Đàn gẩy tai trâu nghĩa là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

đàn gẩy tai trâu có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu đàn gẩy tai trâu trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ đàn gẩy tai trâu trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ đàn gẩy tai trâu nghĩa là gì.

Phí công vô ích, đưa cái hay cái tốt đến cho người không hiểu biết.
  • mổ lợn đòi bèo, mổ mèo đòi mỡ là gì?
  • lúc giận bẻ tròn thành méo, khi ưa vẽ méo nên tròn là gì?
  • tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng là gì?
  • không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là gì?
  • người câm hay nói, thày bói hay nhìn là gì?
  • mất tiền mua mâm, thì đâm cho thủng là gì?
  • sợ như bò thấy nhà táng là gì?
  • thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết là người dở hay là gì?
  • đồng nát lại về cầu nôm là gì?
  • người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "đàn gẩy tai trâu" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

đàn gẩy tai trâu có nghĩa là: Phí công vô ích, đưa cái hay cái tốt đến cho người không hiểu biết.

Đây là cách dùng câu đàn gẩy tai trâu. Thực chất, "đàn gẩy tai trâu" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ đàn gẩy tai trâu là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Cập nhật lần cuối vào ngày 16/07/2021

Quang Nguyễn -

Đàn gảy tai trâu tiếng Trung là đối ngưu đàn cầm (对牛弹琴) với nghĩa đen là gảy đàn cho trâu nghe thì trâu sẽ chẳng hiểu gì. Còn nghĩa bóng ví với việc đem những lí lẽ cao siêu nói với người ngu ngốc. Ngoài ra, câu thành ngữ này cũng dùng để chê ai đó khi nói chuyện không biết nhìn đối tượng; đồng thời cũng ám chỉ việc thuyết giảng đạo lý với một người ngang ngạnh, nói mãi không chịu nghe.


Thành ngữ này bắt nguồn từ một câu chuyện được kể trong Hoằng Minh tập (弘明集) do ngài Tăng Hựu (僧祐) biên soạn vào đời nhà Lương thuộc Nam triều. 
 

Đàn gẩy tai trâu nghĩa là gì

 

Chuyện rằng thời Xuân Thu (春秋時代), học trò của Khổng Tử (孔子) 

là nhạc sư Công Minh Nghi (公明仪) chơi đàn rất xuất sắc. Một ngày nọ, ông mang đàn dạo chơi ngoài thành. Phong cảnh tươi đẹp khiến ông tức cảnh sinh tình dạo lên một bản đàn. Nhưng rồi ông cảm thấy không có hứng vì không có ai thưởng thức.

Nhìn xung quanh, ông thấy một con trâu gặm cỏ gần đó và tự nghĩ: 

Ta sẽ đánh đàn cho trâu nghe

. Nghĩ là làm, ông liền ngồi bên cạnh trâu và bắt đầu gảy lên khúc nhạc cao nhã tên là Thanh Giác Chi Tao (清角之操). Tiếng đàn của Công Minh Nghi rất hay, nhưng đàn một lúc ông thấy con trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực.

Không cam tâm, ông tiếp tục đàn đến mỏi nhừ cả tay nhưng con trâu vẫn chỉ mải mê với đám cỏ non. Công Minh Nghi buông đàn khi nhận ra đàn cho trâu nghe chỉ uổng phí uổng sức mà thôi.

Ông buồn rầu đứng lên định ra về thì vô ý đụng phải dây đàn khiến nó phát ra tiếng, hơi giống tiếng kêu của con nghé. Không ngờ con trâu ngừng ăn cỏ và nhìn xung quanh. Khi thấy không có gì, nó lại tiếp tục mải mê với đám cỏ của mình.

Lúc này trông thấy, Công Minh Nghi buông lời cảm thán: Không phải con trâu ngu mà là mình ngu, đàn mà không phân biệt được đối tượng nghe. Đối với loài vật có khả năng cảm thụ âm nhạc kém như trâu thì thứ âm thanh tốt nhất đối với nó là tiếng kêu của đồng loại chứ nó làm sao biết thưởng thức những bản nhạc cao nhã.


 

Không chỉ có tầng lớp câu từ đa dạng mà tiếng Việt còn có hệ thống thành ngữ vô cùng phong phú. Hôm nay, hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu về câu nói “đàn gảy tai trâu” để xem ý nghĩa của nó là gì, nguồn gốc xuất phát từ đâu các bạn nhé! Bắt đầu thôi nào!

Đàn gảy tai trâu là gì?

“Đàn gảy tai trâu” được cha ông ta Việt hóa từ câu “Đối ngưu đàn cầm” của Trung Quốc. “Đàn gảy tai trâu” tiếng Trung là “对牛弹琴” có bính âm là /dùi níu tán qín/.

Đàn gẩy tai trâu nghĩa là gì
Đàn gảy tai trâu có nghĩa là gì?

Đây là một thành ngữ rất quen thuộc đối với nhiều người khi nó được sử dụng để ám chỉ việc một ai đó nhắc đi nhắc lại một vấn đề nào đó nhiều lần mà người nghe mãi không hiểu, không tiếp thu.

Thành ngữ đàn gảy tai trâu cũng có nghĩa tương tự với thành ngữ “nước đổ đầu vịt”, “nước đổ lá khoai” của người Việt Nam ta. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có câu “water on duck’back” (nước đổ lưng vịt) chính là đàn gảy tai trâu tiếng Anh”.

Ý nghĩa của câu thành ngữ đàn gảy tai trâu

  • Nghĩa đen: Ai cũng biết là trâu không biết nghe đàn, nên đem đàn đến để gảy cho trâu nghe thì thật là uổng phí công lao của mình.
  • Nghĩa bóng: Dù bạn có nói gì, giải thích ra sao nếu đối phương là người chậm hiểu thì cũng vô dụng mà thôi. Thành ngữ này không chỉ để “nói móc” khả năng tiếp thu mà còn đang nhắm trực tiếp đến trí tuệ của người nghe. Nói tóm lại, câu này mang hàm ý chê bai, khinh thường một người nào đó.

Nguồn gốc của thành ngữ đàn gảy tai trâu

Như đã đề cập ở trên “đàn gảy tai trâu” trong tiếng Trung là “对牛弹琴”, dịch Hán Việt là “đối ngưu đàn cầm”. Câu này được xuất phát từ một điển cố của Trung Hoa và là một câu chuyện có thật xảy ra vào thời Chiến Quốc (475-221 TCN).

Thời đó, có một người nhạc sĩ tên là Công Minh Nghi nổi tiếng với tài chơi đàn tuyệt đỉnh. Tiếng đàn của ông không chỉ hay mà còn làm lay động lòng người, dù kẻ đó có là ai đi chăng nữa.

Vào một ngày đẹp trời, ông đem cây đàn quý của mình lên một ngọn đồi định vừa thưởng hoa, ngắm gió rồi đàn một khúc nhạc ngẫu hứng. Tại đây, ông tình cờ trông thấy được một “thính giả may mắn” – chính là một con trâu đang gặm cỏ và quyết định “tặng” cho nó một khúc có tên “Thanh giác chi tao” vô cùng cao nhã.

Tiếng đàn của Công Minh Nghi du dương vang lên, thế nhưng con trâu vẫn cứ bình thản gặm cỏ khiến ông cảm thấy rất buồn phiền. Sau khi dành thời gian quan sát, ông nhận thấy rằng tuy con trâu có thể nghe thấy tiếng đàn của ông, nhưng có lẽ vì khúc nhạc này không phù hợp với nó nên nó không thể cảm thụ và thưởng thức được.

Đàn gẩy tai trâu nghĩa là gì
Đàn gảy tai trâu có nguồn gốc từ thời Chiến Quốc

Sau đó, Công Minh Nghi đã chuyển sang 1 khúc nhạc dân dã hơn. Con trâu nghe thấy tiếng đàn này thì nhầm tưởng với tiếng ruồi muỗi vo ve, tiếng bê con kêu nên đã dừng gặm cỏ và dỏng tai chăm chú lắng nghe. Cái đuôi của nó quật đi quật lại hai bên mông ve vẩy  như thể đang đuổi ruồi muỗi vậy.

Lúc này, ông mới nhận ra một chân lý rằng: dù bản nhạc có hay đến đâu thì con trâu cũng vẫn không hiểu được, đơn giản vì nó không có đầy đủ trí khôn để có thể nhận thức được nên phải chơi một cái gì đó gần với hiểu biết của nó thì mới khiến nó chú ý đến.

Vào cuối đời Đông Hán, có một người thông tuệ đạo Phật tên là Mâu Dung, mỗi lần giảng dạy cho các đệ tử Nho Giáo, Mâu Tử đều mượn những sách có điển tích điển cố của nhà Nho nhằm thuyết giảng đạo Phật. Các đệ tử thấy làm lạ bèn hỏi ông nguyên nhân và ông đã kể lại câu chuyện của Công Minh Nghi và “đàn gảy tai trâu” cho họ nghe. Ai cũng lấy làm kính trọng bởi thầy Mâu Dung đã tìm hiểu kỹ đối tượng để đưa ra cách giảng dạy hiệu quả nhất. Và cũng từ đó “đàn gảy tai trâu” đã trở thành một thành ngữ được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Dùng câu thành ngữ đàn gảy tai trâu thế nào cho đúng?

Mỗi câu thành ngữ đều ẩn chứa những ý nghĩa của riêng nó và câu thành ngữ “đàn gảy tai trâu” cũng vậy. Khi chúng ta muốn người nghe có thể hiểu và tiếp thu được điều mình nói thì trước hết cách nói cũng như phương pháp truyền đạt của chúng ta phải phù hợp với họ. Chúng ta phải dùng cách thật khéo léo để họ hiểu, như vậy mới có thể cùng làm việc dễ dàng với nhau.

Đàn gẩy tai trâu nghĩa là gì
Sử dụng “đàn gảy tai trâu” đúng thời điểm, hợp lý

Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không nên xem thường hay hạ thấp bất kỳ ai. Bởi vì trình độ kiến thức và chuyên môn của mỗi người là khác nhau. Vì thế mỗi người đều có cái nhìn cùng sự hiểu biết không giống nhau. Có thể bạn biết điều này nhưng lại không biết điều kia và ngược lại.

Câu “đàn gảy tai trâu” còn ẩn ý cả thái độ khinh thường đối phương nên bạn cũng cần biết rõ đối tượng để dùng cách nói này cho phù hợp, tránh để họ hiểu lầm. Đây cũng chính là một yêu cầu về sự khéo léo của người nói, do vậy hãy cố gắng biến những thứ phức tạp thành đơn giản nhất để có thể truyền đạt cho người khác hiểu nhé!

Xem thêm: Tứ đổ tường là gì? Sự khác biệt giữa “tứ khoái” và “tứ đổ tường”

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được thế nào là đàn gảy tai trâu, ý nghĩa cũng như nguồn gốc sâu xa của câu thành ngữ này và có cách sử dụng hợp lý trong giao tiếp hàng ngày.