Ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại

Hình thức hợp đồng thương mại? Chắc hẳn khi ai tham gia vào các giao dịch mua bán hay gọi chung là giao dịch thương mại thì đều  có những thắc mắc liên quan đến “Hợp đồng thương mại là gì, đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại là gì?” Theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn để được giải đáp nhé.

Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên liên quan về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại

Hợp đồng thương mại Tiếng anh gồm:

  • Hợp đồng mua bán- purchase contract/agreement;
  • Hợp đồng bán hàng – sale contract/agreement;

Một số từ vựng liên quan đến hợp đồng thương mại tiếng Anh như:

  • Các điều khoản thực thi – operative provisions;
  • Luật áp dụng – applicable law;
  • Văn bản pháp luật – legislation;
  • Các điều khoản thực thi khác – other operative clauses;
  • Dự thảo luật – proposition;
  • Điều khoản bồi hoàn – consideration;
  • Điều khoản kết thúc hợp đồng – Testimonium clauses;
  • Đơn khởi kiện – lawsuit petition;

Ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại

Chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân, có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại. (căn cứ theo Luật Thương mại)

Hợp đồng thương mại được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, việc thỏa thuận này có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản hoặc bằng hành vi của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trong đó, trong một số trường hợp thì hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản, ví dụ như hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý,  hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, triển lãm, hội chợ thương mại

Theo ngôn ngữ hàng ngày thì có thể hiểu hàng hóa là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra để thỏa mãn những nhu cầu và mục đích của con người. Dựa vào tính chất pháp lý mà hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như tài sản hữu hình, bất động sản,…..

Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại.

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai;
  • Những vật gắn liền với đất đai;

Như vậy, hàng hóa có thể là các loại hàng hóa đang tồn tại hoặc hàng hóa có thể được hình thành trong tương lai.

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hợp đồng là lợi nhuận nên khi các thương nhân tham gia vào ký kết một hợp đồng thương mại cũng đều vì mục đích lợi nhuận.

Theo quy định của Luật Thương mại thì đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi thì việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là do bên tham gia hợp đồng và không có mục đích là lợi nhuận quyết định.

Nội dung của hợp đồng thương mại thể hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ thể hiện dưới điều khoản và do các bên thỏa thuận. Nội dung ghi nhận trong hợp đồng càng rõ ràng và chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng của các bên sẽ càng chặt chẽ, thuận lợi, có thể phòng ngừa được các tranh chấp phát sinh. Khác với các loại hợp đồng khác, hợp đồng thương mại có nội dung là hoạt động thương mại, trong đó nội dung của mỗi loại hợp đồng thì có những điều khoản cơ bản, ví dụ hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối tượng và giá.

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia hợp đồng nên không có quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào, tuy nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung. Theo quy định thì các bên khi tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau về nội dung trong hợp đồng gồm: đối tượng hợp đồng, số lượng, giá, phương thức thanh toán, số lượng, thời hạn thanh toán, địa điểm,….

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận một các nội dung trong hợp đồng nêu trên hoặc không, cũng có thể bổ sung vào hợp đồng những điều khoản mà các bên thấy cần thiết dù pháp luật không có quy định. Ngoài ra, có thể làm thêm phụ lục hợp đồng để làm rõ các nội dung có trong hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, và nội dung không được trái với nội dung của hợp đồng. Nếu có điều khoản của phụ lục trái với hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung hợp đồng thì coi như thừa nhận nội dung đó trong hợp đồng được sửa đổi.

Hợp đồng thương mại để có hiệu lực thì phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc hợp đồng nhằm đảm bảo cho sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, để hướng đến lợi ích chính đáng củ các bên, và đồng thời không xâm hại đến các lợi ích mà pháp luật bảo vệ. Theo quy định của bộ Luật dân sự thì việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì một giao dịch dân sự có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện:

  • Người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự, vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia. Để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện thì người tham gia hợp đồng phải có khả năng thực hiện hành vi và nhận thức được hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Nếu người không có đủ hành vi năng lực dân sự tham gia giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó không có hiệu lực và bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật.
  • Mục đích giao kết của hợp đồng không được vi phạm các điều cấm của pháp luật, không được trái với đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng là những lợi ích mà khi các bên tham gia mong muốn đạt được. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và thống nhất và không được trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
  • Người tham gia giao dịch phải là hoàn toàn tự nguyện. Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân thủ theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, thiện chí, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi có tính cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để nhằm mục đích giao kết được hợp đồng thì dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
  • Hình thức hợp đồng được các bên tự do thỏa thuận, tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật có quy định về hình thức hợp đồng thì phải tuân theo quy định. Thông thường sẽ quy định hợp đồng được lập thành văn bản hoặc hợp đồng được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này thì hình thức của hợp đồng là một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, khi giao kết các bên cần phải chú ý đến điều kiện này và tuân thủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp tất cả các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau, các điều khoản này bao gồm cả quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên khi tham gia. Pháp luật đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nội dung của hợp đồng cũng phải đủ các điều khoản cơ bản và đúng với quy định pháp luật. Một số nội dung có thể có trong hợp đồng thương mại như:

  • Đối tượng của hợp đồng: là tài sản hiện hành hoặc tài sản được hình thành trong tương lai, các công việc được làm hoặc không được làm;
  • Số lượng, chất lượng của đối tượng hợp đồng;
  • Giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán;
  • Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng;
  • Các nội dung khác.

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận tất cả các điều khoản mà hai bên cảm thấy cần thiết hoặc có thể bổ sung thêm điều khoản mới hoặc bỏ đi. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng thì các bên có thể lập thêm phụ lục hợp đồng. Các điều khoản của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của các điều khoản trong hợp đồng. Nếu điều khoản trong phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng thì điều khoản trong phụ lục không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Phụ lục có giá trị pháp lý như hợp đồng chính.

Bảng phân biệt hợp đồng dân sự thông thường và hợp đồng thương mại

STT Tiêu chí Hợp đồng dân sự Hợp đồng thương mại
1 Khái niệm

Hợp đồng dân sự là các loại hợp đồng phát sinh trong các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập hoặc thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia.

Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Hợp đồng dân sự là một trong những căn cứ hợp pháp, thông dụng làm phát sinh hậu quả pháp lý với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó quyền tự định đoạt của chủ thể trong các quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.

Hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Hoạt động đó nhằm mục đích sinh lợi nhuận gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư, các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật thương mại.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý,…

2 Cơ sở xác lập Xác lập trên sự thỏa thuận của  các bên tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, tự do, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội Xác lập trên sự thỏa thuận của  các bên tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, tự do, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội
3 Chủ thể

Có thể là cá nhân, tổ chức có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân.

Theo quy định của pháp luật dân sự, mọi chủ thể của luật dân sự đều có thể là các bên tham gia hợp đồng dân sự. Chủ thể trong hợp đồng dân sự được hiểu ở đây là các cá nhân, hoặc pháp nhân hoặc các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định, có năng lực hành vi dân sự và thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự, để xác lập hoặc thay đổi hoặc chấm dứt quyền/ nghĩa vụ dân sự

Chủ thể của hợp đồng thương mại là cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh. Một số giao dịch thương mại yêu cầu chủ thể phải có tư cách pháp nhân.

Một trong các bên chủ thể của hợp đồng thương mại phải là thương nhân hoặc là cả hai bên đều là thương nhân. Ví dụ như hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa.

Chủ thể trong quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại phải là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh ở đây được hiểu là các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

4 Hình thức Hợp đồng dân sự thường được thể hiện bằng hình thức văn bản, bằng hành vi hoặc bằng lời nói. Các hợp đồng dân sự được giao kết bằng hình thức lời nói hoặc hành vi nhiều hơn đối với các giao dịch đơn giản, giao dịch có giá trị thấp thông qua sự tín nhiệm, tính phổ thông.

Hợp đồng thương mại cũng được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc bằng lời nói hoặc bằng hành vi, tuy nhiên vì các giao dịch của hợp đồng thương mại thường phức tạp hơn, giá trị cao nên thường được thể hiện dưới dạng văn bản. Hoặc các loại hợp đồng thương mại yêu cầu bắt buộc phải giao kết bằng hình thức hợp đồng và được công chứng, chứng thực.

Ngoài ra các hình thức giao kết hợp đồng qua thư điện tử, fax cũng được coi là một trong những hình thức giao kết hợp đồng thương mại.

5 Mục đích

Hợp đồng dân sự có thể là vì mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi.

Nội dung chính của hợp đồng dân sự là các điều khoản về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện đúng như hợp đồng dân sự.

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hợp đồng là lợi nhuận nên khi các thương nhân tham gia vào ký kết một hợp đồng thương mại cũng đều vì mục đích lợi nhuận.

Hợp đồng thương mại được lập ra nhằm hướng tới phát sinh lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh như mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại.

6 Cơ quan giải quyết tranh  chấp – Tự hai bên thỏa thuận, giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra Tòa án giải quyết Tự hai bên đàm phán, hòa giải tự giải quyết hoặc trong trường hợp không giải quyết được thì đưa ra cơ quan trọng tài hoặc Tòa án
7 Phạt vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra khi một trong hai bên thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không thực hiện các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng. Trong bộ luật dân sự quy định thì bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.

Đối với các hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận.

Bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.

Theo luật thương mại thì tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

Như vậy các bên có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng không được quá mức mà pháp luật thương mại ddax quy định.

8 Một số ví dụ – Hợp đồng vay

– Hợp đồng vận chuyển;

– Hợp đồng thuê khoán;

– Hợp đồng mượn;

– Hợp đồng ủy quyền;

– Hợp đồng gia công;

– Hợp đồng gửi giữ;

….

– Hợp đồng mua bán hàng hóa;

– Hợp đồng đại diện;

– Hợp đồng đại lý;

– Hợp đồng dịch vụ quảng cáo;

– Hợp đồng cung ứng dịch vụ;

…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

Số: ………/20…/HĐĐL

– Căn cứ Luật Thương Mại năm 2005;

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên

Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm 20… Tại …………………Chúng tôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY…………………..

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:…………………………..………………….

Trụ sở:……………………………………………………………………………

Tài khoản số:………………………………..…………………

Điện thoại: …………………Fax:………………………..…………………

Đại diện: Ông (Bà):………………………………………..………………..

BÊN B: CÔNG TY……………….

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:……………………….……………….

Trụ sở:…………………………………………

Tài khoản số:……………………………………………………………….……………….

Điện thoại: ……………Fax:………………………….……………….

Đại diện: Ông (Bà):…………………………….………………

Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí và cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý thương mại với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Nội dung của hợp đồng

Bên B nhận làm đại lý cho Bên A các sản phẩm…………do Bên A sản xuất và kinh doanh. 

Bên B trang bị cơ sở vật chất, kho bãi, địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa đã giao về việc trưng bày,vận chuyển, tồn trữ.

Bên B đảm bảo việc tồn trữ, giữ hàng hóa như ban đầu như bên A đã cung cấp cho đến khi giao cho khách hàng tiêu thụ.

Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa vì bất kỳ ký do gì, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Điều 2: Hình thức đại lý

Đại lý độc quyền/Đại lý bao tiêu/Tổng đại lý

(lựa chọn một trong các hình thức đại lý)

Điều 2: Phương thức giao nhận hàng

1. Địa điểm giao nhận hàng

Thời gian giao hàng

2. Chi phí xếp dỡ hàng

3. Số lượng hàng hóa một lần giao nhận

Điều 3: Giá trị hợp đồng 

1. Giá sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B là….

Giá cung cấp có thể thay đổi do…..

2. Tỷ lệ hoa hồng được tính theo….

Điều 4: Phương thức thanh toán

1. Bên B thanh toán cho Bên A ….. trong thời gian……

 2. Bên B được nợ tối đa là

3. Thời điểm thanh toán

4. Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá 3 tháng.

5. Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.

Điều 5: Bảo hành

Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.

Điều 6: Hỗ trợ

1. Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.

2. Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.

3. Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.

Điều 7: Độc quyền

– Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng đại lý với bên khác…

– Bên A thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các bên có nhu cầu khác

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Ấn định giá mua,…

– Yêu cầu bên B thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật…

– Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận…

– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm

– Trả thù lao và chi phí cho bên B

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Giao kết với một hoặc nhiều bên giao đại lý

– Yêu cầu Bên A giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng,…

– Yêu cầu Bên A hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm,…

– Hưởng thù lao đại lý, yêu cầu bên A thanh toán thù lao đúng hạn,…

– Bảo quản, lưu trữ sản phẩm đúng quy trình sau khi nhận,…

– Thanh toán đủ tiền lấy hàng cho bên A

– Báo cáo tình hình bán hàng cho Bên A

……

Điều 9: Thời hạn hợp đồng

1. Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày…………………

2. Gia hạn hợp đồng

Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian …..

3.Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp

Điều 10: Bồi thường vi phạm hợp đồng 

Bên B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A trong các trường hợp:

– Bên A đang giao hàng nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn hàng và không báo trước

– Bên B đặt đơn hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn đặt hàng đó

Điều 11: Điều khoản khác

Mọi sửa đổi trong hợp đồng đều được lập bằng văn bản và được sự nhất trí của cả hai bên.

Trong khi thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh thì hai bên cùng nhau thỏa thuận để giải quyết. 

Nếu hai bên tự thỏa thuận không thành thì việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.

Quyết định của Tòa án là cuối cùng, các bên phải thi hành. 

Án phí Tòa án sẽ do bên có lỗi theo quyết định của Tòa án chịu trách nhiệm thanh toán.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản Tiếng Việt, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.

BÊN A Bên B
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn liên quan đến “Hợp đồng thương mại là gì, đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại là gì?”. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn  đọc nhé.

Ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại

Ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại

Ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại

Ví dụ về hợp đồng kinh doanh thương mại