Chiết khấu thanh toán theo giá có thuế năm 2024

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm cho người mua theo thỏa thuận của 2 bên. Kế toán phải hạch toán như thế nào. Kế toán trưởng phụ trách lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại trung tâm Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc cách hạch toán tài khoản chiết khấu tại đây nhé.

Nội dung bài viết:

1. Khái niệm về Chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn ghi trong hợp đồng.

- Chiết khấu thanh toán không liên quan gì tới hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa bên mua và bên bán vì vậy không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được.

Trường hợp chiết khấu thanh toán chi trả cho cá nhân có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Đối với cá nhân mua về để tiêu dùng, không thực hiện bán lại: Căn cứ vào khoản 1, Điều 2, Luật 71/2014/QH13 thì khoản chiết khấu thanh toán cá nhân được nhận không thuộc thu nhập từ kinh doanh và không thuộc diện chịu thuế TNCN

- Đối với trường hợp cá nhân là đại lý kinh kinh doanh hàng hóa

Cá nhân là đại lý bán hàng hóa nếu nhận được khoản chiết khấu thanh toán thì sẽ thuộc thu nhập tính thuế TNCN

Đối với công ty thực hiện chi trả khoản chiết khấu thanh toán cho các cá nhân thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân và theo tờ khai thuế mẫu 01/CNKD được ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính

Công ty thực hiện nộp hồ sơ khai thuế cho cá nhận tại địa chỉ Chi cục thuế nơi mà Công ty đặt trụ sở chính. Trên hồ sơ tính thuế và chứng từ thu thuế vẫn ghi người nộp thuế là cá nhân kinh doanh

⇒ Như vậy các khoản chiết khấu thanh toán sẽ không ghi giảm trên hóa đơn. Quy định khoản chiết khấu này tương đương với chi phí lãi vay và thu nhập tài chính áp dụng với lãi xuất đi vay nên cân nhắc khi tính vào chi phí bán hàng.

2. Hạch toán chiết khấu thanh toán cho người bán và người mua

Trường hợp làm chiết khấu thanh toán cho người bán

- Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào phiếu thu, chi 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:

Bên bán: Căn cứ vào phiếu chi hạch toán như sau:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 131: (bù trừ luôn vào khoản phải thu)

Có TK111, 112: (tiền mặt hoặc chuyển khoản)

- Hạch toán chiết khấu thanh toán với bên mua như sau

Nợ TK 331 áp dụng với trường hợp giảm trừ công nợ

Nợ TK 111, 112: (tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Có TK 515: ( ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính)

Ví dụ thực tế: Công ty kế toán Lê Ánh xuất hàng bán cho công ty A hàng hóa với tổng giá trị thanh toán là 150.000.000 triệu, ghi nhận thanh toán bằng chuyển khoản. Khách hàng thanh toán sớm được chiết khấu 1,5% .Công ty kế toán Lê Ánh thực hiện hach toán chiết khấu thanh toán bằng tiền mặt.

»»» Xem thêm: Hướng dẫn định khoản chi tiết các bút toán cuối kỳ

Hach toán chiết khấu thanh toán

Th1: Với bên bán

Phản ánh tài khoản chiết khấu thanh toán 1,5% như sau:

Nợ TK 635: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng

Có TK 111: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng

TH2: Hạch toán với bên mua

Nợ TK 111: 2.250.000 đồng

Có TK 515: 2.250.000đồng

Trên đây, các giảng viên của kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn chi tiết cách hạch toán chiết khấu thanh toán cho doanh nghiệp hoặc khách hàng được hưởng.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên. Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM

Từ khóa liên quan: Hạch toán chiết khấu thanh toán, hướng dẫn hạch toán chiết khấu thanh toán, chiết khấu thanh toán thạch toán như thế nào, hướng dẫn hạch toán tài khoản chiết khấu thanh toán, chiet khau thanh toan, hach toan chiet khau thanh toan.

Nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân hay thắc mắc không phân biệt được thế nào là chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. Hôm nay, hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chiết khấu thanh toán theo giá có thuế năm 2024

1.1. Chiết khấu thương mại:

Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu thương mại thường được hạch toán vào TK 521 và ghi giảm trừ doanh thu.

Khi bạn mua hàng số lượng lớn, được giảm giá theo như thỏa thuận hoặc điều khoản đã ghi rõ trong hợp đồng, thì đây là khoản chiết khấu thương mại:

– Bên bán:

Nợ 111/112/131 Tổng số tiền phải thu

Có 511 Doanh thu bán hàng (giá trị trên hóa đơn đã trừ chiết khấu thương mại; giá trị chưa thuế)

Có 3331 Thuế GTGT đầu ra

– Bên mua:

Nợ 156 Giá trị hàng hóa chưa thuế

Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111/112/131 Số tiền đã bao gồm thuế

1.2. Chiết khấu thanh toán:

Chiết khấu thanh toán chính là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn (không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được)

Khi bạn mua hàng và thanh toán trước thời hạn, được giảm giá như đã thỏa thuận hoặc theo điều khoản đã ghi rõ trong hợp đồng, thì đây là khoản chiết khấu thanh toán:

– Bên bán:

Nợ 635 Chi phí tài chính

Có 111/112/131 Giá trị chiết khấu thanh toán trả bằng tiền mặt/TGNH/bù trừ khoản phải thu

– Bên mua:

Nợ 111/112/331 Giá trị chiết khấu thanh toán được nhận bằng tiền mặt/TGNH/ bù trừ khoản phải trả

Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính

\>> Chỉ 2.000.000đ – Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt

Chiết khấu thanh toán theo giá có thuế năm 2024

2. Thời điểm phát sinh chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại: Phát sinh khi đơn hàng được tạo lập.

Ví dụ: Công ty A mua mặt hàng ván ép của công ty B với giá bán lẻ 4,500,000 đồng/tấm. Khi mua số lượng trên 100 thì giá bán là 4,400,000 đồng/tấm.

Chiết khấu thanh toán: Phát sinh khi bên mua tiến hành thanh toán.

Ví dụ: Công ty A mua 100 ván ép của công ty B với giá 4,500,000 đồng/tấm, tổng tiền phải thanh toán là 450,000,000 đồng, được trả chậm trong vòng 30 ngày. Hai bên thỏa thuận, nếu bên A thanh toán 100% trước ngày thứ 15 thì sẽ được nhận chiết khấu 1% là 4,500,000 đồng.

3. Quy định về cách xuất hóa đơn có chiết khấu thương mại và chiết khấu hóa đơn thanh toán

Theo khoản 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn “Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.

  • Theo quy định trên thì đối với bên bán, giá bán là giá sau chiết khấu thương mại, từ đó làm giảm thuế GTGT đầu ra, đồng thời giảm thuế TNDN phải nộp. Đối với người mua, chiết khấu thương mại sẽ được giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn, giảm trực tiếp giá trị hàng hóa dịch vụ và thuế GTGT đầu vào của bên mua.
  • Còn đối với chiết khấu thanh toán, khoản này được ghi nhận như khoản chi phí tài chính đối với bên bán và là doanh thu hoạt động tài chính với bên mua.

4. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thanh toán theo giá có thuế năm 2024

4.1. Giống nhau

Nội dung đều là khoản lợi của người mua được hưởng do giảm giá trị phải thanh toán tiền hàng.

4.2. Khác nhau

Khi xét về bản chất thì chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác nhau hoàn toàn.

Chiết khấu thanh toán (Cash discount)

Chiết khấu thương mại (Trade discount)

Khái niệm

Khoản giảm trừ cho người mua khi thanh toán tiền hàng trước thời hạn hợp đồng

Khoản giảm giá cho khách hàng khi mua hàng hóa với một số lượng lớn

Đặc điểm

Không làm giảm doanh thu ghi nhận

Làm giảm doanh thu ghi nhận

Xuất hóa đơn

Không được trừ vào giá trị hóa đơn (Do hóa đơn đã được xuất ngay tại thời điểm hoàn thành việc cung ứng hàng hóa)

Được trừ vào giá trị hóa đơn, xuất hóa đơn với giá trị đã được trừ đi chiết khấu thương mại

Tác động đến các tài khoản thuế (GTGT, TNCN,…)

– Không được giảm thuế GTGT

– Là khoản chi phí tài chính của bên cung cấp và là doanh thu hoạt động của bên mua → Tăng thuế TNDN của bên mua và giảm thuế TNDN của bên mua (ghi nhận vào chi phí)

– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì khoản chiết khấu phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.

– Được giảm thuế GTGT

– Là khoản làm giảm doanh thu ghi nhận của bên bán → Giảm thuế TNDN và giảm thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp

– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì chiết khấu trả bằng tiền phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.

Tài khoản chiết khấu hạch toán theo Thông tư 200

TK 625 (Người bán)

TK 515 (Người mua)

TK 521 (Người bán)

Mục đích sử dụng

Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi nợ

Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh năng suất bán hàng tồn kho, góp phần hạn chế thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp

Trên đây là những thông tin cơ bản về phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về hai khái niệm này, từ đó áp dụng một cách chính xác và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.