Việt đoạn văn ngắn về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong trường học hiện nay

Viết đoạn văn ngắn về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong trường học hiện nay

Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay, Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh

Sau đây là bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay, đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Hiện nay tại một số trường học có hiện trạng học sinh không chịu hát quốc ca tại buổi lễ chào cờ. Dưới đây là một số bài văn mẫu nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh

Bài văn mẫu số 1

Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.

Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.

Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.

Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.

Hầu hết học sinh hát sai nhịp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.

Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.

Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập duyệt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.

Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điều kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.

Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.

Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.

Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.

Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.

Bài văn mẫu số 2

Bài hát “Tiến quân ca” của Nhạc sỹ Văn Cao, do đích thân Bác Hồ chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài ca ấy, gần 80 năm qua đã cất lên trên chiến trường, trong những ngày mừng chiến thắng, trong mỗi buổi lễ chào cờ ở làng quê, khu phố lớp học. Khi đọc các tác phẩm chúng ta đã từng xúc động khi thấy các chiến sỹ cộng sản chào cờ và hát quốc ca trong tù. Mỗi lần xem các trận thi đấu thể thao, ta chứng kiến vận động viên trào nước mắt hát quốc ca khiến lòng ta cũng rưng rưng.. . Ngày 29-3 -2014 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1525/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo và tổ chức sinh hoạt tập thể có hát Quốc ca. Đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác, trong các lễ chào cờ, tất cả giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca. Đó là một quyết định đúng đắn.

Chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh. Cũng bởi vì trường học là nơi đào tạo, giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề đào tạo, giáo dục không chỉ là kiến thức, trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Nói cách khác, đây là là nơi không chỉ giáo dục ra những người làm công ăn lương mà là những chủ nhân của đất nước. Họ phải biết tự hào về tổ quốc và bài hát quốc ca được hát từ chính trái tim họ sẽ hun đúc thêm lòng yêu nước cho chính họ.

Nhưng hiện nay, ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, thay vì hát người ta mở nhạc hay băng ghi âm lời bài Quốc ca và mở to. Và trong các nhà trường, ngày càng có nhiều học sinh không thuộc và không hát Quốc ca. Cùng với lá quốc kỳ còn có quốc hiệu (tên nước) và quốc ca là 3 nội dung mà một công dân yêu nước không thể không nhớ, không thuộc. Bởi đó là niềm tự hào riêng, là những khái niệm mà nhờ đó ta có thể tự hào chính ta là người Việt Nam

Để việc hát Quốc ca không phải là một việc làm bắt buộc, một thứ nghi thức hình thức, thiết nghĩ các cấp chính quyền, các trường học cần tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ, hát Quốc ca để mọi người hiểu, thuộc và hát Quốc ca bằng cả trái tim mình. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người hãy ý thức rằng, mỗi lần hát quốc ca chính là một lần mình tự giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, cho chính bản thân mình. Bởi một điều giản đơn, ta là người Việt Nam.

Đề bài: Ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay

Bài văn mẫu số 1

Quốc ca là giai điệu riêng của dân tộc, một bản quốc ca thường rất thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Việt hát quốc ca là một trong những việc làm quen thuộc của công dân mỗi quốc gia trên thế giới. Thế nhưng ở Việt Nam, tình trạng hát quốc ca hiện nay lại vô cùng uể oải, rệu rã và nảy sinh rất nhiều vấn đề đặc biệt là đối với các bạn học sinh.

Thông thường, tại Việt Nam, quốc ca là ca khúc được cất lên trong bất kì dịp lễ đặc biệt của mỗi đơn vị nào trong đất nước. Tại các trường học, ngoài các ngày lễ kỉ niệm thì quốc ca còn được phát vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần trong giờ chào cờ. Trước mỗi khi chào cờ, toàn thể học sinh và giáo viên sẽ đứng lên làm nghi thức và hát vang quốc ca. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa, vừa giáo dục các bạn học sinh ghi nhớ và biết ơn công lao của những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống đem lại nền hòa bình cho chúng ta ngày hôm nay, đồng thời tái hiện và tưởng nhớ lại một giai đoạn hào hùng, bi tráng, oanh liệt của thời đại, của quốc gia dân tộc. Mặt khác, việc hát quốc ca cũng sẽ giúp cho các bạn học sinh có ý thức về niềm tự hào dân tộc của mình, bồi đắp tình cảm, gieo vào lòng các bạn tình yêu đối với quê hương Tổ quốc, với nòi giống với đồng bào. Bài quốc ca thiêng liêng được tất cả mọi người đồng lòng hát vang sẽ thể hiện tinh thần đoàn kết, sự gắn bó keo sơn cùng quyết tâm giữ gìn nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Thế nhưng, tình trạng hát quốc ca hiện nay của các bạn lại tồn tại rất nhiều bất cập.

Học sinh hiện nay khi nhạc quốc ca vang lên đa phần là không hát, các bạn cảm thấy việc hát quốc ca là rườm rà, thủ tục; tâm lí ngại hát, ngại cất lời khiến cho các bạn chẳng buồn máy môi khi có nhạc quốc ca. Có nhiều bạn nhìn thì thấy có hát đấy, nhưng thực ra các bạn lại đang hát nhép, hoặc thậm chí chỉ cử động khuôn miệng mà không hề phát ra tiếng. Sợ bị thầy cô phạt không hát, sợ mình lạc loài giữa đám đông nên cũng cố mấp máy miệng để giả vờ hát. Thế rồi có một số bạn dù trong lòng cũng muốn hát nhưng lại thấy những người xung quanh mình chẳng ai hát cả, vậy là có một mình hát to thì cũng ngại, rồi người khác sẽ lắng nghe tiếng hát không hay ho lắm của mình nên thôi đành phải im lặng. Chính lí do đó đã khiến cho rất nhiều bạn dù muốn hát, có khả năng hát to quốc ca cũng đành lặng im hát lí nhí, hát nhép. Tâm lí hiệu ứng đám đông đã khiến bài quốc ca không còn vang lên đầy hào hùng trên sân trường mỗi giờ tập trung nữa. Tệ hại hơn, một số thành phần cá biệt còn sáng tạo cả lời bài hát, chế lời cho bài quốc ca và lan truyền, rao giảng nó. Một bản quốc ca đầy ý nghĩa giờ đây biến thành một trò hề mua vui của các bạn học sinh.

Ý thức hát quốc ca của các bạn học sinh vô cùng kém, dần dần bản quốc ca trở nên vô nghĩa, không còn quen thuộc đối với các bạn, nhiều người thậm chí còn không thuộc lời bài hát, không biết bài quốc ca là gì. Nhìn sang các nước bạn, trước mỗi trận bóng, trong mỗi giờ tập trung, những khi nghỉ giải lao, chỉ cần nhạc điệu bài quốc ca vang lên là họ sẽ đồng thanh, chuyên chú hát thật to giai điệu của dân tộc mình. Những lúc như vậy ta lại càng thêm cảm thấy khâm phục tinh thần dân tộc của họ.

Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được tầm quan trọng của bài quốc ca đối với linh hồn dân tộc, đối với mỗi người. Do đó, dù ở đâu, ngay cả khi mọi người xung quanh không hát, hát nhép em cũng sẽ tự hào và tự tin hát thật to bài hát quốc ca. Được cất lên từng lời trong giai điệu chung của toàn dân tộc giúp em cảm thấy yêu thương, gắn bó hơn đối với đồng bào mình, với Tổ quốc mình và cảm nhận sâu sắc được niềm tự hào dân tộc trong tim.

Bài văn mẫu số 2

Quốc ca là bài hát chính thức của quốc gia được dùng khi có nghỉ lễ trọng thể. Ở Việt Nam, Quốc ca là nhạc và lời bài hát “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao biên soạn. Ngày nay, hát quốc ca đã trở thành một hành động mang ý nghĩa linh thiêng. Hơn hết, để phát huy giá trị của nó, nhà trường đã truyền đạt đến các em học sinh. Cho các em hát vào những ngày Chào cờ hay dịp đặc biệt.

Thực tế hiện nay cho thấy, thực trạng hát quốc ca của học sinh đang có những xáo trộn đáng kể. Ta có thể dễ dàng bắt gặp ở những buổi chào cờ, khi cô giáo hô hiệu lệnh “Quốc ca” thì các bạn học sinh đồng loạt hát vang bài “Tiến quân ca”. Nhưng, một điều đặc biệt đã xảy ra là, trong quá trình thể hiện, có những bạn học sinh xô đẩy nhau thậm chí là cãi nhau ngay giữa sân trường. Chưa dừng lại ở đó, có những bạn còn nói chuyện riêng hay đứng không nghiêm trang. Thật là đáng xấu hổ. Trong khi học sinh là những mầm mống tương lai, là rường cột của đất nước nhưng lại có những biểu hiện vô văn hóa như thế, liệu các bạn đã làm tròn trách nhiệm cao cả mà đất nước đang giao phó? Tuy nhiên, cạnh bên đó vẫn có những bạn học sinh có ý thức tốt, thể hiện bài hát “Tiến quân ca” bằng cả trái tim của mình.

Việt đoạn văn ngắn về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong trường học hiện nay

Bài văn mẫu số 3

Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.

Bài văn mẫu số 4

Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Học sinh thực hiện tốt, các học sinh đều thuộc và hát quốc ca một cách say mê và đầy lòng tự hào.Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh không thuộc quốc ca, không cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của việc hát quốc ca nên thường hát một cách gượng ép, chiếu lệ. Nhà trường và thầy cô giáo không nhắc nhở, giáo dục học sinh về ý nghĩa và sự cần thiết phải thuộc và hát quốc ca khi cần thiết. Thực trạng đó rất đáng buồn và đáng báo động.Hậu quả là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.

Việt đoạn văn ngắn về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong trường học hiện nay