Nguyễn)Ở đây có 2 bia được đặt riêng biệt 1 mình vì nó là 1 trong 10 tấm bia đượcdựng đầu tiên tại Văn Miếu năm 1482 dưới triều vua Lê Thánh Tông.Và hiện nayVăn Miếu cũng cho trích các đoạn trích được dịch ra chữ quốc ngữ ở chính trong nộidung bài văn bia này đây là việc rất có ý nghĩa để du khách tham quan có thể hiểuđược nội dung của tấm văn bia này.82 tấm bia ở đây là những hiện vật vô cùng quý giá,nó là minh chứng hùnghồn cho 300 năm lịch sử nền giáo dục và thi cử của Việt Nam.Tôi xin hết phần trình bày của mình. Chúc quý khách có buổi tham quan vuivẻ.22Chào anh chị và các bạn!Xin tự giới thiệu tôi là Phạm Thành Trung. Là người sẽ hướng dẫn các anhchị tham quan và hiểu biết về điểm di tích tiếp theo đó là khu Đại Hành thuộc khuVăn miếu Quốc Tử Giám.Vâng! các bạn vừa được tham quan khu nhà bia một niềm tự hào của nền vănhoá việt,và sau đây xin mời các bạn tiếp tục đến với khu vực thứ tư của văn miếu đólà Đại Hành Môn.Đại Hành Môn là khu vực chính thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết bao gồmĐại Thành môn, nhà Đại Bái và hai dãy Đông Vu, Tây Vu. Trước khi vào Đại hànhmôn chúng ta sẽ đi qua cửa Đại hành.Cửa Đại Thành gồm 3 giam 2 cột hiên trước và sau giống như cửa Đại Trungmột hang giữa đỡ xà nóc, ba gian đều được lắp của gỗ sơn đỏ trên có hoạ tiếtrồng,mây. Gian giữa đề ba chữ: Đại Thành Môn. Cửa Đại Thành là cửa của sự thànhđạt lớn lao mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính mang một cái tên đấy ýnghĩa về học vấn, đạo đức. Hai bên cổng đại thành có 2 cửa phụ: Kim Thanh ở phía23đông và Ngọc Chấn ở phía tây, đây là 2 lối vào sân đại bái và điện đại thành, bởi ởđây trước kia chỉ tế Khổng Tử thì cổng đại thành mới mở.Chính giữa, trên giáp nóc có treo bức hoành khắc 3 chữ ( Đại Hành Môn) theochiều ngang, đọc từ phải sang trái. Bên phải hai hàng chữ nhỏ dọc khắc Lý ThánhTông, Thần Vũ nhị niên canh Tuất Thu, bát nguyệt phụng kiến. ( Tháng 8 mùa Thunăm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 đời Lý Thánh Tông (1070) vâng sắcdựng.Chúng ta đang đứng trên sân đại bái, trước mặt là toà đại bái và điện đại thành,2 bên là dãy nhà Đông Vu và Tây Vu, hai dãy nhà này đều gồm 9 gian. Trước đây 2bên đều xây 5 bệ, trên có 5 khám bài thờ Thất Thập nhị hiền – đều là học trò củaKhổng Tử. Kiến trúc cũ đã bị phá vỡ vào năm 1946, kiến trúc hiện nay đã được xâydựng lại năm 1954. Hiện nay ở đây trưng bày phòng tranh và bán đồ lưu niệm.Toà Bái Đường là nơi tổ chức các nghi thức tế lễ, do vậy ở chính giữa đặt mộthương án trên bày đồ thờ. Hai bên hương án có 2 con hạc đứng trên lưng rùa.hạc làbiểu hiện cho sự tinh tuý, thanh cao. Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện cho sự hài hoàgiữa trời và đất,giữa hai cực âm dương.hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa còn thể hiệnlong thuỷ chung,biết tương trợ giúp đỡ nhau cùa những người bạn tốt khi gặp khókhăn.phía trên hương án có bức hoành phi :”Vạn Thế Sư Biểu” – Người thầy tiêubiểu của muôn đời .4 chữ này do vua Khang Hy tặng cho Khổng Tử .và ở gian đầuhồi phía đông còn bức hoành phi “ Cổ kim nhật nguyệt” và chuông bích ung đều cửatư nghiệp Quốc Tử Giám quận công Nguyễn Nghiễm là cha của Nguyễn Du làm1768. Bây giờ chúng ta tiếp tục đến với Điện Đại Thành.Điện Đại Thành là nơi thờ Khổng Tử, Tứ Phối và Thập Triết.Gian chính là nơi thờ Khổng Tử .Khổng Tử (551-479TCN) là một nhà tưtưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Quốc. Ông sinh tai ấp Trâu, làngXương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Khổng Tử là24người sáng lập ra đạo nho ở Trung Quốc, chủ yếu dạy về đạo làm người.Trong khiĐức Khổng Tử được người đời tôn là Vạn Thế Sư Biểu thì Tứ Phối là các học trò củaông lại được phối hợp thờ tại các Văn Miếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Họ là NhanHồi, Tăng Sâm, Tử Tư Và Mạnh Tử.Theo cánh tay tôi, các bạn đang nhìn thấy tượng thờ Nhan Tử.là học trò giỏinhất của Đức Khổng Tử, đúng đầu trong khoa đức hạnh của của Khổng. Được ngườiđời xưng tụng là Phục Thánh Nhan Tử.Cạnh là Thuật Thánh Tử Tư (cháu nội của Khổng Tử), Tử tư không theo họctrực tiếp với ông nội mà theo hoc Tăng Tử- một học trò cùa Khổng Tử. Tử Tư tạonên một phái lớn trong Nho Giáo là phái Tử Tư.Đối diện là tượng thờ Tông Thánh Tăng Tử và Á Thánh Mạnh Tử. Là học tròduy nhất hiểu được đạo Nhất quán của Khổng Tử và viết nên sách Luận Ngữ.TăngTử cũng được đời sau tôn lên làm gương hiếu thứ 3 trong nhị thập tứ hiếu. Mạnh Tửlà học trò của Tử Tư. Ông là người soạn sách mạnh tử và lập ra thuyết tánh thiện(nhân chi sơ tánh bổn thiện). Người ta tôn Mạnh từ là Á Thánh đúng hàng thứ nhìdưới Khổng Tử.Hai gian đầu hồi là 10 bia đá bài vị Thập Triết, là nhũng người tiêu biểu cho 4khoa: Đức hạnh, ngôn ngữ, chính trị, văn học.25