Có mấy phương pháp dự trữ thức an vật nuôi

(1)Tìm nguồn nước uống cho gia súc: Các hộ chăn nuôi nên chủ động như đào ao, hồ và khoan giếng,.. để chứa nước dự trữ cho gia súc uống, những nơi không có điều kiện khoan giếng tìm nguồn nước ngầm phải chủ động chở nước tích trữ cho gia súc uống;

(2) Nguồn thức ăn cho gia súc: Người chăn nuôi gia súc tận dụng đất trống có độ ẩm, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ chịu hạn, đồng thời áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc;

 (3) Thu gom thức ăn và bảo quản: Hiện nay, tại một số địa phương đã và đang thu hoạch vụ Đông xuân 2020, hộ chăn nuôi nên tận dụng , thu gom phế phụ phẩm (rơm, rạ, thân cây bắp, cây họ đậu, mía, rau lang, lá nho, lá táo...) để dự trữ, bảo quản làm thức ăn cho gia súc. Việc thu gom rơm được sử dụng máy cuộn rơm rất thuận lợi, rơm được cuộn lại thành từng cuộn hình trụ tròn, đường kính khoảng 45 cm, dài 75 cm, kích thước này giúp nông dân thuận tiện trong khâu vận chuyển và bảo quản.

(4) Kỷ thuật chế biến thức ăn gia súc: Đây là giải pháp sản xuất thức ăn thô xanh, dự trữ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp chế biến làm thức ăn cho đại gia súc thích ứng với tình hình hạn hán.

- Quy trình ủ rơm Urea:

+ Sử dụng bao nilon có kích cỡ vừa đúng cuộn rơm, hoặc xây các hồ chứa có dung tích từ 2-3 mét khối

+ Các chất bổ sung: (1) Nước để hòa tan các chất bổ sung và ngấm vào rơm, (2) Urea bổ sung chất đạm, tạo ammoniac cho vi sinh vật, (3) rỉ mật bổ sung chất đường cho vi sinh vật, (4) Muối tạo chất đệm và tăng tính ngon miệng cho vật nuôi

            - Công thức Ủ như sau: Cho 100kg rơm vào 100 lít nước (4kg urea + 2kg rỉ mật + 1kg muối).

            + Các bước tiến hành:

* Bước 1: Hòa urea, rỉ mật, muối vào nước (theo tỉ lệ với rơm như trên);

* Bước 2: Cho cuộn rơm vào túi nilong;

* Bước 3: Tưới nước dung dịch đã hòa các chất bổ sung vào rơm (tưới từ từ cho ngấm);

*Bước 4: Cột chặt miệng bao, túi nilong, để vào nơi râm mát.

- Cách tính lượng rơm để ủ: Tùy vào lượng rơm bổ sung cho một con trâu bò ăn khoảng 3-7 kg rơm mỗi ngày. Một con dê, cừu ăn bằng 1/10 lượng trâu bò; Cần tính toán ủ đủ cho ăn trong 1 tuần, từ đó suy ra số lượng rơm cần ủ cho cả đàn; sau 1 tuần lấy cho ăn thì ủ tiếp đợt khác (để gia súc được bổ sung ăn liên tục đặc biệt trong thời gian hạn hán)

- Kiểm tra chất lượng rơm ủ: Rơm ẩm có màu vàng tươi; có độ nóng cao, mùi khai nước tiểu rất nồng; không bị mốc xanh, đen; có thể có một ít mốc trắng.

            - Tập cho gia súc ăn: Tập cho ăn từ từ, cần thiết cho nhịn đói; rơm đã ủ không rửa lại nước, không phơi khô khi cho ăn;

- Lượng cho ăn: Cho ăn tối đa, có thể thay thế đến 80% lượng cỏ xanh;

- Lợi ích của rơm ủ so với rơm không ủ: Hàm lượng đạm tăng lên 50%, tỷ lệ tiêu hóa tăng 30%, khả năng sản xuất của gia súc tăng khoảng 15% so với trước đây.

-Ngoài ra, trong giai đoạn hạn hán bà còn cần quan tâm đối với gia súc non cần bổ sung thêm sữa, đối với gia súc lớn cần bổ sung thêm thức ăn tinh (thức ăn hỗn hợp) và thuốc bổ trợ sức và khoáng chất (cung cấp qua tảng đá liếm hoặc các sản phẩm có bán trên thị trường) để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

 (5Di chuyển đàn khi cần thiết: Trong trường hợp hạn hán không có nguồn thức ăn và nước uống cho gia súc thì nên có kế hoạch chủ động di chuyển đàn gia súc đến những nơi thuận lợi hơn có nguồn thức ăn, nước uống nhưng phải được sự quản lý và cho phép của chính quyền địa phương tại nơi đến.  

(6) Cơ cấu đàn gia súc: Khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia súc áp dụng các biện pháp duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc trong tình hình nắng nóng kéo dài, người chăn nuôi không nên tăng quy mô đàn nếu không chủ động nguồn thức ăn và nước uống trong mùa khô hạn, bán bớt những con gia súc đến tuổi bán thịt, gia súc già yếu cần loại thải.

Bạn tham khảo nhé!

Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi – Câu 3 trang 106 SGK Công Nghệ 7 . Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta ?

Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta ? 

Có mấy phương pháp dự trữ thức an vật nuôi

Các phương pháp thường hay dùng để dự trữ thức ăn :

– Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại

Quảng cáo

– Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hóa huặc ủ lên men

– Kiềm hóa thức ăn co nhiều xơ như rơm, rạ.

– Phối hợp nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: (Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:

- Làm khô.

- Ủ xanh – SGK trang 106)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi bao gồm phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, người ra thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng B.

Có mấy 3 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi, bao gồm phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, người ra thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. Thức ăn có nước và chất khô. Phần chất khô của thức ăn có protein, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm viêc,…

Cho ăn thức ăn tốt và đủ thì vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và có thể chống được bệnh tật.

Người ra thường ứng dụng các kiến thức về vật lý học (như cơ học, nhiệt học,…), hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn. Các phương pháp chế biến thức ăn bao gồm:

– Phương pháp vật lí: Cắt ngắn, nghiền nhỏ và xử lí nhiệt đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc.

– Phương pháp hóa học: Kiềm hóa rơm rạ đối với thức ăn xơ, đường hóa tinh bột đối với thức ăn giàu tinh bột.

– Phương pháp vi sinh vật học: Ủ lên men .

Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp.

Một số phương pháp dự trữ thức ăn: Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:

– Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt Mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.

– Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

– Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

– Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.

Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn

– Chế biến thức ăn

+ Làm tăng mùi vị ,tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa

+ Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ khô cứng, khử bỏ chất độc hại

Ví dụ: Nấu chín đậu tương để tiêu hóa tốt. Ủ thức ăn tinh bột với men rượu làm cho thơm ngon miệng.

– Dự trữ thức ăn

+ Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Ví dụ: Vụ xuân,vụ hè thu có nhiều thức ăn xanh,vật nuôi ăn không hết, người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.