Các bài nghiên cứu về trắc nghiệm chuẩn hóa

7. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN “TIẾNG ANH 1” CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

05:35 11/12/2020

Tóm tắt: Việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngày càng được áp dụng rộng rãi do tính ưu việt của nó. Bài viết dựa trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lí luận của các công trình nghiên cứu về sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập của người học và thực tiễn để đề xuất việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Từ đó, các đơn vị giảng dạy có thể căn cứ vào quy trình, cách thức xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của môn học để xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan. Từ khóa: Trắc nghiệm khách quan, kiểm tra, đánh giá, sinh viên, Học viện Cảnh sát nhân dân

Các bài nghiên cứu về trắc nghiệm chuẩn hóa

55. Xây dựng hệ thống E-learning kiểm tra, đánh giá học phần theo hình thức trắc nghiệm tại Trường Đại học Hồng Đức

00:29 10/07/2017

Tóm tắt: Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như mạng máy tính và mạng Internet đã hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá các học phần theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính. Học sinh, sinh viên làm bài kiểm tra trên máy vi tính tại phòng học có sự giám sát của giảng viên hoặc ôn tập tự kiểm tra, đánh giá các học phần tại bất kì địa điểm nào và bất kì thời gian nào. Bài viết đưa ra các bước xây dựng hệ thống E-learning phục vụ việc kiểm tra, đánh giá các học phần theo hình thức trắc nghiệm khách quan tại Trường Đại học Hồng Đức. Từ khóa: E-learning, tự đánh giá, trắc nghiệm khách quan.

Các bài nghiên cứu về trắc nghiệm chuẩn hóa

39. THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHƯƠNG “GIỚI HẠN” [ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11] CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

03:58 14/03/2017

Thực hiện có hiệu quả và đạt được độ tin cậy cao của thử nghiệm và đánh giá kết quả học tập môn Toán góp phần vào phương pháp giảng dạy sáng tạo. Dựa trên kiến thức toán học trung học và dạy lý thuyết. Chúng tôi đã thiết kế đánh giá kết quả học tập công cụ toán học lớp 11 cho học sinh dựa trên các tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng. Thông qua sự cần thiết để đạt được kiến thức trong giới hạn của thiết kế giáo trình, khi thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm và bài luận, giáo viên nên thiết kế các câu hỏi trong bài thi, bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua nhận thức và hiểu biết của họ. Sự kết hợp của các bài luận và câu hỏi trắc nghiệm để thử nghiệm và đánh giá nói chung và toán học lớp 11 nói riêng đã đạt được độ tin cậy cao; Tuy nhiên, nó đã không được áp dụng cho kỳ thi quan trọng nhất. Đây là hậu quả là một vấn đề đáng báo động của hệ thống giáo dục.

22. Mối quan hệ giữa năng lực lập kế hoạch theo trắc nghiệm DN-CAS và năng lực nhận thức theo trắc nghiệm WISC-IV ở trẻ khuyết tật

21:56 20/07/2017

Mặc dù hệ thống đánh giá nhận thức DN-CAS bản Nhật đã được chuẩn hóa từ năm 2007 nhưng những nghiên cứu sử dụng bộ công cụ này để đánh giá đặc điểm năng lực nhận thức của học sinh còn ít.Bài báo trình bày về kết quả của nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực lập kế hoạch và năng lực nhận thức ở trẻ khuyết tật nhằm làm sáng tỏ đặc điểm năng lực trí tuệ, nhận thức ở các học sinh rối loạn phát triển đang học tại các phòng hỗ trợ đặc biệt tại trường hòa nhập, từ đó tìm hiểu, phân tích năng lực lập kế hoạch của các học sinh ở Nhật Bản.

Các bài nghiên cứu về trắc nghiệm chuẩn hóa

20. Trắc nghiệm tâm lí thần kinh đánh giá chức năng nhận thức cao cấp

21:43 20/07/2017

Bài báo làm rõ các đặc trưng của mỗi loại điều tra tra tâm lí thần kinh, bao gồm đánh giá tổng hợp chuyển đổi phát triển của mỗi tiêu chí đánh giá của TN Stroop và TMT, phân tích kết quả thống nhất của Rey-CFT và TMT ở các trường hợp khuyết tật phát triển, từ đó nhằm đưa ra các tham khảo cho hỗ trợ giáo dục đặc biệt.

Các bài nghiên cứu về trắc nghiệm chuẩn hóa

2. Đánh giá năng lực trí tuệ học sinh bằng trắc nghiệm

09:00 03/09/2016

Bài báo trình bày khái quát chung về các nghiên cứu về năng lực trí tuệ trên thế giới và Việt Nam; vấn đề trắc nghiệm trí tuệ ở Việt Nam; trắc nghiệm năng lực trí tuệ và vấn đề lựa chọn học sinh giỏi; một số khuyến nghị trong công tác giáo dục và tuyển sinh.

2.2.2.3. Điều tra bằng trắc nghiệm (Test): Làm ột công cụ đo lường đã được chuẩn hoá, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách

hoá, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách

hoàn chỉnh qua những câu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ (ký hiệu) hoặc

bằng những loại hành vi khác (như biểu hiện tâm lý...)

Trắc nghiệm là phương pháp đo lường khách quan những phản ứng của sự

vật được trắc nghiệm, biểu hiện tâm lý và mức độ nhận thức của người hoặc nhóm người trắc nghiệm.

Trắc nghiệm (test) không phải bây giờ mới có mà xưa kia các vua chúa, tướng lĩnh vẫn thường dùng để tuyển chọn nhân tài. Chẳng hạn theo sách Binh thư

giao việc quân cơ bí mật để thử lòng chung thuỷ sắt son với tổ quốc; giao việc phức

tạp cần giải quyết nhanh để thử trí thông minh; giao việc tiền tài để đo lòng tham lam của con người; giao gái đẹp để xem bản lĩnh trước sắc dục....Ngày nay phương pháp nay được cụ thể thành các bài tập, gọi là trắc nghiệm.

Việc sử dụng các loại Test đòi hỏi phải có chuyên môn sâu và chuyên gia về

tâm lý kết hợp với các chuyên gia khác có liên quan tới từng nghề nghiệp. Ngày nay test là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu vào nhiều mục đích khác nhau: tuyển dụng cán bộ, chọn nhân tài, chọn người đi học, chọn nhân viên bán hàng, chọn hoa hậu, dạy học, nghiên cứu khoa học...

Về mặt lịch sử test có từ thế kỷ XIX do Jim Keton (Mỹ) phát hiện. Ở Mỹ dùng đầu tiên, sau đó sang P háp và hiện nay sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Đặc trưng của Test:

+ Tính chuẩn hoá của việc trình bày và xử lý kết quả.

+ Tính không phụ thuộc của kết quả vào ảnh hưởng của tình huống trắc

nghiệm và nhân cách của người trắc nghiệm.

+ Tính đối chiếu của các tài liệu cá thể với các tài liệu chuẩn mực (tức là những tài liệu đã thu được cũng trong những điều kiện như thế ở một nhóm khá tiêu biểu).

Có nhiều loại test:

- Test đo lường tâm lý.

- Test khả lực và Test tốc định

- Test cá nhân và Test tập thể (nhóm).

Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.

- Test trí tuệ, hứng thú, tri thức và kỹ năng.

- Test năng lực chuyên môn, tính cách

- Test nghiên cứu những chức năng tâm lý riêng: chú ý, trí nhớ, tư duy....

Hiện nay có hàng nghìn loại Test khác nhau để xác định đủ các loại phẩm

chất tâm sinh lý của con người: tri thức, tài năng, đức độ, độ nhanh nhạy, trí thông minh, đời sống tình cảm, trí nhớ, chú ý... của con người - nhờ đó mà giúp tuyển

chọn con người khá chính xác cho mọi hoạt động, mọi lĩnh vực.

Test khi sử dụng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tính tin cậy: Khi dùng các hình thức khác nhau của cùng một Test hoặc

tiến hành cùng một Test nhiều lần trên cùng một đối tượng (cá nhân hay nhóm) đều thu được kết quả giống nhau.

+ Tính quy chuẩn: Test phải được thực hiện theo thủ tục tiêu chuẩn và phải

có những quy chuẩn, được căn cứ theo một nhóm chuẩn và nhóm này phải đông đảo

và mang tính chất giống với những người sau này đưa ra trắc nghiệm – nghĩa là phải đại diện cho một quần thể (dân số). Các quy chuẩn của nhóm là một hệ thống

các chuẩn cứ để kiến giải kết quả trắc nghiệm của bất kỳ một cá nhân nào.

Ưu và nhược điểm của Test:

+ Ưu điểm của Test: tính ngắn gọn, tính tiêu chuẩn, tính đơn giản về kỹ thuật

và thiết bị, sự biểu đạt kết quả dưới hình thức số lượng (lượng hoá cao). + Nhược điểm của Test:

- Tính không rõ ràng về bản chất tâm lý của cái được xác định bằng Test.

- Chỉ quan tâm tới kết quả thống kê mà ít chú ý đến quá trình diễn biến của

kết quả.

- Dễ bị đánh tráo đối tượng nghiên cứu.

- Không tính đến sự phát triển của năng lực nói riêng, của tâm lý nói chung.

- Không tính đến các nhân tố đa dạng có ảnh hưởng đến kết quả.

Test được coi là phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng chỉ đóng vai trò bổ trợ, cho phép thu được tài liệu định hướng có giá trị.

Trong giáo dục, để khảo sát, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên, mọi giáo viên bình thường có thể dùng test giáo dục – đó là loại trắc nghiệm khách quan dùng để khảo sát thành tích học tập của học sinh, sinh viên. Ngày nay, trắc

nghiệm được sử dụng như một phương tiện kiểm tra tối ưu các tri thức, kỹ năng, kỹ

xảo và là một phương pháp nghiên cứu khoa học.

Test có tác dụng tích cực như sau:

Nhanh chóng, tốn ít thời gian, đảm bảo tính khách quan trong đánh giá; khảo sát được một giới hạn rộng về nội dung của các môn học hoặc bài học; gây hứng thú

và kích thích tính tích cực học tập của sinh viên, học sinh.

Có thể sử dụng nhiều loại test trong giáo dục tuỳ theo cách đặt câu hỏi trắc

nghiệm khác nhau. Thông thường sử dụng 5 loại test sau:

Trắc nghiệm đúng, sai (có, không)

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (đa phương án)

Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi)

Trắc nghiệm điền thế (điền khuyết)

Trắc nghiệm hỏi đáp ngắn gọn (diễn giải)...

Mỗi loại test đều có ưu, nhược điểm riêng. Dùng test phải đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ; cần có những chuẩn hoá hình thức đơn giản. Tuỳ theo điều

kiện, hoàn cảnh và tình huống cụ thể mà lựa chọn, sử dụng và phối hợp tối ưu các test để đạt được hiệu quả của hoạt động.