Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ, lễ khai giảng năm học mới của học sinh cả nước vừa diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp.

Hình ảnh thầy cô và các em học sinh vùng lũ, vùng khó khăn khắc phục thiếu thốn để đến trường còn đọng lại trong tâm trí mỗi người thật nhiều xúc cảm.

Thầy cô không chỉ là người truyền kiến thức mà con là người truyền cảm hứng, là người luôn cống hiến và hi sinh cho thế hệ trẻ.

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7
Ngày 7/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2018. (Ảnh: Linh Hương)

"Thầy cô của chúng ta luôn là tổng hòa những ấm áp, dịu dàng và cả những khắt khe, nghiêm khắc để chúng ta trưởng thành.

Hãy cùng lắng lại, cảm nhận và dành những tình cảm tốt đẹp nhất về những người đã dìu dắt chúng ta nên người.

Hãy sẻ chia những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô của mình, thầy cô của con em mình và lan tỏa thêm những yêu thương, kính trọng về những tấm gương nhà giáo, lan tỏa những sắc hương và ý nghĩa cho xã hội", Thứ trưởng Nghĩa nói.

Ban tổ chức cuộc thi mong muốn, các bài viết phản ánh tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với các thầy, cô giáo và mái trường mến yêu, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo và mái trường.

Tác phẩm dự thi tập trung vào một hoặc một số nội dung: - Những ấn tượng sâu sắc về thầy/cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy/cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả. - Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy/cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy/cô giáo đối với học sinh, đối với nghề. - Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.

Thể loại và hình thức trình bày của các tác phẩm dự thi:

- Các tác phẩm dự thi phải viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có). - Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Time NewRoman. - Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi để Ban tổ chức làm phách khi chấm. - Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do Bộ, Ngành trung ương tổ chức tính đến ngày gửi đến Ban Tổ chức (theo dấu bưu điện). Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình.

Cơ cấu giải thưởng:

Có 21 giải cá nhân và 02 giải tập thể sẽ được chọn và trao cho các tác phẩm dự thi xuất sắc, trong đó: - 02 giải thưởng sẽ được trao cho các tập thể có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt, bao gồm: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp; 5.000.000đ tiền thưởng và 01 khóa tập huấn cho giáo viên (với nội dung “Nghệ thuật tạo cảm hứng tích cực cho học sinh” hoặc “Nâng cao kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh”). - 21 giải thưởng chính thức sẽ được trao cho các cá nhân, bao gồm: + 01 giải Nhất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 10.000.000đ tiền thưởng; + 02 giải Nhì: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 7.000.000đ tiền thưởng; + 03 giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 5.000.000đ tiền thưởng; + 15 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000đ tiền thưởng. Lễ tổng kết và trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào dịp cuối năm 2018. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 25/11/2018 (các tác giả gửi qua đường bưu điện, Ban tổ chức sẽ căn cứ vào dấu bưu điện nơi gửi).

Địa chỉ nhận bài dự thi:

- Đối với tác phẩm gửi bằng bản cứng, qua đường bưu điện: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tòa nhà 8C, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ Bài dự thi cuộc thi viết “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu” năm 2018.

- Đối với tác phẩm gửi bằng bản điện tử: , tiêu đề thư ghi rõ Bài dự thi cuộc thi viết năm 2018.

PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: Lò Thị Quý

Ngày tháng năm sinh: 16/5/1986

Quê quán: xã: Mường So – huyện: Phong Thổ - tỉnh: Lai Châu

Địa chỉ công tác: Trường Tiểu học Số 1 Na Sang – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ liên lạc: Trường Tiểu học Số 1 Na Sang – xã: Na Sang – huyện: Mường Chà – tỉnh: Điện Biên.

Điện thoại: 0967978168   Email:

  1. Thông tin về thầy cô giáo, cơ sở giáo dục bài dự thi:

Họ và tên: Trần Thị Vinh

Ngày tháng năm sinh:   20/12/1966

Địa chỉ công tác: Trường Tiểu học Số 1 Na Sang – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên.

     Địa chỉ liên lạc: Trường Tiểu học Số 1 Na Sang – xã: Na Sang – huyện:      Mường Chà – tỉnh: Điện Biên.

Điện thoại: 0396220389  Email:

PHẦN II. TÁC PHẨM DỰ THI

  Tên tác phẩm:  Mẹ của tôi - Cô giáo vùng cao!

                                                         NỘI DUNG

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng cô sao chợt thấp
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Mai cô về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào cô gửi lại ngày sau?


           Mái trường - ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhất là với lớp lớp tuổi học trò,  ký ức tuổi thanh       xuân, kỷ niệm đẹp đẽ và trang hoàng nhất. Ở đó, thầy cô là cha, là mẹ; bạn bè là anh em gắn bó mật thiết với nhau và cùng tạo nên những kỷ niệm khó phai mờ. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường chắc chắn ai cũng có ấn tượng với một thầy, một cô giáo nào đó – những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời, nâng đỡ ta đứng dậy từ những nơi tối tăm, họ truyền dạy không chỉ kiến thức mà còn là cách sống, đạo lí làm người.

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

Tôi cũng vậy, bản thân tôi không còn là học sinh, tôi cũng là một giáo viên đã ra trường mười hai năm, đã cùng công tác với rất nhiều thầy cô giáo, đồng chí, đồng nghiệp của ba trường tôi đã từng công tác cho đến khi tôi chuyển về trường Tiểu học Số 1 Na Sang. Suốt hơn một chặng đường đã đi qua, cô Trần Thị Vinh – người mẹ thứ hai đã và đang chắp cánh cho lớp trẻ chúng tôi trên bước đường đời chỉ vỏn vẹn năm năm công tác cùng cô và với cô, tôi luôn coi mình cũng là một đứa học sinh, một giáo viên trước đám học trò nhưng với cô, tôi chưa bao giờ thấy mình lớn cả. Thời gian thật vội vã trôi nhanh như thoi đưa đúng không cô? Không dài, nhưng cũng không quá ngắn, khoảng thời gian đủ để chúng ta gắn kết, yêu thương...Mới ngày nào em được phòng giáo dục điều động về trường và trở thành thành viên của trường Tiểu học Số 1 Na Sang, ngày đó cô vẫn còn giữ chức vụ hiệu trưởng nhà trường,  vậy mà đến hôm nay, cô đã sắp về hưu. Ngồi viết lời tri ân với cô lòng em dâng trào cảm xúc. Em còn nhớ ngày em đi nhận quyết định điều động về trường. Cái cảm giác lo lắng, hồi hộp với bao suy nghĩ khi đến nhận công tác, khi bắt đầu hòa nhập với môi trường làm việc mới và những người đồng nghiệp mới với bao suy nghĩ thì em nhận được cuộc gọi của cô. “ Quý à! Cô Vinh đây!”Chỉ cần nghe bằng đấy thôi tôi đã cảm nhận cái cảm giác vừa hạnh phúc, vừa cảm động vừa gần gũi thân thương. Sự yêu thương của cô đã tạo cho em động lực và xua tan sự lo lắng ngay tức khắc, sự  chào đón của cô, sự cởi mở của các anh chị em đồng nghiệp, của gia đình Na Sang 1 ngay ngày đầu tiên bước vào trường có lẽ tôi không bao giờ quên. Họ hòa đồng thân thiện đến kỳ lạ, họ không coi chúng tôi là những giáo viên mới đến, họ tạo cho chúng tôi cái cảm giác mà chúng tôi đã sinh hoạt ở đó từ lúc nào. Và giờ đây chúng ta đã là một gia đình thật gắn bó dựng nên một ngôi nhà lớn Tiểu học số 1 Na Sang. Và tôi nghĩ, nếu một lãnh đạo không hiểu được tâm lý của nhân viên, không gần gũi và thân thiện với nhân viên thì tập thế chúng tối sẽ không được đoàn kết và quý trọng nhau nhiều như vậy. Chúng tôi, lớp giáo viên trẻ thực sự thấy mình thật may mắn khi được công tác và giảng dạy cùng  với cô, có được một lãnh đạo tận tình và chu toàn với không chỉ cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường mà cô còn là một người cha, một người mẹ của các em học sinh trong trường.

      Thời gian trôi nhanh, cô đã gần đến tuổi nghỉ ngơi nên cô không đủ thời gian bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng, cô vui vẻ nhận vị trí việc làm mới đó là giáo viên tiểu học giảng dạy tại trường tiếp tục những bài giảng hay cho các em. luôn được nhà trường và cán bộ công nhân viên trong trường tín nhiệm và bầu làm chủ tịch Công Đoàn nhà trường, cô thật sự xứng đáng là một công đoàn viên đi đầu để chúng tôi, những thế hệ trẻ trân trọng và noi theo.

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

Cô giáo: Trần Thị Vinh – chủ tịch Công Đoàn lên tặng quà lưu niệm giáo viên về hưu

và chuyển công tác.

Mặc dù cô đã lớn tuổi nhưng sau khi hết giờ làm cô lại cùng với chúng tôi chăm lo cho các em học sinh bán trú tại trung tâm, cô thật sự hòa mình vào những đám trẻ để hướng dẫn các em cách sinh hoạt cá nhân, cách tắm giặt, và bản thân cô cũng không ngại khó khăn mà tắm cho từng em, những cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm của cô  đối với từng học sinh mà chúng tôi còn không thể không cảm động huống chi là các em.

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

 Cô giáo: Trần Thị Vinh tắm cho các em học sinh bán trú

         Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Riêng cô cũng không phải ngoại lệ, nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo các em không thể rời khỏi lời giảng dạy của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút “cái tôi” cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi.

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

                          Cô giáo: Trần Thị Vinh hăng say giảng bài.

         Cô ơi! Em biết học sinh bán trú của trường ta đi vào nền nếp, các em ngoan, biết tự chăm sóc tốt cho bản thân mình hơn và tự tin hơn chính là công lao to lớn của cô. Bởi em biết cô coi trường  là gia đình thứ hai của mình. Cô là người mẹ tần tảo, dãi nắng dầm mưa còn chúng em, những thầy cô giáo trẻ và các em học sinh là đàn con thơ dại, hiếu động được cô nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Cô không ngại khó, không ngại khổ mà ngày ngày, tháng tháng luôn ở bên chúng em, những thầy cô giáo xa quê hương, chăm chút, nhào nặn các em từ những bước đi, dáng đứng, cho đến lời nói, cách ăn mặc...

Trong cảm nhận của riêng em, cô là người rất khác. Cô khác rất nhiều so với các thầy cô giáo khác ở trong trường. Vì lý do mỗi ngày lên lớp cô không ăn mặc cầu kì, cũng không tô son, điểm phấn nhưng em vẫn thấy cô đẹp, vẫn tươi vui. Cô đẹp với một vẻ giản dị mà thanh cao của người phụ nữ Việt Nam.

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

Bài dự thi cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 lớp 7

       Hơn năm năm qua được làm nhân viên của cô, được cô luôn quan tâm giúp đỡ là một may mắn đối với em nói riêng và các thầy cô giáo trẻ trong trường  nói chung bởi cô không chỉ là một hiệu trưởng, một chủ tịch Công Đoàn mà cô còn là một người mẹ, dạy cho chúng em cách làm người, cách nhìn nhận cuộc sống. Cô luôn hướng chúng em đến những điều hay lẽ phải. Cô nói: “Muốn có một tập thể vững chắc thì phải biết đoàn kết, biết yêu thương đùm bọc, chia sẻ cho nhau khi người khác khó khăn, hoạn nạn…” Những điều cô dạy khiến em không chỉ lớn về thể xác mà còn phong phú về tâm hồn. Và những điều cô đã dạy đó em sẽ mãi khắc ghi, đồng thời coi đó là hành trang để em vững bước trong cuộc sống ngay cả khi cô đã về hưu, về với gia đình của mình, ngay cả khi cô không còn công tác cùng với gia đình Na Sang.

         Cảm ơn cô đã tận tụy hết mình vì chúng em. Cảm ơn cô đã cho chúng em những khoảng thời gian thật tuyệt vời. Cảm ơn cô vì đã là người mẹ thứ hai của chúng em, là người gieo trong chúng em những ước mơ hoài bão bởi “một cây lớn khởi đầu từ cái mầm nhỏ, cuộc đời mỗi con người không có thầy cô thì không thể trưởng thành”.

           Cô ơi! Khi em ngồi viết những lời tri ân này với cô cũng là lúc Kỷ niệm 63 năm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo (20/11/1958 –20/11/2021) đang đến gần. Vậy nhân kỷ niệm 39 ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982- 20/11/2021)  năm nay em xin được gửi đến cô những lời tri ân tốt đẹp, thân thương nhất. Em kính chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bên chúng em. Chúc cô mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chúng em cũng luôn hi vọng rằng, hình ảnh về cô giáo cả cuộc đời hi sinh cho học sinh sẽ sáng mãi và lan tỏa tới nhiều thế hệ các thầy cô giáo trẻ, góp phần nhỏ vào việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Qua lời tri ân này em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt chúng em nên người; cảm ơn cô đã đem đến cho chúng em những hồi ức đẹp nhất của một giáo viên chưa bao giờ lớn.