Ví dụ về kỹ năng thuyết phục trong đàm phán

TOP 12+ Cách Kiếm Tiền Online Web & App mùa Tết An Toàn, Uy tín 2022-2023

Kiếm tiền online là nghề tay trái hái ra tiền mà cách kiếm tiền trên mạng tạo nguồn thu nhập thụ động xu hướng nổi bật 2022-2023. Tại Việt Nam, nhất là thời điểm dịch Covid, hình thức này đang trở thành một trong những chủ đề nóng, được khá nhiều người quan tâm. Có thể bạn quan […]

Kỹ năng đàm phán mua bán là kỹ năng quan trọng nhất trong kỹ năng Môi giới bất động sản. Cho dù bạn có năng lực giỏi đến mức độ nào nhưng không thuyết phục được khách hàng thì kết quả cũng là con số 0.

Nhiều người xem thuyết phục – đàm phán là 2 kỹ năng riêng biệt.

Thực tế trong lĩnh vực bất động sản, đây là 2 kỹ năng không thể tách rời nhau.

Trong lĩnh vực bất động sản, Thuyết phục và đàm phán là 2 kỹ năng không thể tách rời nhau

Ký kết hợp đồng bất động sản, bạn phải trải qua nhiều quá trình thuyết phục – đàm phán. Từ việc gặp mặt trực tiếp, gọi điện hay trao đổi qua email đều yêu cầu kỹ năng này. Việc rèn luyện hằng ngày sẽ giúp bạn thành thạo kỹ năng này nhanh hơn.

Kỹ năng thuyết phục là gì?

Có thể hiểu đơn giản: thuyết là nói, phục là phục tùng. Kỹ năng thuyết phục chính là dùng lời nói để làm cho người khác đồng ý, hành động theo ý mình muốn.

Thuyết phục là kỹ năng cần thiết và quan trọng trong mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực của cuộc sống. Không phải ai cũng có thể thực hiện tốt kỹ năng này. Bởi mỗi người sẽ có quan điểm, cách hành xử khác nhau. Ai cũng muốn giữ ý kiến riêng của mình. Ai có khả năng thuyết phục người khác thay đổi ý để theo mình chính là người giỏi giao tiếp.

Ví dụ về kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp

VD: Bạn muốn thuyết phục khách hàng mua xe hơi của hãng mình. Bạn chỉ liên tục nói về điểm mạnh của chiếc xe. Việc này khó có thể “hạ gục” khách hàng, khiến họ nghĩ “khua môi múa mép” là nghề của bạn. Bạn cần đưa đầy đủ thông tin chiếc xe, cả điểm mạnh và điểm yếu. Tất nhiên, điểm mạnh sẽ cần đưa nhiều hơn. Bạn cũng cần có thông tin 1 chiếc xe ngang giá của hãng khác và đưa ra những sự so sánh để làm nổi bật sản phẩm của mình. Khi đó, những lời bạn nói sẽ có sức thuyết phục hơn. Và có thể giá đắt hơn nhưng khách hàng vẫn lựa chọn sản phẩm của bạn.

Những tuyệt chiêu thuyết phục vừa giỏi vừa khéo

Khả năng thuyết phục có thể học được thông qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để thuần thục loại kỹ năng mềm hữu ích này.

1 Tạo dựng mối quan hệ – Kỹ năng thuyết phục cơ bản

Khi tạo dựng được mối quan hệ, việc khiến đối phương tin và dành thiện cảm sẽ dễ dàng hơn. Đây cũng là bước khởi đầu để giúp bạn có thể thuyết phục hiệu quả.

2 Tạo dựng lòng tin

Lòng tin khi thuyết phục người khác là điều rất cần thiết. Sẽ khó mà tin tưởng được bạn nếu như bạn có những hành động, cử chỉ đáng nghi ngờ.

3 Biết cách lựa chọn thời điểm

Một trong những yếu tố giúp thuyết phục người khác thành công chính là chọn thời điểm thích hợp. Bạn nên chọn thời điểm khi họ cởi mở, tâm trạng tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy tự tin, thoải mái nhất, kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Đây là điểm quan trọng của kỹ năng thuyết phục nhưng không phải ai cũng để tâm.

Ví dụ: Bạn thuyết phục người khác khi họ đang nóng giận, stress thì mọi chuyện sẽ dễ “sôi hỏng bỏng không”. Bởi họ đâu còn tâm trí gì cho những chuyện bạn đang nói. Điều bạn cần làm lúc này là giúp họ giải tỏa tâm lý và chờ dịp thích hợp hơn.

4 Chọn cách nói chuyện phù hợp

Mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau và mẫu người khác nhau. Do vậy, không phải với ai bạn cũng có thể ốp cùng một khuôn. Bạn cần đa dạng hơn. Có những người thích nói năng lịch sự, có những người lại thích cách nói chuyện thẳng thắn. Do đó, bạn nên dành thời gian nghiên cứu thật kỹ.

5 Tìm điểm tương đồng

Khi thuyết phục người khác, việc tìm điểm tương đồng sẽ tăng cơ hội thành công lên gấp nhiều lần. Mỗi người đều có quan điểm riêng và sẽ bảo vệ quan điểm đó. Do vậy, tìm được điểm tương đồng cũng là tìm tiếng nói chung để dễ hợp nhất.

6 Không nói suông mà cần có dẫn chứng, lập luận

“Nói có sách, mách có chứng”. Việc này sẽ giúp chứng tỏ lời nói của bạn có trọng lượng thế nào.

Bạn nên có dẫn chứng, lập luận kèm theo cho quan điểm của mình. Như vậy, đối phương mới dễ dàng “ngả” theo bạn. Sẽ chẳng khó gì để thuyết phục khi những gì bạn nói logic, hợp tình hợp lý phải không nào?

7 Kỹ năng thuyết phục tốt cần trình bày mạch lạc, rõ ràng

Khi thuyết phục đối phương, bạn cần trình bày gãy gọn, rõ ý. Bạn nên nói có trọng tâm, tránh nói cụt ý quá hoặc rườm rà, hoa mỹ khó hiểu. Việc nói dài dòng, lan man còn khiến đối phương khó nắm bắt nội dung và khó tin tưởng bạn.

Những người thuyết phục tốt thường rất tự tin khi trình bày, nói mạch lạc từ đầu đến cuối. Bởi vậy, người nghe khó có thể tìm ra sơ hở và thường dễ tin vào những gì họ nói.

8 Tôn trọng đối phương, không áp đặt, ra lệnh

Thuyết phục là cả một nghệ thuật. Nếu luôn chỉ trích, áp đặt và ra lệnh thì bạn sẽ khó mà thuyết phục được người khác. Tôn trọng ý kiến của đối phương, nói sao cho thật thông minh, khéo léo để họ nghe theo mình mới là đỉnh cao.

Ví dụ: Nếu muốn ai đó tham gia vào dự án, thay vì nói dự án quan trọng với mình ra sao. Bạn hãy đưa ra lý do tại sao nên tham gia và họ sẽ học hỏi được những gì. Bạn nên nói: “Không mấy khi có cơ hội tốt để cậu luyện kỹ năng và tạo đà thăng tiến”,…

Để tạo dựng được lòng tin, ngoài học vấn, nghề nghiệp, bạn cần chú ý tới  cách ăn mặc, ngoại hình. Chẳng hạn, người ăn mặc lịch sử, tóc tai gọn gàng, phong cách chỉn chu, chín chắn sẽ dễ được tin tưởng hơn. Những người xăm trổ đầy mình, thái độ sẽ khó được tin tưởng. Tùy vào tình huống mà bạn lựa chọn cách gây thiện cảm, tạo lòng tin.

9 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Nếu để ý bạn sẽ thấy, những nhà diễn thuyết, hùng biện thường kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể để chinh phục người nghe. Loại ngôn ngữ này có sức mạnh ngầm khá lớn. Hãy phối hợp chân tay, sử dụng ánh mắt, nụ cười để giao tiếp.

Anh chị em muốn thử sức với nghề Môi giới Bất động sản…

Đăng ký ứng tuyển online trực tiếp tại Form dưới đây:


𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: http://nhansubatdongsandaitin.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/BatdongsanDaitinhn

Chúc bạn thành công!

Free Download WordPress Themes

Download Best WordPress Themes Free Download

Download Nulled WordPress Themes

Download Best WordPress Themes Free Download

download micromax firmware

Download WordPress Themes Free

download udemy paid course for free

1

Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)

Ví dụ về kỹ năng thuyết phục trong đàm phán

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là một kỹ năng mềm quan trọng trong công việc của bất kì ngành nghề nào, đặc biệt là với ngành kinh doanh. Kỹ năng này không thể thiếu trong các cuộc giao dịch, đàm phán để có được kết quả tốt nhất mà hai bên cùng đưa ra quyết định hợp tác và đạt được lợi ích. Vậy kỹ năng đàm và phán thuyết phục là gì? Làm sao để đàm phán thuyết phục có hiệu quả? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé!

Ví dụ về kỹ năng thuyết phục trong đàm phán

1. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì?

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục là sự kết hợp của hai kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Đây là hai yếu tố luôn đi kèm, bổ trợ cho nhau nên đòi hỏi sự linh hoạt của mỗi người để vận dụng tốt kỹ năng này vào thực tế. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ phân tích khái niệm của mỗi kỹ năng.

Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết. Đàm phán được thực hiện khi và chỉ khi cần sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên

Thuyết phục là sử dụng kiến thức, dẫn chứng, lý luận… thông qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể nhằm làm thay đổi suy nghĩ và hành động của đối phương. Từ đó làm cho người đối diện tin và thực hiện hành động theo mong muốn của chúng ta.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì?

  • Thành công trong các cuộc thương lượng: kỹ năng này một yếu tố quyết định trong các cuộc thương lượng, để có thể lấy được lòng tin, sự tín nhiệm của đối tác, đưa ra được tại sao những luận điểm của mình nghe hợp lý và có tính thực thi. Như vậy có thể thuyết phục được người khác một cách ổn thỏa nhất.
  • Giải quyết vấn đề được đặt ra: trong những cuộc đàm phán có tính chất phi lợi nhuận như đàm phán hòa bình, đối thoại trong chiến tranh, hay đơn giản chỉ là thuyết phục một người nào đó xung quanh bạn. Cũng cần sử dụng kỹ năng này để có thể đưa ra được những thỏa thuận được sự đồng ý của cả hai bên. Tạo ra được không khí vui vẻ, hòa hoãn nhưng vẫn giải quyết ổn thỏa vấn đề.
  • Tạo ra lợi ích kinh tế cho cá nhân, tổ chức: đối với các cuộc thương lượng kinh tế thì nếu như bạn có thể thuyết phục, tạo dựng được sự hợp tác đối với khách hàng cũng như là đối tác thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế. Tùy thuộc vào kỹ năng của bạn tốt đến đâu để có thể dành được các thương vụ có lợi nhuận cao cho công ty, doanh nghiệp.
  • Dự báo tương lai của bạn: chẳng có bất kì một vị lãnh đạo nào mà công cần sử dụng đến kỹ năng đàm phán, thương lượng. Hầu hết các quản lý, chuyên gia nhân sự trong bất kỳ lĩnh nào cũng công nhận rằng kỹ năng đàm phán thuyết phục để tìm ra giải pháp hữu ích là một yếu tố dự báo tương lai của bạn.

3. Cách rèn luyện kỹ năng đàm phán và thuyết phục

  • Biết rõ giá trị của bản thân: cần biết rõ được giá trị của bản thân mình trong môi trường làm việc cũng như vị trí của mình khi ở trong một cuộc thương lượng. Khi bạn tự tin vào kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân thì sẽ tạo ra sức mạnh để đạt được lợi ích tốt nhất.
  • Học ngôn ngữ cơ thể: bạn đã có khả năng diễn đạt tốt và tự tin nhưng nếu như có thể kiểm soát được ngôn ngữ cơ thể thì sẽ càng gây được thiện cảm, lòng tin với người đối diện. Trong giao tiếp khi bạn tạo được sự kết nối với người đối diện bằng eye contact (giao tiếp bằng mắt) hay các cử chỉ, hành động nhỏ cũng sẽ gây thu hút với người đối diện. Bạn cũng có thể quan sát đối tác của mình và phán đoán xem họ đang thoải mái hay có thái độ căng thẳng như nhíu mày, khoanh tay từ đó khéo léo dẫn dắt câu chuyện để đi đến kết quả tốt nhất.
  • Luôn có sự chuẩn bị và luyện tập: chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc đàm phán là cách rèn luyện tốt nhất. Bạn cần dành nhiều thời gian cũng như công sức để nghiên cứu chủ đề, tìm ra rõ những điểm mạnh điểm yếu để có thể có những lập luận, phản ứng tốt nhất trong khi đàm phán. Hạn chế những tình huống bất ngờ có thể xảy ra mới đạt được kết quả tốt. Càng tham gia vào nhiều cuộc đàm phán bạn sẽ càng được rèn luyện thực tế để phát triển kỹ năng trở nên nhạy bén.
  • Học cách lắng nghe: bạn cần tập chung lắng nghe những ý kiến trong cuộc đàm phán để có thể bám sát ý của đối phương cũng như tạo bầu không khí bớt căng thẳng. Bởi nếu đôi bên cùng không có người chịu lắng sẽ sẽ đẩy cuộc đàm phán vào tình thế căng thẳng. Bạn cần hiểu rõ rằng để có được một cuộc đàm phán thành công thì đôi bên đều phải cảm thấy hài lòng.
  • Không sợ mắc lỗi: ai cũng sẽ mắc phải những lỗi sai nên bạn không nên quá căng thẳng khi mình bị mắc lỗi. Hãy cho bản thân cơ hội làm và nếu mắc lỗi thì cần rút ra được kinh nghiêm để hoàn thành nó tốt hơn vào những lần sau. Đừng vì sợ sai mà tự giới hạn khả năng bản thân, cứ quyết tâm dám làm dám chịu.

 Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé! 

Ngọc Ánh

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?

Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?

Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?

Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?

Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?