Chôn rau cắt rốn có nghĩa là gì

Chôn rau cắt rốn có nghĩa là gì
Một phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội cho rằng sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 sử dụng sai thành ngữ “Chôn rau cắt rốn” và cho rằng phải là “chôn nhau cắt rốn” mới đúng.

Cụ thể, trong phần Luyện từ chủ đề Mở rộng vốn từ: Tổ quốc nằm ở trang 18 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 có câu 4 với yêu cầu:

Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:

a) Quê hương

b) Quê mẹ

c) Quê cha đất tổ

d) Nơi chôn rau cắt rốn

Tuy nhiên, vị phụ huynh này cho rằng phải là “Nơi chôn nhau cắt rốn”, chứ không phải “Chôn rau cắt rốn”.

Trước đó, một thầy giáo ở TP.HCM khi góp ý cho cuốn sách này cũng cho rằng thành ngữ "chôn rau cắt rốn" là sai, đúng ra phải là "chôn nhau cắt rốn".

Chôn rau cắt rốn có nghĩa là gì

Phần nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 khiến phụ huynh băn khoăn. Ảnh: Thanh Hùng.

Trong khi đó, anh Kiều Hải, một nhà báo ở Hà Nội nhận xét: "Chôn rau cắt rốn" là một thành ngữ quá phổ biến, thậm chí còn được sử dụng nhiều hơn cả "chôn nhau cắt rốn", vì "rau" đi với "rốn" thì thuận miệng lẫn thuận tai hơn.

Anh cho biết, thành ngữ này được ghi nhận và giải nghĩa trong rất nhiều cuốn từ điển, chẳng hạn như:

- Đại từ điển tiếng Việt (Bộ GD-ĐT và Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam), do Nguyễn Như Ý chủ biên.

- Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học Vietlex), bản in năm 2014.

- Thành ngữ tiếng Việt, của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang, với sự cộng tác của Nguyễn Đăng Châu, Phạm Văn Thứ, Bùi Duy Tân, bản in năm 1978 và 2009. Bản 2009 còn bổ sung cách nói ngược là "cắt rốn chôn rau".

Chôn rau cắt rốn có nghĩa là gì
Thành ngữ "chôn rau cắt rốn" được giải thích trong một cuốn từ điển

Anh Hải cho biết thêm:

"Sợ rằng, trong Nam và trước đây quen dùng "nhau" thay cho "rau", tôi lại thử tra tiếp thì thấy "chôn rau cắt rốn" cũng xuất hiện cả trong cuốn "Việt Nam tự điển" của Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, xuất bản ở Sài Gòn lần đầu năm 1970.

Theo anh Hải, phụ huynh nhìn nhận thì có thể theo cảm tính; nhưng thầy giáo thì lại sơ suất, không có thói quen tra cứu từ điển trước khi góp ý là điều "chưa khoa học".

VietNamNet đã liên hệ tới Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để làm rõ điều này.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định câu này không sai.

Ông Tùng lý giải, trong tiếng Việt, rau hoặc nhau là hai cách phát âm (hai biến thể ngữ âm) của cùng một từ chỉ bộ phận nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn để cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải và trao đổi khí qua máu cho thai nhi. 

Ông Tùng đưa dẫn chứng: Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2005) có cả hai mục từ rau và nhau, nhưng cho rằng rau là cách phát âm của phương ngữ (tr, 706, 822).

Tuy nhiên, cuốn Giải phẫu sinh lý, tập 2 của Bộ Y tế (NXB Y học, 1986) gọi bộ phận nêu trên là rau: “Thai phát triển do các tác động phối hợp của buồng trứng, của rau và của thùy trước tuyến yên” (tr. 93); “Bản thân rau thai cũng tiết ra progesteron và estrogen” (tr.94).

Cuốn Thành ngữ học tiếng Việt của Hoàng Văn Hành (NXB Khoa học xã hội, 2015) chấp nhận cả hai thành ngữ Chôn rau cắt rốn và Chôn nhau cắt rốn.

Còn Tố Hữu, nhà thơ bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ dân gian thì viết:

“Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp,

Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp

Nơi chôn rau cắt rốn của ta!” (Tố Hữu toàn tập, NXB Văn học, 2009, tr. 224)

Chôn rau cắt rốn có nghĩa là gì

Như vậy, ông Tùng khẳng định thành ngữ nơi chôn rau cắt rốn mà sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cung cấp là đúng. “Ở những địa phương quen gọi rau là nhau, các thầy, cô giáo có thể giải thích cho học sinh hiểu và học sinh cũng có thể sử dụng cách gọi nào quen thuộc hơn với mình”, ông Tùng nói.

Đồng quan điểm, PGS. TS Phạm Văn Tình (Tổng thư ký hội ngôn ngữ học Việt Nam) cũng cho rằng “Chôn nhau cắt rốn” và “Chôn rau cắt rốn” là 2 biến thế mỗi nơi dùng 1 kiểu và cả 2 đều có thể dùng được.

Thanh Hùng

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

chôn rau cắt rốn có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu chôn rau cắt rốn trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ chôn rau cắt rốn trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chôn rau cắt rốn nghĩa là gì.

Nơi ra đời, quê hương.
  • đường quang chẳng đi, đâm quàng bụi rậm là gì?
  • thứ nhất thì tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa là gì?
  • vắt mũi không đủ đút miệng là gì?
  • khai thiên lập địa là gì?
  • anh em như chân với tay là gì?
  • ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm là gì?
  • khôn ngoan cũng thể đàn bà, dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông là gì?
  • giống nhau như hai giọt nước là gì?
  • tham vàng bỏ nghĩa là gì?
  • cái gì làm được hôm nay, đừng để đến ngày mai là gì?
  • chó đâu có sủa lỗ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "chôn rau cắt rốn" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

chôn rau cắt rốn có nghĩa là: Nơi ra đời, quê hương.

Đây là cách dùng câu chôn rau cắt rốn. Thực chất, "chôn rau cắt rốn" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ chôn rau cắt rốn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Chôn rau cắt rốn có nghĩa là gì

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này.

"Sách giáo khoa dùng trong nhà trường hiện tại bây giờ không còn xem là pháp lệnh, mà nó chỉ là phương tiện để giáo viên tham khảo để soạn giáo án riêng cho mình trước khi lên lớp. 

Dĩ nhiên, các nội dung điều chỉnh của từng giáo viên phải được thông qua ban giám hiệu và được sự đồng ý của hiệu trưởng. 

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy khi gặp từ sai về ngữ, nghĩa giáo viên trực tiếp dạy không dám mạnh dạn sửa cho học sinh mà rập khuôn, máy móc bám vào sách, dạy y chang trong sách giáo khoa.

Tôi lấy thí dụ: môn Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ Tổ quốc (ở trang 18 Sách Tiếng Việt 5/ tập 1, NXB Giáo dục, in tại Công ty Trần Phú, 71-75 Hai Bà Trưng, Q1. TP.HCM, Số xuất bản 1517/105-05) bài tập câu 4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây:

a/ Quê hương

b/ Quê mẹ

c/ Quê cha đất tổ

d/ Nơi chôn rau cắt rốn.

Đúng ra câu d phải là: Nơi chôn nhau cắt rốn.

Ai cũng biết, nghĩa đen của từ "nhau" là phần nuôi dưỡng thai nhi sau khi sinh bị bỏ đi, ngày xưa nhân dân ta thường đem chôn xung quanh nhà. Còn nghĩa bóng là quê hương của một người!

Vậy mà, trong sách giáo khoa học lại đưa từ 'rau' vào! 

Theo tôi, việc đem áp đặt từ "rau" trong trường hợp này hoàn toàn sai. Sai từ người biên tập, chủ biên, nhà xuất bản...

Một ví dụ khác, trong sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2) trang 60 viết về Hội đua voi ở Tây Nguyên (Theo Lê Tấn) có đoạn: "Trường đua là một đoạn rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số". 

Mới đọc qua đoạn này, thú thật tôi không tin ở đó có "trường đua voi". Và, càng không tin ở đó có đường đua rộng phẳng lì dài năm cây số.

Ai cũng biết vị trí địa lý ở Tây Nguyên đồi núi trập trùng, đường sá quanh co, khúc khuỷu làm gì thiết kế được "trường đua voi" hết sức rộng và dài như trong sách viết. 

Cách miêu tả của tác giả trong bài hết như vậy sức cụ thể như đang chứng kiến trận đua voi đọc đến đây trẻ hết sức ấn tượng và nhớ lâu, mà thực tế thì không đúng như vậy.

Như vậy, miêu tả đoạn này, chẳng khác nào người lớn "nói dóc" là "xí gạt" trẻ. Càng tệ hại hơn, từ chuyện nói dóc đó, đã vô tình cung cấp kiến thức sai không đúng với thực tế cho học sinh mới lên 8 tuổi và mới chỉ học lớp 3.

Nêu lên 2 ý này tôi khẳng định sách giáo khoa không chỉ sai về chính tả mà còn sai luôn về mặt kiến thức.

Và, cái sai này sẽ dẫn đến hậu quả tai hại ra sao? 

Xin nhường lời lại câu trả lời cho các nhà cải cách giáo dục!

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, theo bạn làm gì để sách giáo khoa thật sự là bạn với học sinh? Mời bạn hiến kế và chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: . Cảm ơn bạn!

TRẦN VĂN TÁM (Củ Chi, TP.HCM)