Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế

Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều sẽ có một Cục Thuế. Đây là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm với những công việc mình thực hiện. Cục thuế sẽ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế và các quy định luật khác có liên quan.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cục Thuế là gì?
  • 2 2. Vị trí, chức năng, quyền hạn và tổ chức của cục thuế:
    • 2.1 2.1. Vị trí, chức năng của Cục thuế:
    • 2.2 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế:

Thứ nhất, khái niệm Cục thuế

Cục thuế là cơ quan tổ chức thực hiện và quản lý thuế trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ như: Cục thuế Hà Nội, Cục thuế Nam Định, Cục thuế Hồ Chí Minh…Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Cục thuế

Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như sau:

a) Đối với các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:

– Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;

– Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;

– Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra – Kiểm tra.

Xem thêm: Quy định về chuyển đổi vị trí, luân chuyển công tác đối với công chức

b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.

Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chí về quy mô, đối tượng quản lý và tình hình thực tế tại địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức đối với từng Cục Thuế tỉnh, thành phố và chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực.

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.

– Cục thuế trong tiếng anh là Department of Taxation

– Định nghĩa về Cục thuế trong tiếng anh được hiểu như sau:

Tax Department is a tax implementation and administration agency in a province or centrally run city. For example: Tax Department of Hanoi, Tax Department of Nam Dinh, Department of Taxation of Ho Chi Minh City…

The Tax Department has the legal status, its own seal, and can open an account at the State Treasury in accordance with the law.

Xem thêm: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực này như:

1.  Assessment period           Kỳ tính thuế

2.  Authorize                          Người ủy quyền

3.  Capital transfer tax           Thuế chuyển nhượng vốn

4.  Company income tax       Thuế thu nhập doanh nghiệp

5.  Declare                             Khai báo thuế

6.  Direct tax                         Thuế trực thu

7.  Director general               Tổng cục trưởng

Xem thêm: Tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng, phó khoa đơn vị y tế

8.  E – file                              Hồ sơ khai thuế bằng điện tử

9.  Examine                           Kiểm tra thuế

10. Excess profits tax           Thuế siêu lợi nhuận

11. Export/Import tax            Thuế xuất, nhập khẩu

12. Filing of return                Việc khai, nộp hồ sơ, tờ khai thuế

13. Form                               Mẫu đơn khai thuế

14. Imposea tax                   Ấn định thuế

15. Income tax                     Thuế thu nhập

Xem thêm: Vị trí việc làm là gì? Xác định vị trí việc làm để tính lương thế nào?

16. Indirect tax                     Thuế gián thu

17. Input sales tax               Thuế giá trị gia tăng đầu vào

18. Inspector                        Thanh tra viên

19. License tax                    Thuế môn bài

20. Official                            Chuyên viên

21. Output sales tax             Thuế giá trị gia tăng đầu ra

22. Personal income tax      Thuế thu nhập cá nhân

23. Refund of tax                 Thủ tục hoàn thuế

Xem thêm: Phân tích các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

24. Register of tax                Sổ thuế

25. Registrate                       Đăng ký thuế

26. Registration tax              Thuế trước bạ

27. Tax                                  Thuế

28. Tax abatement                Sự khấu trừ thuế

29. Tax allowance                 Trợ cấp thuế

30. Tax authorities                Hội đồng thuế

2. Vị trí, chức năng, quyền hạn và tổ chức của cục thuế:

2.1. Vị trí, chức năng của Cục thuế:

Theo quy định tại Quyết định số 1863/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục thuế trực thuộc tổng cục thuế như sau:

Xem thêm: Vị trí thống lĩnh thị trường là gì? Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?

– Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

– Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng. Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.

Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế:

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

6. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

9. Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;

10. Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Xem thêm: Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

11. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

13. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

14. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

15. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

16. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cn thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.

17. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

18. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

Xem thêm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mặt trận tổ quốc?

19. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

20. Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;

21. Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

22. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

23. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

Như vậy, hệ thống các cơ quan về thuế đều có những quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả đều trong một hệ thống thống nhất, hỗ trợ và đồng bộ.