Cách mạng công nghiệp đã làm có cầu xã hội thay đổi như thế nào

Mục lục

  • 1 Điều kiện ra đời
    • 1.1 Nguyên nhân
    • 1.2 Những phong trào tri thức tại Châu Âu
    • 1.3 Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16
    • 1.4 Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lý
    • 1.5 Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)
  • 2 Khởi đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 2.1 Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh
    • 2.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
    • 2.3 Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp
  • 3 Các cuộc cách mạng công nghiệp
    • 3.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 3.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 2
    • 3.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
    • 3.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
  • 4 Phát minh khoa học kỹ thuật
  • 5 Phát minh học thuyết chính trị
  • 6 Thành tựu văn học nghệ thuật
    • 6.1 Văn học
    • 6.2 Nghệ thuật
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Điều kiện ra đờiSửa đổi

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm quý giá và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị mới, các sản phẩm bằng thép,... Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các thương nhân châu Âu.[4] Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.

Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ), ngà voi,... đã tăng vọt.

Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.

Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.[4]

Những phong trào tri thức tại Châu ÂuSửa đổi

Những phong trào tri thức tại Châu Âu đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách mạng công nghiệp ở châu lục này.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16Sửa đổi

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý. Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.[5]

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.[5][6]

Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ[7]

Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ.[4] Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.[4]

Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người thiệt mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Những thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lýSửa đổi

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...[8]

Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc.[8] Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.[9][10]

Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.[11]

Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)Sửa đổi

Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775–1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789–1799),...

Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội ở nước Anh?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

- Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

- Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

- Đến thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

(Nguồn: trang 161 sgk Lịch Sử 10:)

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động lập pháp

19/05/2021

PGS.TS. TRƯƠNG HỒ HẢI

Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

TS. ĐẶNG VIẾT ĐẠT

Học viện Chính trị Khu vực IV.

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thức tư (the Fourth Industrial Revolution) đã và đang tác động đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội; trong đó, có những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng có những tác động tiêu cực cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Vì thế, Việt Nam cần phải chủ động, tích cực đổi mới hoạt động lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị nhà nước; trong đó, cần đổi mới tư duy lập pháp, phương thức lập pháp và tiếp tục hoàn thiện các nội dung pháp luật phù hợp với yêu cầu mới hiện nay.
Từ khoá: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hoạt động lập pháp.
Abstract: The Fourth Industrial Revolution has been providing impacts to every aspect of the social life; in which, there are positive effects to promote socio-economic developments, but also negative effects to hinder the sustainable development of the country. Therefore, Vietnam needs to proactively and actively reform its legislative activities to meet the requirements of state governance; in which, it is necessary to renew the legislative thoughts, the legislative method and continue to further improve the laws in accordance with the new conditions.
Keywords: the Fourth Industrial Revolution; legislative activities
1. Tư duy lập pháp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) bắt đầu vào đầu thế kỷ 21, trên nền tảng của CMCN 3.0, được hình thành trên sự cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (S.M.A.C), công nghệ nano (CNNN), sinh học, vật liệu mới, v.v.. với đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. CMCN 4.0 đã và đang tác động đến các khía cạnh của đời sống xã hội trên các phạm vi và mức độ khác nhau, trong đó tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia. Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội “thông minh”. Sự giao thoa và hội tụ các lĩnh vực công nghệ cao sẽ xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/công đoạn, quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp và chế tạo ra sản phẩm, từ đó sản xuất sẽ đạt trình độ rất cao, tối ưu hóa cao, làm cho lợi ích kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 sẽ phân cực lực lượng lao động, nguy cơ thất nghiệp gia tăng không chỉ của người nghèo và ở nước nghèo.
Cách mạng công nghiệp đã làm có cầu xã hội thay đổi như thế nào
Trước bối cảnh này, hoạt động lập pháp của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển cần phải có sự đổi mới, đặc biệt là đổi mới về tư duy pháp lý theo hướng thay đổi mạnh mẽ từ chỗ thụ động, “chạy theo” sự việc, hiện tượng xã hội và quan hệ xã hội sang chủ động, đón đầu và định hướng cho quan hệ xã hội.
Tốc độ toàn cầu hoá và phát triển khoa học và công nghệ như hiện nay đã làm cho nhiều khía cạnh của đời sống xã hội thay đổi theo “cấp số nhân” và không theo thứ tự tuần tự như trước mà có những bước nhảy vọt. Chính vì thế, để quản trị tốt quốc gia và quản lý phát triển xã hội trong thời đại hiện nay, hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện liên tục, nhanh chóng. Cho nên, việc đổi mới tư duy pháp lý và công nghệ lập pháp là điều bắt buộc để hệ thống pháp luật quốc gia đi trước, đón đầu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
2. Phương thức lập pháp trong bối CMCN 4.0
Trước sự tác động nhanh chóng, toàn diện, không theo tuần tự của CMCN 4.0, phương thức lập pháp cần phải có sự đổi mới, cụ thể là:
Thứ nhất, hoạt động lập pháp phải tập trung ban hành các quy phạm pháp luật có đủ khả năng kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Làn sóng toàn cầu hoá mạnh mẽ được “tiếp sức thêm” của cuộc CMCN 4.0 đã và đang đưa loài người bước vào kỷ nguyên số và ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo bị xoá mờ. Kết quả của quá trình này sẽ thúc đẩy thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng và gắn kết chặt chẽ hơn thành mạng lưới toàn cầu, bên cạnh những lợi ích đem lại từ quá trình này, thì đây cũng tiềm ẩn những rủi ro có tính chất liên hoàn theo “hiệu ứng domino” và loài người sẽ phải đối mặt với những rủi ro của trí tuệ nhân tạo và robot nếu không kiểm soát chặt chẽ và lạm dụng nó quá mức, vì theo Stephen Hawking và các cộng sự “Nếu như tác động ngắn hạn của trí tuệ nhân tạo phụ thuộc vào người kiểm soát, thì tác động lâu dài của nó phụ thuộc vào việc chúng ta có thể kiểm soát nó được hay không. Tất cả chúng ta cần tự hỏi mình có thể làm gì để nâng cao cơ hội gặt hái lợi ích và giảm thiểu rủi ro”[1].
Thực tế này đặt ra cho pháp luật mỗi quốc gia phải thực sự đáp ứng yêu cầu là công cụ, là “khuôn thước” tổ chức xã hội chứ không phải thực hiện duy nhất nhiệm vụ xử lý cái đã xảy ra trong thực tiễn. Pháp luật quốc gia là công cụ hữu hiệu để giải quyết hàng loạt vấn đề mới đặt ra cho quản trị quốc gia và quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0, đó là: (1) Bất bình đẳng xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0; (2) Bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0; (3) Mối quan hệ xã hội bị thay đổi trong bối cảnh CMCN 4.0, trong tương lại gần, các mối quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh không chỉ quan hệ giữa cá nhân con người với nhau, quan hệ giữa các nhân con người với pháp nhân mà còn có mối quan hệ giữa con người với người nhân tạo – robot sinh học.
Thứ hai, cần chú trọng đến việc đánh giá một cách hiệu quả, thực chất tác động các quy phạm pháp luật đối với xã hội trong các dự luật. Trong quá trình lập pháp, việc nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá toàn diện những tác động của các quy phạm pháp luật đối với các quan hệ xã hội, đối với từng nhóm chủ thể pháp luật sẽ bảo đảm tính khả thi của các quy định của dự án luật; đặc biệt trong điều kiện CMCN 4.0, các quan hệ xã hội luôn có chiều hướng thay đổi một cách nhanh chóng.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế và kế thừa, nội luật hoá các quy phạm pháp luật quốc tế. Xu thế toàn cầu và CMCN 4.0 đã tạo ra sự tương tác và giao lưu giữa các quốc gia với nhau, thế giời dường như “phẳng hơn” so với trước đây, điều đó làm cho mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế gần gũi hơn và thân thiện hơn. Chính điều đó đã và đang đặt ra đối với mỗi quốc gia trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thích ứng với CMCN 4.0.
3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong bối cảnh CMCN 4.0
CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi cả không gian và thời gian trong các quan hệ xã hội, điều này thể hiện ở chỗ: (1) Sự hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học; (2) Sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ làm các quan hệ xã hội thay đổi không theo tuần tự mà có những bước nhảy vượt bậc theo cấp số nhân; (3) Quan hệ giữa người với người máy (robot) và giữa người máy với người máy được hình thành và ngày một phổ biến v.v.. Những điều này đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao năng lực quản trị công và hoàn thiện pháp luật. Trong các lĩnh vực chịu sự tác động lớn của CMCN 4.0, lĩnh vực pháp luật chịu tác động rất lớn và phải đối mặt với những thách thức sau đây:
Thứ nhất, sự thay đổi về không gian của các quan hệ pháp luật: Xuất hiện và ngày càng phổ biến các giao dịch “phi biên giới”, thậm chí “phi chủ thể”. Chủ thể thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo; các hành vi, hoạt động thương mại, các giao dịch dân sự, v.v.. không bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và một chủ thể pháp lý thông thường[2]. Chính vì thế, phạm vi điều chỉnh của pháp luật phải đủ lớn để định hướng các quan hệ xã hội trong trạng thái biến đổi nhanh chóng. Đây là một trong những áp lực lớn đối với hoạt động lập pháp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, số lượng văn bản được đưa ra sửa đổi, bổ sung, thay thế nhiều hơn số lượng văn bản ban hành mới, dù các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh không có nhiều thay đổi. Cũng vì văn bản ở trung ương sửa đổi, quy định mới nên hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật mà địa phương ban hành cũng phải sửa đổi theo[3]. Điều này cho thấy, “công nghệ” lập pháp hiện nay của nước ta chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0.
Thứ hai, sự thay đổi về thời gian của các quan hệ pháp luật: Trong thời đại CMCN 4.0, cách tính thời gian làm việc, nghỉ ngơi không còn phù hợp; cách xác định thời điểm có hiệu lực của các giao dịch dân sự cũng cần được thay đổi[4]. Thực tế cho thấy, thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông như dịch vụ E-Banking của các ngân hàng, các giao dịch dân sự có thể thực hiện 24/7, v.v..
Thứ ba, sự thay đổi về chủ thể của các quan hệ pháp luật: Nếu như trong pháp luật truyền thống, chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật là cá nhân hoặc pháp nhân (nghĩa là các chủ thể này thuộc về xã hội con người tự nhiên); trong bối cảnh CMCN 4.0, robot ngày một phổ biến và dần trở thành một chủ thể chính tham gia các quan hệ xã hội. Đặc biệt, năm 2017, lần đầu tiên trên thế giới, loài người chứng kiến robot được trao quyền công dân – robot Sophia được trao quyền công dân tại Saudi Arabia[5], điều này đã mở ra một khía cạnh pháp lý mới, đó là robot được trao quyền công dân để có thể tham gia vào các quan hệ xã hội với con người, điều này sẽ xác lập quyền và nghĩa vụ giữa robot với con người, giữa robot với robot.
Thứ tư, sự thay đổi về nội dung quan hệ pháp luật: với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ IoT (Internet of Things), trong xã hội xuất hiện nhiều quan hệ xã hội mới như giao dịch tiền ảo, đánh bạc trực tuyến, khủng bố, lừa đảo, bắt nạt trên mạng…
Những thách thức nêu trên đòi hỏi nội dung điều chỉnh của pháp luật không chỉ giới hạn ở các đối tượng truyền thống, mà phải mở rộng sang các lĩnh vực như: tiền ảo; các ứng dụng từ blockchain; tài sản ảo; không gian giao dịch trên môi trường ảo; mối quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân với người nhân tạo – robot sinh học, v.v... Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, hệ thống pháp luật của nước ta chưa tạo được khung pháp lý đây đủ cho hoạt động quản lý các giao dịch trên môi trường ảo. Trường hợp Uber[6], Grab[7] là những minh chứng rõ nét cho nhận định này. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách là Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cả về nội dung, phạm vi điều chỉnh và xác định rõ không gian và thời gian điều chỉnh nhằm phù hợp với sự thay đổi các quan hệ xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4. Pháp luật về lao động trong bối cảnh CMCN 4.0
CMCN 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố mà các nước đang phát triển như Việt Nam coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn ưu thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có đến 86% lao động cho các ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của những đột phá về công nghệ do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt hại không hề nhỏ khi các ngành như dệt may, giày dép đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho lao động trong nước. Trong quá trình tiến tới thời điểm “dân số vàng”, khoảng 25 năm qua, tổng số lao động Việt Nam đã tăng thêm khoảng 22 triệu người, từ mức 75 triệu (năm 1995) lên 97 triệu (năm 2020)[8]. Điều này là lợi thế khi nhiều nước phát triển đang suy giảm nguồn lao động, nhưng lại là điểm yếu khi máy móc làm thay con người. Bên cạnh đó, Việt Nam đang dồn nỗ lực để thoát khỏi “bẫy” thu nhập trung bình, chứ chưa có nhiều nguồn lực để đối phó như các nước đã phát triển. Điều đó cũng có nghĩa, lợi thế nguồn nhân lực lớn hiện nay rất có thể lại trở thành lực cản của quá trình phát triển trong tương lai, nếu tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không được chủ động hóa giải. Trong khi đó, đối với ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam, ước tính mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng đều đặn gần 50%, trong khi thực tế với 500.000 ứng viên công nghệ thông tin ra trường chỉ có 8% đáp ứng được nhu cầu này. Thực tế này cho thấy, chất lượng nguồn lao động có kỹ thuật hiện đang trở thành đòi hỏi bức thiết.
Ngoài ra, CMCN 4.0 mang đến những cơ hội đột phá về năng suất, phát triển nhân lực công nghệ cao, nhưng chính điều này cũng đã khiến cho hàng chục nghìn lao động đang đứng trước nguy cơ mất việc làm dù chưa đến tuổi nghỉ hưu. Nếu không sớm đưa ra các giải pháp thì Việt Nam không chỉ trở nên tụt hậu mà còn phải đối mặt với gánh nặng chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho hàng chục nghìn lao động trước nguy cơ thất nghiệp. Thách thức từ CMCN 4.0 về vấn đề lao động cũng được đề cập nhiều tại cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 2. Theo đó, các nền kinh tế APEC không chỉ riêng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động ở một số ngành nghề. Do vậy, liên kết để tạo ra môi trường cho sự luân chuyển và trao đổi lao động đang là giải pháp mà các nền kinh tế APEC hướng tới. Kinh nghiệm của các Chính phủ trong nền kinh tế APEC là tạo ra môi trường làm sao để người lao động có thể tiếp cận được, có thể sống được, hòa nhập được khi mà thế giới trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cùng với những nỗ lực như trên, một điều cực kỳ quan trọng là Việt Nam không thể không quan tâm phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng và vật liệu mới, công nghệ sinh học... Xét đến cùng, vấn đề quan trọng là phải đào tạo, phát huy và sử dụng được nhân tài, thu hút được nhiều chuyên gia có trình độ cao tham gia làm việc, sáng tạo.
Trước bối cảnh này, Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về lao động và thị trường lao động theo hướng: (1) Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển việc làm và thị trường lao động, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (2) Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, tăng cường bảo vệ nhóm yếu thế trong quan hệ lao động, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân trong lĩnh vực lao động, việc làm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội khác; kiến tạo khung pháp lý lao động hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động để doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp; (3) Xây dựng khung pháp lý nhằm cải cách bộ máy quản lý nhà nước về lao động, thị trường lao động và quan hệ lao động; bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới, không phân biệt đối xử về quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm giữa nam giới và nữ giới trong lao động; hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp và giảm thiểu các tranh chấp lao động; (4) Nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phù hợp với trình độ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.
Thay cho lời kết:
CMCN 4.0 đã và đang tác động đến mọi khía cạnh và các cấp độ khác nhau của đời sống xã hội; trong đó, có những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng có những tác động tiêu cực cản trở sự phát triển bền vững đất nước. Vì thế, Việt Nam cần phải chủ động, tích cực đổi mới hoạt động lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị nhà nước, trong đó, phải đổi mới tư duy lập pháp, phương thức lập pháp và tiếp tục hoàn thiện các nội dung pháp luật phù hợp với yêu cầu mới hiện nay./.


[1] Dẫn theo Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Bộ ngoại giao dịch và hiệu đính), Nxb. Thế giới, Thái Hà books, tr. 169.
[2] PGS. TS. Nguyễn Thị Quyế Anh – PGS. TS. Ngô Huy Cương (Đồng chủ biên), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr. 67-68.
[3] Phạm Văn Chung, Nhiều luật “chết yểu”, vì sao?, https://nld.com.vn/dien-dan/nhieu-luat-chet-yeu-vi-sao-20150418215138697.htm, ngày 18/04/2015.
[4] PGS. TS. Nguyễn Thị Quyế Anh – PGS. TS. Ngô Huy Cương (Đồng chủ biên), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr. 69-70.
[5] Kim Tuyến, Lần đầu tiên một robot được trao quyền công dân, http://vneconomy.vn/lan-dau-tien-mot-robot-duoc-trao-quyen-cong-dan-20171027104306234.htm,ngày 27/10/2017.
[6] Dựa trên quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh đoanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, khó đưa ra được căn cứ thuyết phục để chứng minh hoạt động kinh doanh của Uber taxi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vì theo Nghị định này, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Theo đó: “Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanhvận tải bằng xe ô tô,trong đó đơn vị kinhdoanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phi vận tải trực tiếp từ khách hàng” (khoản 2 Điều 3); “kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó, đơn vị kinhdoanh vừa thực hiện công đoạn vậntải,vừathực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩmhoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó”(khoản 3 Điều 3).Hiện nay, hai hình thức thanh toán được Uber sử dụng là thanh toán bằng thẻ tín dụng và thanh toán bằng tiền mặt. Do thói quen thanh toán, đa số người sử dụng Việt Nam ưa thích hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Với cách thức này, chính tài xế mới là người cung cấp dịch vụ vận tải và thu tiền cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng. Với hình thức thanh toán bằng thẻ, Uber chỉ thu hộ tiền cước phí vận tải cho tài xế thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Uber taxi không thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng và cũng không thực hiện những công đoạn khác bên cạnh công đoạn vận tải. Vì vậy, hoạt động của Uber taxi chưa thoả mãn những đặc điểm của hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô.
[7] Phương Dung, Truy thu 53,3 tỷ đồng thuế của Uber: Cục thuế TP HCM lúng túng, xin lãnh đạo 'cứu viện', https://vietnambiz.vn/truy-thu-533-ty-dong-thue-cua-uber-cuc-thue-tp-hcm-lung-tung-xin-lanh-dao-cuu-vien-62908.htm, ngày 20/07/2018.
[8] Dân số Việt Nam (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/#bieu-do), ngày 22/1/2020.

(Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 03+04 (427+428), tháng 2/2021.)