Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và nếu ví dụ minh họa


Hướng dẫn

  • 1. Câu nghi vấn.
  • 2. Câu cầu khiến.
  • 2. Câu cảm thán
  • 4. Câu trần thuật.
  • 5. Câu phủ định.

Các kiểu câu theo mục đích nói – Tiếng Việt 8

Theo mục đích nói, trong tiếng việt phân làm 5 kiểu câu cơ bản. Căn cứ vào mụ đích nói (mục đích giao tiếp), người nói, người viết lựa chọn các kiểu câu sao cho phù hợp.

1. Câu nghi vấn.

Đặc điểm nhận biết: Câu nghi vấn là những câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chưa,…) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn).

– Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi.

Chức năng: Chức năng chính dùng để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… không yêu cầu người đối thoại phải trả lời. Trong một số trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Ví dụ:

– Bạn đã làm xong bài tập làm văn chưa?

– Ngày mai, các bạn có đến dự sinh nhật của Hồng không?

– Cô chủ ơi, bao nhiêu một mớ rau này vậy cô?

2. Câu cầu khiến.

– Đặc điểm nhận biết: Câu cầu khiến là những câu có từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, … đi, thôi, nào, với,... hay ngữ điệu cầu khiến.

– Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Chức năng: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, nhờ vả, đe dọa,…

Ví dụ:

– Xin hãy cứu lấy đứa bé, nó không còn có mẹ.

– Đừng hái quả ấy, nó còn xanh lắm.

– Xin hãy bỏ rác đúng nơi quy đinh để bảo vệ môi trường.

2. Câu cảm thán

– Đặc điểm nhận biết: Câu cảm thán là những câu có từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…

– Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

– Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Ví dụ:

– Không có thơ ca, cuộc sống sẽ buồn biết chừng nào!

– Than ôi, thời oanh liệt nay cong đâu!

– Thương thay con cuốc giữa trời

Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.

4. Câu trần thuật.

– Đặc điểm nhận biết: Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

– Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Xem thêm:  Đọc – hiểu văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

– Chức năng: Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,…

Ví dụ:

– Trăng lấp ló trên đầu núi, ánh sáng mơ màng trải khắp lưng nương.

– Những con sóng dồn dập vỗ vào bờ, bọt tung trắng xóa.

– Phía cuối chân trời, đàn chim lặng lẽ bay về phương Nam.

5. Câu phủ định.

Câu phủ định là câu có từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),… hoặc các cụm từ có hàm ý phủ định, bác bỏ: hay gì mà hay, đẹp gì mà đẹp,…

– Chức năng: Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không ội với ba vì có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)

Ví dụ:

– – Tôi không đồng ý với ý kiến của anh. (Phủ định bác bỏ)

– Loài sói rất dũng mãnh, chúng không sợ hi sinh. (Phủ định miêu tả)

– Nam không đi Hà Nội với ba vì bận ôn thi. (Phủ định miêu tả)

– Không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được bản sắc văn hóa của dân tộc. (Phủ định miêu tả).

  • Hành động nói và các kiểu hành động nói thường gặp

  1. 22/07/2020 tại 8:54 chiều

  1. Hành động nói và các kiểu hành động nói thường gặp – Thế Kỉ

Xem thêm:  Soạn bài: “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi)

Theo Thegioivanmau.com

Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói?Nêu các chức năng chính,đặc điểm,hình thức,ví dụ của từng kiểu câu đó?

09:50 26/05/2022

Cùng một hành động lời nói nhưng được thể hiện bằng nhiều kiểu câu khác nhau, tuy nhiên học sinh thường gặp khó khăn ở phần kiến ​​thức này vì cùng một kiểu câu có thể thực hiện thành hành động lời nói. Vì vậy các kiểu câu chia theo mục đích nói là một trong những mảng kiến thức gây rối cho học sinh trong việc sử dụng thế nào cho chính xác. Hiểu được điều đó, Colearn ở đây để cùng các bạn gỡ rối thật dễ dàng về câu phân loại theo mục đích nói nhé!

Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và nếu ví dụ minh họa

Lý thuyết liên quan đến các kiểu câu chia theo mục đích nói

Phân loại kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong Tiếng Việt

Với câu phân loại theo mục đích nói thì sẽ được chia thành: câu mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán và câu khai báo (câu trần thuật),... Căn cứ vào ngữ cảnh và nhu cầu diễn đạt mà người nói sẽ lựa chọn kiểu câu phù hợp để biểu thị ý nghĩa câu nói mình muốn. 

Xem thêm: Từ ghép từ láy là gì? Khái niệm và cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tìm hiểu chung về câu nghi vấn

  • Chức năng: Chức năng chính của dạng câu này là đặt ra câu hỏi. Bên cạnh đó câu nghi vấn cũng thường được sử dụng để bày tỏ những yêu cầu, khẳng định, phủ nhận, đe dọa, tình cảm, cảm xúc,... mà không cần người đối thoại phải trả lời. Trong một số trường hợp, các câu không phải câu hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Đây là một loại câu phân loại theo mục đích nói phổ biến nhất.
  • Hình thức: Được biểu hiện thông qua các từ để hỏi và khi kết thúc câu thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu.
  • Ví dụ: Năm nay bạn có được học sinh giỏi không? 

Tìm hiểu chung về câu cầu khiến

  • Chức năng: Cụm từ mệnh lệnh sẽ được thể hiện trong câu cầu khiến có chức năng như một lời đề nghị mong muốn mọi người làm theo một hành động nào đó. Dạng câu này được sử dụng cho các mệnh lệnh, lời khuyên, lời yêu cầu, gợi ý, lời gạ gẫm, đe dọa, v.v. Dạng câu phân loại theo mục đích nói này vô cùng phổ biến khi sử dụng giao tiếp hằng ngày.
  • Hình thức: Được biểu hiện thông qua các ngữ điệu mang tính cầu khiến hay trong câu có chứa những từ ngữ có nét cầu khiến
  • Ví dụ: Xin mỗi cá nhân hãy tự ý thức về vấn nạn ô nhiễm môi trường và bỏ rác đúng nơi quy định.

Tìm hiểu chung về câu cảm thán

  • Chức năng: Câu cảm thán được dùng với mục đích để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). Bạn có thể bắt gặp kiểu câu phân loại theo mục đích nói này trong văn nói hoặc văn viết dễ dàng.
  • Hình thức: Được biểu hiện thông qua các ngôn từ có tính chất cảm thán và câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than (!).
  • Ví dụ: Chao ôi khung cảnh này thật tuyệt vời biết bao!


Nắm vững câu phân loại theo mục đích nói giúp học sinh học tập hiệu quả hơn. Hiện nay, dạy học trực tuyến là gì cũng là khái niệm không còn xa lạ với học sinh và các bậc phụ huynh. Học online cũng giúp các em học tập hiệu quả nhất.

Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và nếu ví dụ minh họa

Câu cảm thán là câu chia theo mục đích nói

Câu trần thuật là gì?

  • Chức năng: Câu trần thuật hay câu kể được sử dụng để truyền đạt, tuyên bố, phán xét, nhận xét và giải thích. Nó có thể cũng được sử dụng để yêu cầu, gợi ý hoặc bày tỏ cảm xúc, tình cảm, v.v. Trong các kiểu câu chia theo mục đích nói đây là kiểu câu thông dụng nhất trong giao tiếp. Nó có các chức năng chính là giao tiếp, giải thích, trình bày, giới thiệu... Bên cạnh đó, nó còn thể hiện nhiều chức năng khác như hỏi, gợi mở, bộc lộ cảm xúc ....
  • Hình thức: Các câu trần thuật xuất hiện thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Là kiểu câu cơ bản thường dùng nhất trong giao tiếp và các bạn đừng nhầm lẫn nó với các kiểu câu chia theo mục đích nói khác nhé.
  • Ví dụ: Hôm nay quả là một ngày tuyệt vời vì em đã làm được một việc tốt và em cảm thấy rất hứng khởi.


Học sinh muốn học tốt Ngữ Văn thì cần nắm vững thêm khái niệm định ngữ là gì để học tập môn học này tốt nhất.

Tìm hiểu chung về câu phủ định

  • Chức năng: Câu phủ định thường sẽ xuất hiện và biểu thị cho ý xác nhận một sự việc hay sự vật gì đó có tính sai lệch. Hoặc bởi vì có một sự vật, sự kiện, loại hoặc mối liên hệ cụ thể. Bên cạnh đó ý dễ thấy nhất ở câu phủ định là mang tính bác bỏ một ý kiến hay một sự vật nào đó. 
  • Hình thức: Các câu phủ định thường mang trong câu một hàm ý có tính phủ định hay chứa những từ ngữ phủ định
  • Ví dụ: Quan điểm của bạn là hoàn toàn sai lệch với lý thuyết, tôi nghĩ điều này cần phải thay đổi và hiển nhiên tôi rất không đồng tình với quan điểm này.


Khi học sinh đã nắm vững toàn bộ kiến thức của câu phân loại theo mục đích nói cùng từ chỉ tính chất là gì sẽ giúp học sinh cải thiện năng lực tốt nhất.
 

Ôn tập các kiểu câu chia theo mục đích nói thường gặp trong Tiếng Việt

Cùng Colearn ôn tập các kiểu câu chia theo mục đích nói qua các bài tập dưới đây:

Câu 1: Hãy xác định và phân loại các câu sau thuộc kiểu câu nào trong các câu chia theo mục đích nói được nhắc phía trên. 

a) Hôm nay em đến trường rất vui.

b) Hôm nay em có đến trường học hay không?

c) Hôm nay em phải đến trường.

d) Ôi hôm nay em đến trường rất vui!

e) Hôm nay em không đến trường.

Đáp án:

a) Thuộc kiểu câu trần thuật

b) Thuộc kiểu câu nghi vấn

c) Thuộc kiểu câu cầu khiến/ câu mệnh lệnh

d) Thuộc kiểu câu cảm thán

e) Thuộc kiểu câu phủ định

Câu 2: Hãy đặt câu theo 4 kiểu câu chia theo mục đích nói dựa trên câu trần thuật đã cho sau đây: 

Hôm nay con đi chơi rất vui.

Đáp án:

Có thể đặt các kiểu câu như sau: 

a) Câu nghi vấn: Hôm nay con đi chơi có vui không?

b) Câu mệnh lệnh/ câu cầu khiến: Hôm nay con đi chơi hãy thật vui nhé.

c) Câu cảm thán: Chao ôi! Hôm nay con đi chơi vui thế!

d) Câu phủ định: Hôm nay con đi chơi không vui.

Trong quá trình giải bài tập về câu phân loại theo mục đích nói học sinh gặp phải những câu hỏi khó, chưa tìm ra đáp án có thể tham gia hỏi bài tại Colearn để nhận được câu trả lời nhanh nhất.

Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và nếu ví dụ minh họa

Học sinh rèn luyện giải bài tập câu chia theo mục đích nói

Colearn đã cùng bạn gỡ rối để học tốt chương trình Ngữ Văn 8 học kỳ 2 về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói rồi. Về phần kiến thức này học sinh cần quan tâm sâu đến kiến thức về hội thoại. Đồng thời lựa chọn trật tự từ xuất hiện trong câu, các tác phẩm đọc – hiểu trong chương trình học hay các phần tập làm văn để có thể trau dồi thật tốt mảng lý thuyết quan trọng này.