Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình là gì

Kinh nghiệm làm việc

08-05-2020

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua hao mòn vô hình rồi đúng không nào nhưng các bạn không hiểu hao mòn vô hình là gì? Các loại hao mòn vô hình. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình là gì

Hao mòn vô hình:

Hao mòn vô hình là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Tham khảo thêm thông tin việc làm tại Nhà Bè, TP.HCM

Hao mòn vô hình loại 1.

Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 được xác định theo công thức:

            Gd - Gh 

V1 = ----------------  x100                                                             

                Gd

Trong đó :

  • V1 : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1.
  • Gđ : Giá mua ban đầu của TSCĐ.
  • Gh : Giá mua hiện tại của TSCĐ.

Hao mòn vô hình loại 2.

Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy mua với giá như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 được xác định theo công thức.

           Gk 

V2 = -------  x100                                                                         

          Gd

Trong đó :

  • V2 : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2.
  • Gk : Giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm
  • Gđ : Giá mua ban đầu của TSCĐ.

Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình là gì

Hao mòn vô hình loại 3.

Tài sản cố định bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc thiết bị, qui trình công nghệ¼còn nằm trên các dự án thiết kế, các bản dự thảo đã trở nên lạc hậu. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ xảy ra đối với TSCĐ hữu hình mà còn xảy ra đối với TSCĐ vô hình. 

Xem thêm thông tin tuyển sinh tại Quận 9, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm về hao mòn vô hình rồi đúng không nào. Chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển thành công

Các bài viết khác

Trong quá trình sử dụng,do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn.Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do hao mòn tự nhiên,tiến bộ của KHKT.

Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất,giá trị sử dụng và giá trị củaTSCĐ trong quá trình sử dụng.Về mặtvật chất,đó là hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lí ban đầu ở các bộ phận,chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát,tải trọng,nhiệt độ,hoá chất.Về mặt giá trị sử dụng ,đó là sự giảm sút về giá trị TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Đối với các TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.

Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tố trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian, cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ. Tiếp đến là các nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng TSCĐ như độ ẩm, tác động của các hoá chất hoá học. Ngoài mức độ hao mòn hữu hình còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo TSCĐ như chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng, trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo.

Ngoài hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng các TSCĐ còn bị hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình là sự hao mòn về giá trị của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ KHKT ( được biểu hiện ở sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ).

Người ta thường chia hao mòn vô hình thành các loại sau:

- Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.

Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 được xác định theo công thức:

V 1 = G d − G h G d . 100 size 12{V rSub { size 8{1} } = { {G rSub { size 8{d} } - G rSub { size 8{h} } } over {G rSub { size 8{d} } } } "." "100"} {}

Trong đó:

V1: Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1.

Gd: Giá mua ban đầu của TSCĐ.

Gh: Giá mua hiện tại của TSCĐ.

- Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy mua với giá cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Như vậy, do có TSCĐ mới tốt hơn mà TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.

V2 = GkGd.100 size 12{ { {G rSub { size 8{k} } } over {G rSub { size 8{d} } } } "." "100"} {}

Trong đó:

V2: Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2.

Gk: Giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm.

Gd: Giá mua ban đầu của TSCĐ.

- Hao mòn TSCĐ loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn tới những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, các bản quyền phát minh sáng chế bị lạc hậu lỗi thời do có nhiều máy móc thiết bị, bản quyền phát minh khác tiến bộ hơn và giá rẻ hơn. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ xảy ra với các TSCĐ hữu hình mà còn với các TSCĐ vô hình.

Khấu hao TSCĐ:Khái niệm:

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ.

Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ.

Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp:

- Khấu hao hợp lý là biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định, làm cho doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.

- Khấu hao hợp lý giúp doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để có thể thực hiện kịp thời việc đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ.

- Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí, việc xác định khấu hao hợp lý là một nhân tố quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tính khấu hao. Theo phương pháp này mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng.

Tk = 1Nsd.100 size 12{ { {1} over {N rSub { size 8{ ital "sd"} } } } "." "100"} {}%.

Trong đó:

Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định.

Nsd: Thời gian sử dụng TSCĐ.

Mkh = NGNsd=NGxTk size 12{ { { ital "NG"} over {N rSub { size 8{ ital "sd"} } } } = ital "NGxT" rSub { size 8{k} } } {}

Trong đó:

Mkh: Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ.

NG: Nguyên giá của TSCĐ.

 Nhận xét về phương pháp khấu hao tuyến tính cố định:

Ưu điểm:

Cách tính này đơn giản, dễ làm, chính xác đối với từng loại TSCĐ.

Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành hoặc chi phí lưu thông một cách đều đặn, làm cho giá thành và chi phí lưu thông được ổn định.

Nhược điểm:

Khả năng hồi vốn chậm, không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của doanh nghiệp và không tránh khỏi hiện tượng hao mòn vô hình do không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao cố định nhân với giá trị còn lại của TSCĐ:

Mki = Tkc*Gdi

Trong đó:

Mki: Số tiền khấu hao TSCĐ năm i.

Tkc: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ.

Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ năm i.

Tkc = Tk*Hs

Các nhà kinh tế thường sử dụng hệ số như sau:

- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 4 năm: Hs = 1,5.

- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm: Hs = 2.

- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm: Hs = 2,5.

Ưu điểm:

Khả năng thu hồi vốn nhanh và phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình.

Nhược điểm:

Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. Người ta giải quyết nhược điểm này bằng cách khi chuyển sang giai đoạn cuối thời gian phục vụ của TSCĐ, ta có thể sử dụng phương pháp khấu hao bình quân.

Mki = Tki*NG

Trong đó:

Mki: Mức khấu hao năm i.

Tki: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm i.

Tki=
Số năm phục vụ còn lại của TSCĐ
Tổng số thứ tự năm sử dụng

Trong đó:

Tki: Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ.

i : Năm cần tính khấu hao.