Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì

  • Methylphenidat và các dẫn xuất của nó, các chất dẫn xuất amphetamine hoặc Na oxybate

  • Một số thuốc chống trầm cảm ức chế thời kỳ REM

Một số bệnh nhân bóng đè, ảo giác thức, ảo giác mơ, thỉnh thoảng mất trương lưc cơ một phần, EDS nhẹ không cần điều trị. Đối với những người khác, thuốc kích thích và thuốc chống loạn thần được sử dụng. Bệnh nhân cũng nên ngủ đủ giấc vào ban đêm và ngủ trưa ngắn (< 30 phút) vào cùng một giờ mỗi ngày (thường là buổi chiều).

Modafinil, một thuốc giữ tỉnh táo tác dụng kéo dài, có thể dùng cho bệnh nhân từ EDS nhẹ đến trung bình. Cơ chế hoạt động không rõ ràng. Thông thường, modafinil dùng với liều 100-200 mg uống vào buổi sáng. Liều được tăng lên đến 400 mg nếu cần. Nếu thuốc không kéo dài tác dụng đến buổi tối, có thể chỉ định thêm một liều nhỏ tiếp theo (ví dụ: 100 mg) vào buổi trưa hoặc 13h, mặc dù điều này đôi khi ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Armodafinil, các R-enantiomer của modafinil, có lợi ích và tác dụng phụ tương tự nhưng tác dụng lâu hơn; liều lượng là 150 hoặc 250 mg mỗi ngày một lần vào buổi sáng.

metylphenidat hoặc dẫn xuất amphetamine có thể được sử dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng với hoặc không thể dung nạp modafinil. Liều của methylphenidate là 5 đến 15 mg uống 2 lần/ngày. Có thể sử dụng methamphetamine liều từ 5 đến 20 mg/lần uống 2 lần/ngày hoặc dextroamphetamine 5 mg/lần uống 2 lần/ngày đến 20 mg/lần uống 3 lần/ngày. Methylphenidate và các dẫn xuất amphetamine có sẵn trong các chế phẩm có tác dụng kéo dài và do đó có thể dùng liều một lần/ngày ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, các chất kích thích này có tác dụng phụ đáng kể, bao gồm kích động, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim, thay đổi cảm giác thèm ăn, và thay đổi tâm trạng (ví dụ, phản ứng hưng cảm); khả năng lạm dụng là cao.

Pemoline, mặc dù ít gây nghiện hơn amphetamine nhưng không được khuyến cáo vì nó có thể gây độc gan và các men gan phải được theo dõi mỗi 2 tuần.

Na oxybate cũng có thể được sử dụng để điều trị EDS và mất trương lực cơ. Một liều 2,25 g uống được dùng sát lúc lên giường đi ngủ, sau đó liều tương tự vào 2,5 đến 4 giờ sau đó. Liều tối đa là 9 g/đêm. Tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, viêm mũi họng, buồn ngủ, nôn mửa, tiểu không tự chủ, và đôi khi mộng du. Na oxybate là một loại thuốc theo nhóm III và có tiềm năng bị lạm dụng và phụ thuộc. Nó không chống chỉ định ở những bệnh nhân suy giảm semialdehyde dehydrogenase succinic và không nên dùng ở bệnh nhân bệnh lý hô hấp không được điều trị.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (đặc biệt là clomipramine, imipramine, và protriptyline) và SSRIs (ví dụ, venlafaxine, fluoxetine) đã được sử dụng trong quá khứ để điều trị chứng khó ngủ, tê liệt khi ngủ, và ảo giác hypnagogic và hypnopompic; tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả của những loại thuốc này còn hạn chế.

Ngủ không sâu, hay thức giấc giữa đêm không chỉ mang đến sự phiền toái. Đó còn là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề. Hãy cùng Prudential tìm hiểu tình trạng giấc ngủ đang cảnh báo gì về sức khỏe của bạn nhé!

Bác sĩ Shanon Makekau, Giám đốc trị liệu của trung tâm Phổi học và Giấc ngủ, cho biết hơn 1/3 người lớn đều trải qua chứng mất ngủ. Trong đó, có đến 10 – 15% người chịu đựng chứng mất ngủ kinh niên, với mức độ từ thấp nhất như cảm giác bồn chồn đến việc quá tỉnh táo vào giờ ngủ và tệ hơn là không thể ngủ suốt đêm.

Nguyên nhân thường thấy của việc này là do bạn “nạp” vào cơ thể quá nhiều cà phê, thuốc lá và stress cũng là một lý do không thể bỏ qua. Thông thường, chứng mất ngủ sẽ biến mất khi bạn hạn chế các chất kích thích, chuẩn bị không gian ngủ sạch sẽ tinh tươm và đã “xả stress” hoàn toàn trước giờ ngủ. Nếu chứng mất ngủ của bạn vẫn kéo dài dù đã thực hiện những cách trên, hãy tìm đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để sớm chữa trị.

Việc đặt đồng hồ báo thức rồi… tắt chuông để “nướng” thêm nhiều lần nữa không xa lạ với bạn đúng không? Thói quen không tốt này có thể đến từ lý do tâm lý không muốn đối diện với áp lực của ngày mới, hoặc bạn đã quá mệt mỏi với ngày hôm trước.

Theo chuyên gia sức khỏe Alex Tauberg, cơ thể chúng ta luôn có một chiếc đồng hồ sinh học tự nhiên và “ra lệnh” cho cơ thể ngủ và thức đúng giờ. Nếu “cãi lệnh”, bạn sẽ khiến cơ thể rối loạn vì hoạt động không điều độ. Do đó, đừng để những áp lực của một ngày làm việc gây hại cho cơ thể, hãy bỏ qua mọi thứ trước lúc lên giường ngủ và tranh thủ một giấc ngủ trưa ngắn nếu được.

Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì

Có khá nhiều lý do khiến bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau 8 tiếng ngủ. Chuyên gia giấc ngủ Steven R.Olmos, khuyên bạn nên nhớ lại những gì mình đã ăn vào trước lúc ngủ. Ông cho biết “Ăn ít chất xơ, nhiều chất béo bão hòa hoặc đường khiến cơ thể bị phấn khích và hệ tiêu hóa vẫn phải hoạt động tiêu thụ thức ăn trong khi ngủ. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy mệt đừ vì cơ thể đã hoạt động suốt đêm.”

Điều này thường xảy ra khi bạn uống say trước giờ ngủ hoặc những người có thói quen uống rượu cho dễ ngủ. Theo chuyên chuyên gia giấc ngủ Slaughter, bạn không nên uống rượu ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ. Chính lượng cồn lưu thông trong máu khiến cơ thể bị tỉnh giấc khi đã “giải rượu” và bạn khó quay trở lại giấc ngủ hơn. Việc này càng gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn một cách nghiêm trọng.

Nếu không phải vì lý do này nhưng bạn vẫn thức giấc giữa đêm, hãy đến gặp thầy thuốc ngay. Ngủ không thẳng giấc có thể khiến cơ thể bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến tâm lý.

Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì

Không chỉ ngáy, mà các triệu chứng như thở dốc, thở ngắt quãng trong suốt giấc ngủ đồng nghĩa với các vấn đề về hô hấp. Theo bác sĩ Makekau, hô hấp yếu còn dẫn đến chứng buồn ngủ ban ngày, khô và đau cổ họng, đau đầu buổi sáng, trầm cảm và rối loạn trí nhớ. Đối với người bị tăng cân hoặc có gia đình gen “ngủ ngáy”, việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện càng sớm càng tốt, để chẩn đoán các bệnh về tim và tiểu đường.

Ngay cả trong giấc ngủ, bạn cảm thấy chân bị những cơn ngứa ở chân và trở mình liên tục. Theo bác sĩ Makekau, bạn có thể duỗi thẳng chân, di chuyển để cảm thấy bớt khó chịu. Đôi khi rượu và cà phê buổi tối cũng tạo nên cảm giác này. Hãy tắm nước nóng và mát-xa nhẹ cơ thể để máu huyết lưu thông trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể đến gặp bác sĩ dinh dưỡng, vì đây có thể là biểu hiện của việc thiếu Sắt, Vitamin B12 và Folate.

Thông thường, người lớn cần 7 đến 9 tiếng để ngủ mỗi đêm, để cảm thấy khỏe mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ Makekau cũng khuyên rằng chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém thời lượng giấc ngủ. Thế nên, đừng để bản thân rơi vào tình trạng buồn ngủ triền miên vì giấc ngủ bị gián đoạn. Hãy tạo cho chính mình một không gian thoải mái nhất để bắt đầu giấc ngủ. Hơn thế, bạn quan sát và tập cho mình thư giãn dần từ giấc ngủ REM (lim dim), đến giấc ngủ NREM (không lim dim) để thật sự thư giãn và lấy lại năng lượng.

Thức giấc giữa đêm để đi tiểu có thể do bạn uống quá nhiều nước trước khi ngủ, nhưng cũng không thể loại bỏ các trường hợp liên quan đến sức khỏe. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ, vì đó có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc phù tuyến tiền liệt.

Bây giờ thì bạn hãy nghĩ lại mình đã gặp phải tình huống nào và quyết định đến gặp bác sĩ nếu cần thiết, càng sớm càng tốt. Chúc bạn luôn có giấc ngủ ngon và tràn đầy năng lượng mỗi ngày!

1. Bệnh suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

2. Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ không chuyển hóa được đường glucose thành năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng cao và không có đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động, vì thế người tiểu đường tuýp 2 sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.

3. Bệnh mất ngủ kinh niên

Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.

4. Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và thèm ngủ.

6. Thiếu máu

Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung… Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

7. Bệnh về gan

Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lí do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.

8. Bệnh tim

Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…

Nếu bạn cảm thấy có những sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt , vì nó sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân một cách nhanh nhất để có cách điều trị thích hợp .

Hồng Vân