Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024

Natri (bắt nguồn từ tiếng Latinh mới natrium; danh pháp IUPAC: sodium; ký hiệu hóa học: Na) là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại kiềm có hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố với số nguyên tử bằng 11 và nguyên tử khối bằng 23. Đây là một kim loại mềm, màu trắng bạc và hoạt động mạnh; natri chỉ có một đồng vị bền là 23Na. Kim loại natri nguyên chất không tồn tại trong tự nhiên, do đó để có được dạng này, con người phải điều chế từ các hợp chất của kim loại này.

Natri được Humphry Davy cô lập đầu tiên năm 1807 bằng cách điện phân natri hydroxide. Natri là nguyên tố phổ biến thứ 6 trong vỏ Trái Đất. Natri có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối. Phần lớn muối natri là những hợp chất hòa tan tốt trong nước: các ion natri trong các hợp chất đó bị rò rỉ do hoạt động của nước nên chlor và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất.

Nhiều hợp chất natri được sử dụng rộng rãi như natri hydroxide dùng để làm ra xà phòng hay để tẩy trắng nhựa bị ố vàng, hay natri chloride dùng làm chất tan băng hay làm muối ăn (đây cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu). Natri là một nguyên tố thiết yếu với tất cả động vật và một số thực vật. Natri là ion kim loại chính trong dịch ngoại bào. Ở động vật, các ion natri được dùng làm chất đối nghịch với các ion kali để tạo thành các điện tích trên các màng tế bào, cho phép truyền các xung thần kinh khi điện tích bị mất đi. Natri được phân loại là một khoáng chất vô cơ trong khẩu phần ăn do đây là một chất thiết yếu đối với động vật.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Quang phổ vạch của natri thể hiện đường D.

Tính chất vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Natri ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là một kim loại mềm có thể bị cắt dễ dàng bằng dao, màu bạc, khi bị oxy hóa chuyển sang màu trắng xám trừ khi nó được cất giữ trong dầu hoặc khí trơ. Natri là một chất dẫn nhiệt và điện tốt. Vì khối lượng nguyên tử nhỏ và bán kính phân tử lớn, natri là kim loại có khối lượng riêng thấp thứ ba trong số các kim loại nguyên tố và là một trong ba kim loại duy nhất có thể nổi trên mặt nước, hai kim loại còn lại là lithi và kali.

Điểm nóng chảy (98 °C) và điểm sôi (883 °C) của natri thấp hơn so với lithi nhưng cao hơn so với các kim loại kiềm nặng hơn, như kali, rubidi và caesi. Các tính chất này thay đổi rõ rệt khi tăng áp suất: ở 1,5 Mbar, màu sắc thay đổi từ bạc sang đen; ở 1,9 Mbar vật liệu trở nên trong, có màu đỏ; và ở 3 Mbar natri là chất rắn trong suốt không màu. Tất cả các đồng phân ở áp suất cao này là chất cách điện và electride.

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Thí nghiệm ngọn lửa chủ động với natri cho ánh sáng màu vàng.

Khi natri hoặc các hợp chất của natri cháy, ngọn lửa có màu vàng, do các electron ở lớp 3s của natri bị kích thích phát ra photon khi chúng từ phân lớp 3p trở về 3s; bước sóng của các photon này tương ứng với vạch D (trong vạch Fraunhofer) có giá trị 589,3 nm. Tương tác spin-orbit (spin-orbit interaction) liên quan đến electron trong phân lớp 3p chia vạch D thành 2, ở bước sóng 589,0 và 589,6 nm; cấu trúc siêu tinh tế (hyperfine structure) liên quan đến cả hai orbital giúp tạo ra nhiều vạch hơn.

Tính chất hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Natri thường ít phản ứng hơn kali và phản ứng mạnh hơn lithi. Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt với nước tạo ra hydro và natri hydroxide. Nếu được chế thành dạng bột đủ mịn, natri sẽ tự bốc cháy trong không khí tạo ra natri oxide và natri peroxide. Kim loại natri có tính khử mạnh, với thế điện cực chuẩn là −2,71 vôn. Do đó, để tách natri kim loại từ các hợp chất của nó cần sử dụng một lượng năng lượng lớn. Tuy nhiên, kali và lithi còn có mức âm nhiều hơn.

Đồng vị[sửa | sửa mã nguồn]

Có 20 đồng vị của natri đã được biết đến, tuy nhiên natri chỉ có một đồng vị ổn định là 23Na. Đồng vị 23Na được tạo ra trong quá trình đốt cháy carbon trong các ngôi sao khi hai nguyên tử carbon kết hợp lại; quá trình này cần nhiệt độ lớn hơn 600 megakelvin và áp suất do một ngôi sao nặng gấp 3 lần khối lượng Mặt Trời tạo ra. Natri có hai đồng vị vũ trụ phóng xạ là 22Na, với chu kỳ bán rã là 2,605 năm, và 24Na, với chu kỳ bán rã là 15 giờ. Tất cả các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn một phút.

Ngoài ra, natri có hai đồng phân hạt nhân đã được phát hiện, đồng phân có thời gian tồn tại lâu hơn 24mNa có chu kỳ bán rã khoảng 20,2 micrôgiây. Phát xạ neutron cấp (acute neutron radiation), như các vụ tai nạn hạt nhân, có thể biến 23Na trong máu người thành 24Na; bằng cách đo hàm lượng 24Na tương quan với 23Na, liều trị phát xạ neutron cho bệnh nhân có thể tính toán được.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Muối ăn là một loại hàng hóa quan trọng trong các hoạt động của con người: các tấm muối đôi khi được giao cho lính La Mã cùng với lương thực của họ. Ở châu Âu thời Trung Cổ, các hợp chất của natri với tên Latin sodanum đã được sử dụng như là thuốc chữa đau đầu. Tên gọi sodium trong tiếng Anh được cho là có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập suda, nghĩa là đau đầu, vì tính chất giảm đau của natri carbonat hay soda được biết đến từ rất sớm.

Mặc dù vậy, natri, đôi khi còn được gọi là soda, một thời gian dài được xem là một hợp chất, bản thân kim loại không được cô lập cho đến năm 1807 khi Humphry Davy cô lập natri bằng cách điện phân natri hydroxide.

Ký hiệu của natri được Jöns Jakob Berzelius công bố đầu tiên trong hệ thống ký hiệu nguyên tử của ông, và có tên trong tiếng Latinh mới là natrium, nhằm ám chỉ tên gọi trong tiếng Hy Lạp của natron, một loại muối tự nhiên ban đầu được làm từ natri carbonat ngậm nước. Về tính lịch sử, natron có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và gia đình, sau đó trở nên ít được quan tâm hơn khi có nhiều hợp chất natri khác.

Sự phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ sáu nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất. Nồng độ natri trong nước biển được ước tính là 10,8 gram/lít. Vì natri có độ phản ứng cao, nó không bao giờ được phát hiện dưới dạng nguyên tố tinh khiết. Natri có mặt trong nhiều khoáng chất tan tốt trong nước như halite và natron, hoặc một số khoáng chất kém tan hơn như amphibol và zeolite. Natri là nguyên tố phổ biến thứ 15 trong vũ trụ, chiếm 0,002% tổng khối lượng của các nguyên tử trong vũ trụ.

Trong thiên văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Natri nguyên tử có vạch phổ rất mạnh ở phần màu vàng cam của vạch quang phổ (cùng vạch được sử dụng trong đèn hơi natri). Vạch này xuất hiện dưới dạng vạch hấp thụ ở nhiều loại sao, bao gồm cả Mặt Trời. Vạch này được Joseph von Fraunhofer nghiên cứu lần đầu vào năm 1814 trong quá trình ông nghiên cứu các vạch trong quang phổ Mặt Trời, ngày nay được biết đến là các vạch Fraunhofer. Fraunhofer đặt tên cho nó là đường "D", mặc dù ngày nay người ta biết nó thực sự là một nhóm các đường có khoảng cách gần nhau được phân chia bởi một cấu trúc mịn và siêu mịn.

23Na được tạo ra từ quá trình đốt cháy carbon trong các sao bởi sự hợp hạch của hai nguyên tử carbon; quá trình này cần nhiệt độ trên 600 megakelvin và áp suất do một ngôi sao có khối lượng ít nhất bằng 3 lần khối lượng Mặt Trời tạo ra. Natri là nguyên tố tương đối phổ biến trong các ngôi sao và quang phổ vạch D của nguyên tố này là nằm trong số các vạch rõ nhất từ ánh sáng của các sao.

Trong môi trường liên sao, natri được xác định bằng đường D; mặc dù nó có nhiệt độ hóa hơi cao, sự phổ biến của nó cho phép tàu Mariner 10 phát hiện nó trong khí quyển của Sao Thủy. Natri còn được phát hiện trong ít nhất một sao chổi; các nhà thiên văn học trong quá trình quan sát sao chổi Hale–Bopp năm 1997 đã quan sát được đuôi sao chổi bằng natri, nó bao gồm các nguyên tử trung hòa điện và kéo dài khoảng 50 triệu km. Một số nơi khác có sự tồn tại của natri bao gồm tầng ngoài của Mặt Trăng, hay trong khí quyển của một số hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Có khoảng 100.000 tấn natri kim loại được sản xuất hàng năm. Natri kim loại được sản xuất thương mại đầu tiên năm 1855 bằng cách khử carbon nhiệt từ natri carbonat ở 1.100 °C, hay còn gọi là công nghệ Deville:

Quá trình liên quan dựa trên sự khử natri hydroxide được phát triển năm 1886.

Natri hiện được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân natri chloride nóng chảy, theo công nghệ được cấp bằng sáng chế năm 1924. Theo đó, natri được điều chế bằng cách điện phân hỗn hợp muối natri chloride và calci chloride để giảm nhiệt độ nóng chảy xuống 700 °C. Phương pháp này rẻ hơn so với phương pháp Castner (điện phân xút ăn da nóng chảy). Vì calci có độ âm điện cao hơn natri, nên không có cặn calci tại cathode. Nếu cần natri tinh khiết, nó có thể được chưng cất một hoặc nhiều lần. Phản ứng dưới đây cho thấy quá trình điện phân natri chloride nóng chảy:

Giá natri kim loại cao một phần là do chi phí vận chuyển vật liệu độc hại; nó phải được bảo quản dưới môi trường khí hiếm khô hoặc trong dầu khoáng để ngăn sự hình thành natri oxide và natri superoxide trên bề mặt kim loại.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng chính của natri nằm trong các hợp chất của nó. Một số hợp chất phổ biến của natri là natri chloride, natri hydroxide, và natri carbonat là một chất quan trọng cho sự sống. Natri chloride, được biết đến nhiều hơn như muối ăn, là hợp chất phổ biến nhất của natri và được sử dụng làm các chất chống đông đá, tan đá, chất bảo quản và nấu ăn. Natri bicarbonat được sử dụng chủ yếu trong nấu ăn. Cùng với kali, nhiều dược phẩm quan trọng đã cho thêm natri vào để cải thiện ứng dụng sinh học của chúng; mặc dù trong hầu hết các trường hợp, kali là loại ion tốt hơn, natri được chọn do chi phí và khối lượng nguyên tử thấp. Natri hydride (NaH) được dùng làm base cho nhiều phản ứng khác nhau (như phản ứng trùng ngưng aldol) trong hóa học hữu cơ, và là chất khử trong hóa học vô cơ.

Kim loại natri phần lớn được sử dụng để sản xuất natri borohydride, natri azide, bột chàm và triphenylphosphine. Một ứng dựng từng phổ biến là việc sản xuất chì tetraethyl (từng được sử dụng trong xăng pha chì) và titani, nhưng vì việc loại bỏ chì tetraethyl và phương pháp sản xuất titani mới, việc sản xuất natri giảm sau năm 1970. Natri cũng được sử dụng làm kim loại hợp kim, chất chống cặn, và là chất khử cho kim loại khi những hợp chất khác không phát huy hiệu quả.

Natri còn được sử dụng trong đèn hơi natri, dùng để chiếu sáng thành phố. Tùy thuộc vào áp suất, màu của đèn có thể dao động từ màu vàng dưới áp suất thấp hoặc màu vàng xanh khi áp suất cao. Khi sử dụng một mình hoặc với kali, natri là chất chống ẩm; nó tạo ra màu xanh với benzophenon khi chất chống ẩm đang khô.

Trong tổng hợp hữu cơ, natri đóng vai trò là chất khử trong phản ứng khử Birch. Natri khi phản ứng với alcohol sẽ sinh ra ancoxide, và khi natri được hòa tan trong amonia lỏng, hỗn hợp đó có thể khử alkyn thành trans-alken.

Chất dẫn nhiệt[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Biểu đồ pha của NaK, thể hiện nhiệt độ nóng chảy của natri dựa trên sự thay đổi nồng độ kali. NaK với 77% Kali có điểm nóng chảy thấp nhất trong các hợp kim NaK ở −12,6 °C

Natri kim loại còn được dùng là một chất tải nhiệt trong lò phản ứng nhanh natri, do nó có khả năng dẫn nhiệt tốt. Nhiệt độ sôi cao của natri cho phép lò phản ứng hoạt động ở áp suất bình thường. Nhược điểm bao gồm độ mờ đục của nó, gây cản trở việc bảo dưỡng trực quan và tính chất khử mạnh của nó. Natri sẽ nổ khi tiếp xúc với nước, mặc dù nó chỉ cháy nhẹ trong không khí.

Đồng vị phóng xạ natri-24 có thể sinh ra trong quá trình vận hành nhà máy hạt nhân do quá trình chiếu xạ neutron; quá trình phóng xạ sẽ dừng sau vài ngày một khi hỗn hợp được lấy ra khỏi lò phản ứng. Nếu một lò phản ứng phải dừng hoạt động thường xuyên, thì NaK sẽ được sử dụng. Vì NaK là chất lỏng trong nhiệt độ phòng, nó sẽ không đông cứng trong các ống dẫn.

Tuy nhiên, do tính tự bốc cháy của kali, nên cần tăng cường đề phòng và phát hiện khi có rò rỉ. Một ứng dụng khác trong việc dẫn nhiệt là trong xupap của động cơ đốt trong hiệu suất cao; van được bơm đầy một phần với natri và đóng vai trò là ống dẫn nhiệt để làm lạnh xupap.

Vai trò sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Natri trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cơ thể người, natri đóng vai trò là chất điện giải chính với vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid–base, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép đối với hệ tim mạch.

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Muối ăn (thường là natri chloride) là nguồn natri chính cho cơ thể, và được sử dụng để gia vị và bảo quản thức ăn. Một số nguồn natri trong dinh dưỡng khác khác bao gồm natri bicarbonat (hay còn gọi là muối nở), mononatri glutamat (hay còn gọi là mì chính hay bột ngọt), natri nitrit, và natri benzoate.

Tại Mỹ, viện Y học Hoa kỳ đặt mức tiêu thụ natri là 2,3 gram mỗi ngày, nhưng bình quân một người bình thường ở Mỹ tiêu thụ 3,4 gram một ngày. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo tiêu thụ dưới 1,5 gram natri mỗi ngày. Tổ chức Y tế Thế giới thì khuyến cáo tiêu thụ dưới 5 gram muối một ngày (tương đương với 2.000 mg natri). Tại Việt Nam, lượng muối tiêu thụ bình quân cho một người trưởng thành là 9,4 gram muối mỗi ngày dựa trên khảo sát năm 2015.

Tiêu thụ nhiều natri[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu thụ quá nhiều natri có hại cho sức khỏe, do có thể biến đổi hoạt động cơ học của tim. Tiêu thụ nhiều natri có thể gây bệnh thận mạn tính, huyết áp cao, bệnh tim mạch, và đột quỵ.

Huyết áp cao[sửa | sửa mã nguồn]

Có một mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều natri và huyết áp cao. Nghiên cứu chỉ ra việc giảm 2 gram natri mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu bởi 2 đến 4 mmHg. Việc giảm lượng natri như vậy được ước tính sẽ làm giảm 9–17% số trường hợp tăng huyết áp.

Huyết áp cao được cho là gây nên 10,4 triệu cái chết mỗi năm. Trong muối có 39,3% natri, phần còn lại là chlor và một số chất khác; vậy trong 5,9g muối có 2,3g natri, và trong 9,4g muối có khoảng 3,7g natri.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng người có hoặc không có huyết cao mà bài tiết ít hơn 3g natri mỗi ngày trong nước tiểu có nguy cơ tử vong, đột quỵ, và đau tim cao hơn những người bài tiết từ 4 đến 5 g natri. Mức 7g mỗi ngày hoặc cao hơn ở ngững người bị huyết áp cao có liên quan đến tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch cao hơn, nhưng điều này không áp dụng cho những người không bị tăng huyết áp. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ nêu rằng những người bị huyết áp cao hay tiền huyết áp cao nên giảm lượng natri tiêu thụ hàng ngày xuống 1,5 g.

Sinh lý học[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ renin-angiotensin điều hòa lương chất lỏng và nồng độ natri trong cơ thể. Việc giảm huyết áp và nồng độ natri trong thận dẫn đến sản xuất renin, dẫn đến việc sản sinh aldosteron và angiotensin, từ đó kích thích sự tái hấp thụ natri vào mạch máu. Khi nồng độ natri tăng, việc sản sinh renin giảm, và nồng độ natri trở về bình thường.

Ion natri (Na+) là chất điện giải quan trọng trong việc vận hành neuron và điều hòa thẩm thấu giữa tế bào và dịch ngoại bào (ECF). Điều này được thực hiện ở tất cả các loài động vật nhờ cơ chế vận chuyển Na+/K+-ATPase. Natri là ion kim loại phổ biến nhất trong dịch ngoại bào.

Trong cơ thể người, nếu lượng natri quá thấp trong máu sẽ dẫn đến hạ natri máu, còn nếu quá cao sẽ dẫn đến tăng natri máu. Nguyên nhân xảy ra các hiện tượng trên thường là yếu tố về gen, tuổi tác, hoặc tiêu chảy và nôn mửa kéo dài.

Vai trò sinh học trong thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhóm thực vật C4, natri là một vi chất dinh dưỡng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trong việc tái tạo phosphoenolpyruvat và tổng hợp chất diệp lục. Ở những nơi khác, nó thay thế cho kali trong một số vai trò, chẳng hạn như duy trì áp lực trương lực và hỗ trợ việc đóng mở khí khổng. Natri dư thừa trong đất có thể hạn chế sự hấp thụ nước bằng cách làm giảm thế năng nước, điều này có thể dẫn đến cây bị héo; nồng độ quá lớn trong tế bào chất có thể dẫn đến ức chế enzym, từ đó gây ra hoại tử và nhiễm chlor.

Để thích nghi, một số thực vật đã phát triển các cơ chế để hạn chế sự hấp thu natri ở rễ, lưu trữ natri trong không bào của tế bào và hạn chế vận chuyển muối từ rễ đến lá. Natri dư thừa cũng có thể được lưu trữ trong mô thực vật già, từ đó hạn chế thiệt hại cho sự phát triển. Cây chịu mặn đã thích nghi để phát triển trong môi trường giàu natri.

Hợp chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Hai hình ảnh tương tự về cấu trúc hóa học của natri stearat, một loại xà phòng.

Muối và oxide[sửa | sửa mã nguồn]

Natri còn có mặt trong nhiều khoáng chất, chẳng hạn amphibol, cryolit, muối mỏ, diêm tiêu, zeolit,... Các hợp chất của natri rất quan trọng trong các công nghiệp hóa chất, thủy tinh, luyện kim, sản xuất giấy, dầu mỏ, xà phòng và dệt may. Nói chung, xà phòng là muối của natri với các acid béo. Các xà phòng natri cứng hơn (độ nóng chảy cao hơn) so với xà phòng kali.

Các hợp chất quan trọng nhất đối với công nghiệp là muối (NaCl), soda khan (Na2CO3), muối nở (NaHCO3), xút ăn da (NaOH), diêm tiêu Chile (NaNO3), di- và tri-natri phosphat, natri thiosulfat (hypo, Na2S2O3·5H2O), và borac (Na2B4O7·10H2O). Trong các hợp chất của nó, natri thường tạo liên kết ion với nước và các anion, và được xem là một acid Lewis mạnh.

Dung dịch nước[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Cấu trúc tinh thể của natri chloride. Cấu trúc này bị phá hủy khi hòa tan trong nước và hình thành khi nước bay hơi.

Natri thường tạo ra các hợp chất tan trong nuớc, như halide, sulfat, nitrat, carboxylat và carbonat. Các loài chứa nước chính là các phức hợp nước [Na(H2O)n]+, với n = 4–8; và n = 6 được chỉ ra từ dữ liệu nhiễu xạ tia X và mô phỏng máy tính.

Việc muối natri kết tủa trực tiếp từ nước hiếm xảy ra vì muối natri thường có tính ái lực cao với nước. Một ngoại lệ là natri bismuthat (NaBiO3), không tan trong nước lạnh và phân hủy trong nước nóng. Vì muối natri có tính tan cao, chúng thường được cô lập thành chất rắn bằng cách bay hơi hoặc kết tủa dùng dung môi hữu cơ như ethanol; chỉ 0,35 g/L natri chloride hòa tan được trong ethanol. Crown ether, như 15-crown-5, có thể sử dụng như là chất xúc tác chuyển pha (phase-transfer catalyst).

Nồng độ natri của một mẫu được xác nhận bởi phương pháp phổ hấp thu nguyên tử hoặc bởi phép đo điện thế sử dụng điện cực chọn lọc ion.

Electride và sodide[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các kim loại kiềm khác, natri hòa tan trong amonia và một số amin để tạo thành dung dịch có màu đậm; sự bay hơi của các dung dịch này để lại một màng natri kim loại sáng bóng. Các dung dịch chứa phức chất [Na(NH3)6]+, với điện tích dương được cân bằng bởi các electride; cryptand cho phép phân lập các phức chất này dưới dạng chất rắn kết tinh. Natri tạo thành phức chất với crown ether, cryptand và các phối tử khác.

Ví dụ, 15-crown-5 có tính ái lực cao với natri vì kích thước khoang của 15-crown-5 từ 1,7 đến 2,2 angstrom, đủ để chứa một ion natri (1,9 angstrom) Các cryptand, giống như crown ether và các ionophores khác, cũng có tính ái lực cao so với ion natri; các dẫn xuất của alkalide Na− có thể thu được bằng cách thêm cryptand vào dung dịch natri trong amonia thông qua phản ứng tự oxy hóa khử.

Hợp chất cơ-natri[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Cấu trúc của phức hợp Na+ (màu vàng) và kháng sinh monensin-A

Nhiều hợp chất cơ-natri đã được điều chế trong hóa học. Do tính phân cực cao của liên kết C–Na nên chúng hoạt động giống như nguồn carbanion (muối có anion hữu cơ). Một số dẫn xuất nổi tiếng bao gồm natri cyclopentadienide (NaC5H5) và natri trityl ((C6H5)3CNa). Natri naphthalene, Na+[C10H8•]−, một chất khử mạnh, được hình thành khi trộn natri và naphtalen trong dung môi ether như tetrahydrofuran hoặc dimethoxyethan.

Liên kết với kim loại khác[sửa | sửa mã nguồn]

Natri tạo hợp kim với một số kim loại như kali, calci, chì, và một số nguyên tố nhóm 11 và 12. Natri và kali có thể tạo hợp kim KNa2 và NaK. NaK chứa 46–89% kali và là một chất lỏng ở nhiệt độ thường. NaK là chất dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Hợp kim giữa natri và calci là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất natri bằng điện phân hỗn hợp muối NaCl-CaCl2 và NaCl-CaCl2-BaCl2. Calci chỉ trộn hợp một phần với natri, và 1–2% của hỗn hợp trên có thể kết tủa bằng cách làm lạnh hỗn hợp tới 120 °C và lọc.

Ở trạng thái lỏng, natri có thể trộn lẫn hoàn toàn với chì. Có nhiều cách để tổng hợp hợp kim natri–chì. Một cách là nấu chảy cả hai kim loại và cách khác là đưa natri vào cathode chì nóng chảy trong môi trường điện phân. NaPb3, NaPb, Na9Pb4, Na5Pb2, và Na15Pb4 là một số hợp kim natri–chì đựoc biết đến. Natri cũng tạo hợp kim với vàng (NaAu2) và bạc (NaAg2). Kim loại nhóm 12 (kẽm, cadmi, và thủy ngân) có thể tạo hợp kim với natri. NaZn13 và NaCd2 là hợp kim của kẽm và cadmi. Natri và thủy ngân tạo ra NaHg, NaHg4, NaHg2, Na3Hg2, và Na3Hg.

An toàn[sửa | sửa mã nguồn]

NatriCác nguy hiểmNFPA 704

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024

2

3

2

Ký hiệu GHS

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Báo hiệu GHSNguy hiểmChỉ dẫn nguy hiểm GHSH260, H314Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP223, P231+P232, P280, P305+P351+P338, P370+P378, P422

Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Dạng kim loại của natri là chất nổ mạnh trong nước và là chất độc có khả năng liên kết và rời liên kết với nhiều nguyên tố khác. Khi tiếp xúc với nước, natri bốc cháy và sinh ra khí hydro và natri hydroxide; khi tiếp xúc với da và mắt có thể gây bỏng nặng. Natri có thể tự phát nổ khi tác dụng với nước do sự sản sinh khí hydro (có khả năng nổ cao) và natri hydroxide (hòa tan trong nước, giải phóng nhiều bề mặt kim loại hơn). Tuy nhiên, khi natri tiếp xúc với không khí và bốc cháy hoặc đạt đến điểm tự bốc cháy (được báo cáo là xảy ra khi một bể natri nóng chảy đạt khoảng 290 °C) gây ra ngọn lửa tương đối nhỏ. Natri phải được bảo quản trong khí trơ hay dầu mỏ để ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí.

Trong trường hợp các miếng natri lớn (không nóng chảy) bốc cháy, phản ứng giữa nó với oxy sẽ chậm lại do hình thành một lớp bảo vệ. Bình chữa cháy sử dụng nước sẽ làm trầm trọng hỏa hoạn natri hơn. Không nên sử dụng bình chữa cháy chứa carbon dioxide và bromochlorodifluoromethan cho hỏa hoạn natri. Đám cháy do kim loại thuộc loại D, nhưng không phải bình chữa cháy loại D nào cũng có thể dập tăt đám cháy natri. Một chất chống cháy hiệu quả cho đám cháy natri là Met-L-X. Chất chống cháy hiệu quả khác gồm Lith-X, chứa bột graphit, phụ gia chống cháy cơ phospho, và cát khô.

Hỏa hoạn do natri trong các lò phản ứng hạt nhân được ngăn chặn bằng cách cô lập natri với không khí dùng các ống chứa khí trơ. Các đám cháy natri thể lỏng quy mô lớn được ngăn chặn bằng các biện pháp gọi là hệ thống khay hứng. Hệ thống thu gom lượng natri rò rỉ vào một bể thu hồi, nơi nó được cách ly với oxy.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng lượng ion hóa thứ nhất của natri năm 2024
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Natri.

  • Los Alamos National Laboratory – Sodium Lưu trữ 2007-06-17 tại Wayback Machine.
  • WebElements.com – Sodium.
  • EnvironmentalChemistry.com – Sodium.
  • The Wooden Periodic Table Table's Entry on Sodium.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Thuật ngữ này được lấy từ:.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Trọng lượng nguyên tử tiêu chuẩn: Natri”.CIAAW.2005
  • The compound NaCl has been shown in experiments to exists in several unusual stoichiometries under high pressure, including Na3Cl in which contains a layer of sodium(0) atoms; see Zhang, W.; Oganov, A. R.; Goncharov, A. F.; Zhu, Q.; Boulfelfel, S. E.; Lyakhov, A. O.; Stavrou, E.; Somayazulu, M.; Prakapenka, V. B.; Konôpková, Z. (2013). “Unexpected Stable Stoichiometries of Sodium Chlorides”. Science. 342 (6165): 1502–1505. arXiv:1310.7674. Bibcode:2013Sci...342.1502Z. doi:10.1126/science.1244989. PMID 24357316. S2CID 15298372.
  • Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds, in Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 86). Boca Raton (FL): CRC Press. ISBN 0-8493-0486-5.
  • Weast, Robert (1984). CRC, Handbook of Chemistry and Physics. Boca Raton, Florida: Chemical Rubber Company Publishing. tr. E110. ISBN 0-8493-0464-4.
  • Endt, P. M. ENDT, ,1 (1990) (tháng 12 năm 1990). “Energy levels of A = 21-44 nuclei (VII)”. Nuclear Physics A. 521: 1. doi:10.1016/0375-9474(90)90598-G.
  • Greenwood and Earnshaw, p. 75
  • “"Alkali Metals." Science of Everyday Things”. Encyclopedia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2016.
  • Gatti, M.; Tokatly, I.; Rubio, A. (2010). “Sodium: A Charge-Transfer Insulator at High Pressures”. Physical Review Letters. 104 (21): 216404-1 to 216404-4. arXiv:1003.0540. Bibcode:2010PhRvL.104u6404G. doi:10.1103/PhysRevLett.104.216404.
  • Schumann, Walter (ngày 5 tháng 8 năm 2008). Minerals of the World (ấn bản 2). Sterling. tr. 28. ISBN 978-1-4027-5339-8. OCLC 637302667.
  • Hien, Nguyen (2015). “Cấu trúc siêu tinh tế của phân tử Rubidium sử dụng tính trong suốt cảm ứng điện từ”. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 78: 22.
  • Citron, M. L.; Gabel, C.; Stroud, C.; Stroud, C. (1977). “Experimental Study of Power Broadening in a Two-Level Atom”. Physical Review A. 16 (4): 1507. Bibcode:1977PhRvA..16.1507C. doi:10.1103/PhysRevA.16.1507.
  • De Leon, N. “Reactivity of Alkali Metals”. Indiana University Northwest. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
  • ^ Cao Cự Giác; và đồng nghiệp (2024). Phạm Bảo Quý; Phạm Công Trình (biên tập). Hóa học 12 (ấn bản 1). Chân trời sáng tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. tr. 93–94.
  • ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, tr. 84, ISBN 0-7506-3365-4
  • Atkins, Peter W.; de Paula, Julio (2002). Physical Chemistry (ấn bản 7). W. H. Freeman. ISBN 978-0-7167-3539-7. OCLC 3345182.
  • Davies, Julian A. (1996). Synthetic Coordination Chemistry: Principles and Practice. World Scientific. tr. 293. ISBN 978-981-02-2084-6. OCLC 717012347.
  • Denisenkov, P.A.; Ivanov, V.V. (1987). Sodium Synthesis in Hydrogen Burning Stars. 13. Soviet Astronomy Letters. tr. 214. Bibcode:1987SvAL...13..214D.
  • Audi, Georges; Bersillon, O.; Blachot, J.; Wapstra, A.H. (2003). “The NUBASE Evaluation of Nuclear and Decay Properties”. Nuclear Physics A. 729: 3–128. Bibcode:2003NuPhA.729....3A. doi:10.1016/j.nuclphysa.2003.11.001.
  • Sanders, F. W.; Auxier, J. A. (1962). “Neutron Activation of Sodium in Anthropomorphous Phantoms”. HealthPhysics. 8 (4): 371–379. doi:10.1097/00004032-196208000-00005. PMID 14496815.
  • ^ Newton, David E. (1999). Baker, Lawrence W. (biên tập). Chemical Elements. ISBN 978-0-7876-2847-5. OCLC 39778687.
  • Davy, Humphry (1808). “On some new phenomena of chemical changes produced by electricity, particularly the decomposition of the fixed alkalies, and the exhibition of the new substances which constitute their bases; and on the general nature of alkaline bodies”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. 98: 1–44. doi:10.1098/rstl.1808.0001.
  • Weeks, Mary Elvira (1932). “The discovery of the elements. IX. Three alkali metals: Potassium, sodium, and lithium”. Journal of Chemical Education. 9 (6): 1035. Bibcode:1932JChEd...9.1035W. doi:10.1021/ed009p1035.
  • van der Krogt, Peter. “Elementymology & Elements Multidict”. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2007.
  • Shortland, Andrew; Schachner, Lukas; Freestone, Ian; Tite, Michael (tháng 4 năm 2006). “Natron as a flux in the early vitreous materials industry: sources, beginnings and reasons for decline”. Journal of Archaeological Science (bằng tiếng Anh). 33 (4): 521–530. doi:10.1016/j.jas.2005.09.011.
  • Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 86). Boca Raton (FL): CRC Press. ISBN 0-8493-0486-5.
  • Lide, David R. (2003). “14: Abundance of Elements in the Earth's Crust and in the Sea.”. CRC Handbook of Chemistry and Physics, 84th Edition (ấn bản 84). Boca Raton: CRC Press. ISBN 978-0-8493-0484-2. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  • Knudsen, D.; Peterson, G.A.; Pratt, P.F. (26 tháng 10 năm 2015), Page, A.L. (biên tập), “Lithium, Sodium, and Potassium”, Agronomy Monographs, Madison, WI, USA: American Society of Agronomy, Soil Science Society of America, tr. 225–226, doi:10.2134/agronmonogr9.2.2ed.c13, ISBN 978-0-89118-977-0, truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024
  • Helmenstine, Anne (28 tháng 6 năm 2022). “Composition of the Universe - Element Abundance”. Science Notes and Projects (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2024.
  • “D-lines | Atomic Absorption, Emission & Spectroscopy | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  • Denisenkov, P. A.; Ivanov, V. V. (1987). “Sodium Synthesis in Hydrogen Burning Stars”. Soviet Astronomy Letters. 13: 214. Bibcode:1987SvAL...13..214D.
  • Tjrhonsen, Dietrick E. (ngày 17 tháng 8 năm 1985). “Sodium found in Mercury's atmosphere”. BNET. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008.
  • Cremonese, G; Boehnhardt, H; Crovisier, J; Rauer, H; Fitzsimmons, A; Fulle, M; Licandro, J; Pollacco, D; và đồng nghiệp (1997). “Neutral Sodium from Comet Hale–Bopp: A Third Type of Tail”. The Astrophysical Journal Letters. 490 (2): L199–L202. arXiv:astro-ph/9710022. Bibcode:1997ApJ...490L.199C. doi:10.1086/311040.
  • Colaprete, A.; Sarantos, M.; Wooden, D. H.; Stubbs, T. J.; Cook, A. M.; Shirley, M. (15 tháng 1 năm 2016). “How surface composition and meteoroid impacts mediate sodium and potassium in the lunar exosphere”. Science (bằng tiếng Anh). 351 (6270): 249–252. doi:10.1126/science.aad2380. ISSN 0036-8075. PMID 26678876.
  • Redfield, Seth; Endl, Michael; Cochran, William D.; Koesterke, Lars (20 tháng 1 năm 2008). “Sodium Absorption from the Exoplanetary Atmosphere of HD 189733b Detected in the Optical Transmission Spectrum”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 673 (1): L87–L90. doi:10.1086/527475. ISSN 0004-637X. ^ Alfred Klemm, Gabriele Hartmann, Ludwig Lange, "Sodium and Sodium Alloys" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2005, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a24_277