Mổ tử thi là gì

Trong quá trình điều tra những vụ án mạng, đặc biệt là những vụ án mà kẻ phạm tội đã bỏ trốn và có nhiều người được đưa vào diện tình nghi. Việc làm rõ hành vi phạm tội và truy tìm ra chính xác kẻ phạm tội là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người và không bỏ lọt tội phạm. Một trong những hoạt động có vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra các vụ án mạng đó là khám nghiệm tử thi. 

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, hoạt động khám nghiệm tử thi là một hoạt động điều tra nhằm phát hiện ra dấu vết tội phạm trên thi thể nạn nhân. Việc khám nghiệm tử thi có thể thực hiện khi quan sát bề mặt bên ngoài của tử thi hoặc cũng có thể là việc mổ tử thi và khám nghiệm bên trong nội tạng của tử thi. Mục đích của việc khám nghiệm tử thi nhằm mục đích phát hiện dấu hiệu phạm tội, cách thức phạm tội hoặc những dấu vết để của kẻ gây án có thể vô tình để lại trên thi thể nạn nhân như tóc, máu, tinh dịch,…. để từ đó xác định nguyên nhân cái chết của nạn nhân. Bên cạnh đó, khám nghiệm tử thi còn giúp cơ quan điều tra tìm hiểu về mục đích gây án, phương thức gây án của kẻ phạm tội để phục vụ quá trình điều tra.

Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện bởi cơ quan điều tra với sự tiến hành trực tiếp của giám định viên pháp y và được thực hiện dưới sự giám sát của Viện kiểm sát cùng sự làm chứng của những người liên quan. Cụ thể tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

Kết quả của công tác khám nghiệm tử thi có ý nghĩa rất quan trọng và trong một số trường hợp còn mang tính quyết định trong quá trình giải quyết đối với các vụ án giết người, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, các vụ án tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn lao động và trong một số trường hợp khác.

Việc khám nghiệm tử thi có thể diễn ra ngay khi người chết chưa được chôn cất hoặc có thể khai quật tử thi để thực hiện việc khám nghiệm, kết luận giám định. Trong những trường hợp cần phải khai quật và khám nghiệm tử thi phục vụ cho quá trình điều tra thì phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Hầu hết các vụ án mạng khi xảy ra thì những người thân của người bị hại đều hợp tác và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình tiến hành khám nghiệm tử thi. Bên cạnh đó, có rất nhiều vụ án tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chết trong một số trường hợp khác, sau khi xảy ra vụ việc giữa người thân của người bị hại và những người liên quan thỏa thuận với nhau về tình cảm, bồi thường nên cương quyết không hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng, cương quyết không cho các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm tử thi.

Như đã phân tích ở trên, việc khám nghiệm tử thi là một hoạt động quan trọng trong quá trình điều tra. Nó nhằm xác minh tội phạm để truy tố đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm. Do đó, pháp luật tố tụng hình sự không có quy định nào về việc mổ tử thi phải có sự đồng ý của gia đình nạn nhân. Có chăng đó là trong trường hợp nạn nhân đã được mai táng và chôn cất mà cơ quan điều tra xét thấy cần thiết phải khai quật và giám định tử thi để làm rõ tình tiết vụ án thì trước khi tiến hành việc khai quật tử thi thì cơ quan điều tra phải thông báo trước cho người nhà nạn nhân được biết (Căn cứ khoản 4 Điều 202 Bộ luật tố tụng hình sự).

Do đó, xét thấy nếu cần thiết, cơ quan điều tra có thể quyết định mổ tử thi kể cả khi gia đình không đồng ý. Tuy nhiên, trong thực tế, các điều tra viên thường mời người thân đến chứng kiến, động viên họ đồng ý để công việc điều tra được suôn sẻ, không gây ra bức xúc cho thân nhân người chết.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả.

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Thường xuyên phải đối mặt với những thi thể thối rữa, thậm chí bị phân huỷ đến không thể nhận dạng là công việc mỗi ngày của người làm nghề “mổ tử thi”.

Mổ tử thi là gì

Công việc hàng ngày của những bác sĩ pháp y

Từ xưa đến nay trong quan niềm của người phương Đông “chết phải toàn thây”. Việc động chạm dao kéo, mổ xẻ tử thi luôn được coi là điều tối kỵ. Nhưng để tìm ra nguyên nhân của những cái chết bí ẩn, hàng ngày các bác sĩ pháp y vẫn phải tiếp xúc với công việc ấy. Ẩn sau tấm áo blue trắng là bao nỗi niềm, bao sự hi sinh mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Khám nghiệm tử thi được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình phá án. Theo lời chia sẻ của giảng viên đang giảng dạy môn Giải phẫu tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: chỉ cần một phán đoán sai lầm dù là nhỏ thôi của bác sĩ pháp y cũng đủ khiến vụ án rẽ sang một hướng khác, bế tắc, không tìm thấy câu trả lời. Những kết luận của bác sĩ pháp y chính là cơ sở đầu tiên để cơ quan điều tra tìm ra thủ phạm và là căn cứ để cơ quan tố tụng xử lý đúng người, đúng tội.

Không như ở các quốc gia phát triển, bác sĩ pháp y được làm việc trong điều kiện có bàn mổ và đầy đủ tiện nghi. Tại nước ta, hầu hết các vụ giám định tử thi đều phải thực hiện trực tiếp ở hiện trường. Mưa còn được nghỉ chứ nắng thì phải là ngay. Mà hiện trường cũng dễ đến gì cho can. Chả thiếu những vụ án mạng xảy ra nơi rừng sâu, núi thẳm; không sử dụng được xe cộ mà phải đi bộ. Tìm được đến nơi thì chân tay cũng mỏi nhừ, phồng rộp, mắt hoa lên vì đói. Tư thế mổ cũng gò bó vô cùng, ngồi hoặc đứng lom khom, được một là cả người đau nhức. Gian khổ, vất vả là vậy mà người đời vẫn không thông cảm, vẫn kỳ thì, xa lánh và gọi họ là những người làm nghề “cúi mặt xuống xác chết”.

Mổ tử thi là gì

Công việc khó khăn, gian nan và vất vả

Việc giám định tử thi là thay người chết nói lên sự thật. Tuy nhiên, để có thể vạch trần được bộ mặt kẻ ác,trả lại sự công bằng cho xã hội; ngoài việc phải học tập tìm hiểu cập nhật kiến thức chuyên ngành, kiến thức Xét nghiệm Y học, các bác sỹ pháp y đã phải đánh đổi rất nhiều thời gian, trí tuệ, công sức và thậm chí là sức khỏe. Có những trường hợp, người chết bị nhiễm các bệnh như HIV/AIDS, lao, viêm gan B,….Mặc dù biết nguy hiểm và có khả năng bị phơi nhiễm nhưng vì để tìm ra sự thật, họ vẫn phải tiến hành giải phẫu.

Đã đến với nghề này thì dù là ngày nghỉ hay lễ tết, các bác sĩ pháp y vẫn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho công việc. Họ không được chủ động về thời gian bởi ai biết đâu khi nào thì có người chết. Mà một khi đã bắt tay vào công việc; chuyện quên ăn, quên ngủ là hết sức bình thường vì chưa pháp y thì chưa có manh mối điều tra, chưa được chôn cất và chưa được giải tỏa hiện trường. Yêu cầu và tính chất công việc đòi hỏi người bác sĩ pháp y phải thận trọng, tỉ mỉ và nghiêm túc trong từng công đoạn. Công việc của các bác sĩ pháp y vừa khó, vừa vất vả. Tiền lương ít hơn thì đã đành song những ám ảnh tâm lý mới là điều đáng để lưu tâm. Những tai nạn thảm khốc, những án mạng kinh hoàng, những xác chết giấu bao nhiêu năm mới được tìm thấy,…Chỉ nghĩ thôi đã thấy rợn người. Chắc hẳn, họ phải có tâm lí vững vàng lắm mới làm được công việc này.

Bác sĩ bình thường đã khó, bác sĩ pháp y lại càng khó hơn vì chuyên ngành nào họ cũng phải nắm rõ. Họ phải làm tốt cả giải phẫu học, mô học lẫn sinh lý học. Ngoài ra họ còn được trang bị kiến thức về khoa học hình sự, về hiện trường, nắm chắc kiến thức pháp luật và được trang bị nghiệp vụ công an để trong bất cứ tình huống nào vẫn có thể bảo vệ được kết quả giám định của mình.

Mổ tử thi là gì

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur năm 2017

Bỏ ra nhiều là thế nhưng hàng ngày những người làm nghề pháp y vẫn phải chịu sự kỳ thị, xa lánh của những người xung quanh. Thậm chí là từ chính người thân trong gia đình. Họ không được chào đón trong những ngày lễ, tết, chuyện vui, hội họp,…Nhiều người còn không dám ngồi gần, bắt tay.

Tuy vậy khi được hỏi có hối hận hay không, 1 bác sĩ làm việc lâu năm trong ngành pháp y vẫn mỉm cười và chia sẻ: “Dù được quay lại một lần nữa, tôi vẫn tiếp tục lựa chọn công việc này”.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược