Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm sao

Bệnh đau mắt đỏ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì các bé có hệ miễn dịch chưa ổn định.

  • Đau mắt đỏ: Chớ dại làm 3 việc sau nếu không muốn bị loét giác mạc, mù vĩnh viễn
  • Đau mắt đỏ: Bệnh dễ gặp khi thời tiết sắp chuyển sang nóng bức
  • Đau mắt đỏ và những căn bệnh về mắt lây lan rất nhanh trong mùa nóng mà ai cũng cần cảnh giác

Thời điểm mùa hè đến cuối thu, thời tiết chuyển từ nắng nóng sang mưa, độ ẩm không khí cao… nên đây là lúc dịch bệnh đau mắt đỏ dễ bùng phát nhất. Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp được hình thành do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm sao

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đó là do dị ứng. Khi bị một cái gì đó kích thích kết mạc, mắt của bé có thể ngứa, sưng, đỏ và chảy nước. Đây là một rối loạn, được gọi là viêm kết mạc hoặc "đau mắt đỏ". Về mặt y khoa, dị ứng mắt chỉ đơn giản là một hình thức của đau mắt đỏ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đã bị đau mắt đỏ:

Phụ huynh nên quan sát trẻ, nếu trẻ có những dấu hiệu sau chứng tỏ đã bị đau mắt đỏ:

- Mắt xuất hiện nhiều gỉ màu xanh hoặc vàng.

- Hay chảy nước mắt.

- Mí mắt sưng, sụp.

- Mí mắt, tròng mắt có màu đỏ.

- Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt, có màng trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

- Khi bị đau mắt đỏ, nhiều bé sẽ kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi, có hạch ở góc hàm.

  • Hóa chất trong bể bơi có thể khiến bé bị đau mắt, xót da: Chuyên gia đưa ra giải pháp không bố mẹ nào được làm ngơ

  • Nước ở các bể bơi là tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ: Việc cần thiết cha mẹ phải làm để phòng bệnh cho con khi đi bơi

  • Đau mắt đỏ và những căn bệnh về mắt lây lan rất nhanh trong mùa nóng mà ai cũng cần cảnh giác

Cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, bố mẹ không nên nóng vội mua thuốc kháng sinh dùng cho bé bởi như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe của con.

Thay vào đó, nên làm như sau để bệnh tình của trẻ thuyên giảm nhanh chóng:

- Nhỏ mắt cho bé hàng ngày:

Bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt cho bé ít nhất 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa, tối để tránh cho gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bé.

- Lau sạch ghèn ở mắt:

Cách lau sạch ghèn ở mắt trẻ sơ sinh: Để trẻ nằm nghiêng một bên, bố mẹ dùng bông gòn đã thấm nước muối sinh lý để lau ghèn ở mắt bé. Nên lau khi ghèn còn ướt vì khi ghèn bị khô trẻ sẽ bị đau. Lau xong phải vứt bỏ luôn cái bông gòn đó, không sử dụng lại.

- Chú ý rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ:

Khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, phụ huynh nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Không để trẻ dùng chung đồ với các thành viên khác:

Hãy cho trẻ dùng khăn, gối, chậu rửa mặt riêng. Sau khi rửa mặt cho trẻ, phụ huynh nên giặt sạch khăn bằng xà phòng và nước sạch, phơi nắng để loại bỏ hết tác nhân gây bệnh.

- Không nên đưa bé đến nơi đông người:

Để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên tránh đưa bé đến những nơi đông người.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm sao

Để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên tránh đưa bé đến những nơi đông người.

- Không trị bệnh cho con bằng phương pháp dân gian:

Trẻ sơ sinh có đôi mắt rất nhạy cảm, bố mẹ không nên dùng các phương pháp dân gian như xông hơi, đắp lá để chữa trị bệnh đau mắt đỏ, như vậy sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Tuân thủ những nguyên tắc trên khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh, bệnh tình sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn trong 7-10 ngày.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ:

- Sau 5 ngày, tình trạng đau mắt đỏ của trẻ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

- Mắt trẻ ngày càng đỏ và sưng.

- Gỉmắt có màu vàng đậm hoặc xanh.

- Bé quấy khóc liên tục và sốt cao.

- Thấy có màng trong mắt bé.

Bệnh đau mắt đỏ nguy hiểm như thế nào và phải làm sao để phòng bệnh tốt nhất? Xem thêmTẠI ĐÂY.

Tuy nhiên bạn nên yên tâm rằng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. Hãy lưu ý một số điểm về vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt. Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. 

Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Nhưng đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.

Giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn, mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt phải làm sao

Để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên rửa mặt cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước muối ấm pha loãng

Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.

– Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

– Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

– Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng quan trọng để bảo vệ bé yêu ngay từ khi mới sinh ra khỏi những tác nhân gây ra những căn bệnh tiềm ẩn.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/