Nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao

Chế độ học tập và thời khóa biểu trong học tập, cùng các hoạt động thể thao trong trường học cần đảm bảo những điều kiện gì? Cùng tìm hiêu qua 3 tiêu chuẩn về thời gian biểu học tập, vệ sinh trong hoạt động thể chất của học sinh theo quy định định vệ sinh trường học  của Bộ y tế sau

Nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao

Vệ sinh trong phòng học trong trường

Tiêu chuẩn vệ sinh phòng thể dục

Đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả, thoáng khí và có nồng độ khí co2 tối đa là 0,1 %.

Sân tập bằng phẳng, đảm bảo an toàn, có hệ thống thoát nước không trơn. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ, y tế cần thiết đề phòng có chấn thương trong lúc học sinh tập luyện.

Nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao

Vệ sinh trong phòng học trong trường

Các phương tiện luyện tập, đảm bảo độ an toàn và vệ sinh tuyệt đối trước giờ học sinh tập luyện.

Phòng luyện tập – thực hành có buồng tắm, phòng thay đồ riêng cho nam và nữ.

Đầy đủ hệ thống nước uống, tắm rửa cho học sinh.

Vệ sinh hệ thống sân bãi tập luyện trong trường học

Sân bãi bằng phẳng, không có hố rãnh, ngập nước; sân bóng trồng cỏ tự nhiên hoặc nhân tạo.

Sân phải được vệ sinh trước 30 phút khi luyện tập, nếu quá khô hoặc bụi thì cần tưới nước.

Tuyệt đối tránh luyện tập, thi đấu khi sân bãi có nhiều bùn, nước lầy lội trơn trượt hoặc trong điều kiện thời tiết mưa hoặc nắng gắt.

Đường chạy có nền cứng, và rãnh thoát nước; hố cát nhảy ra không lẫn kim loại sắc nhọn, đá sỏi; khu vực ném tạ, nền đất cứng … rộng rãi, an toàn … không có người đứng.

Trang bị đầy đủ các dụng cụ thiết bị y tế khi có chấn thương xảy ra, kịp thời sơ cứu, băng bó nếu cần thiết.

Thời gian biểu học tập trong trường học

Cần cân bằng chế độ học tập và vui chơi vừa sức, hợp lý phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, còn cần đặc biệt lưu ý thời gian biểu theo mùa: sớm về mùa hè và muộn hơn về mùa đông.

Thời gian mỗi tiết học thường kéo dài 45 – 55 phút và nghỉ giữa giờ là  5 – 10 phút. Học sinh ra ngoài phòng học để lưu thông không khí, giảm bớt nồng độ khí co2 trong phòng.

II. Vệ sinh tập luyện thể dục TT
1. Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện
Vệ sinh là khoa học về sức khoẻ và xây dựng những điều kiện thích hợp nhằm bảo
vệ và tăng cường sức khoẻ của con người để phòng bệnh tật.
Mục đích của vệ sinh là nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường sống đối với
sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người. Xây dựng cơ sở khoa học và các
điều kiện tối ưu để duy trì sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.
Trong quá trình phát triển, vệ sinh học đã chia ra thành nhiều phần môn để giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể; Vệ sinh lao động, vệ sinh học đường, vệ sinh thực
phẩm, vệ sinh thể dục TT.
Vệ sinh TDTT nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường đối với cơ thể người
tập, nó có vị trí quan trọng trong quá trình GDTC. Các kiến thức vệ sinh học không
chỉ góp phần hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường đối với cơ thể người
tập, mà còn tạo cơ sở khoa học để sử dụng các yếu tố môi trường, làm tăng hiệu
quả tập luyện, nâng cao trạng thái sức khoẻ chung và đề phòng chấn thương.
Trong quá trình GDTC, học sinh cần nắm vững các kiến thức về vệ sinh cá nhân và
vệ sinh công cộng, biết cách sử dụng có hiệu quả các kiến thức ấy trong sinh hoạt,
học tập và lao động, trong việc tổ chức tham gia các hoạt động TDTT.
Vệ sinh TDTT bao gồm các phần vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh bãi
tập, dụng cụ khi tập luyện và thi đấu TDTT và các phương pháp vệ sinh nhằm hồi
phục và nâng cao khả năng làm việc.
2. Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân bao gồm các vấn đề sắp xếp hợp lý thời gian biểu hàng ngày, vệ
sinh thân thể, vệ sinh trang phục.
Những hiểu biết về vệ sinh cá nhân không chỉ cần thiết đối với mỗi người mà còn
có ý nghĩa xã hội to lớn, bởi mỗi cá nhân là một phần nhỏ của xã hội. nếu bỏ qua
các yêu cầu vệ sinh cá nhân có thể làm lan truyền các bệnh dịch trong tập thể.

Nội dung chính của vệ sinh cá nhân là xây dựng được nếp sống vệ sinh lành mạnh,
sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, tập luyện TDTT, vệ sinh ăn uống, vệ


sinh ngủ, vệ sinh thân thể, trang phục, khắc phục các thói nghiện xấu.
2.1. Sắp xếp thời gian biểu hàng ngày hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi
Cơ sở của việc sắp xếp là dựa trên quy luật về nhịp sinh học của cơ thể. Đây là quy
luật quan trọng của tự nhiên. Như ta đã biết tất cả các quá trình sống đặc trưng cho
sinh vật đều biến đổi có tính nhịp điệu. Nhiều chức năng của cơ thể, kể cả khả
năng hoạt động thể lực, biến đổi tuân theo quy luật nhịp ngày, đêm. Các công trình
nghiên cứu đã cho thấy khả năng hoạt động thể lực kém nhất vào khoảng thời gian
từ 2 giờ đến 5 giờ và từ 12 giờ đến 14 giờ, có thể mạnh nhất từ 8 đến 12 giờ và từ
14 đến 17 giờ hàng ngày.
Yếu tố thời điểm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của các quá trình sinh hoá xẩy ra
trong cơ thể. Ví dụ: Nếu hàng ngày ăn cơm vào một giờ nhất định thì vào thời
điểm đó dịch tiêu hoá sẽ tiết ra nhiều, làm cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
Hoặc nếu tiến hành lao động trí óc hoặc lao động chân tay vào một giờ nhất định
trong ngày thì vào thời gian đó khả năng hoạt động trí óc hoặc chân tay sẽ tăng lên.
Lợi ích của việc sắp xếp thời gian biểu hàng ngày:
- Đảm bảo các quy luật nhịp sinh học của cơ thể tạo điều kiện tối ưu cho cơ thể
hoạt động và hồi phục nâng cao khả năng lao động và tập luyện.
- Làm cho hoạt động của người thực hiện thời gian biểu có hiệu quả và kinh tế. Làm cho cơ thể kịp thời phát huy các khả năng dự trữ của mình để hoạt động theo
quy luật của phản xạ có điều kiện.
Không thể xây dựng một thời gian biểu chung cho mọi người, vì điều kiện sống,
sinh hoạt, lao động, học tập của mỗi người không giống nhau. Song các nguyên tắc
vệ sinh cơ bản của thời gian biểu hàng ngày phải được bảo đảm đầy đủ, đó là các
nguyên tắc:
- Hàng ngày ngủ dậy vào một giờ nhất định.
- Tập thể dục buổi sáng và làm vệ sinh thân thể (rửa mặt, đánh răng, tắm...) đều
đặn.
- Ăn vào một giờ nhất định.

- Học tập, làm việc vào những giờ nhất định.

- Tập luyện TDTT hợp lý, ít nhất 2 lần một tuần, mỗi lần 2 giờ.
- Hàng ngày ngủ ít nhất 8 giờ. Đi ngủ vào một giờ nhất định. Trong thời gian biểu
hàng ngày cần phải dành thời gian cho nghỉ ngơi. Và có ít nhất 2 giờ trong ngày
làm việc hoặc nghỉ ngơi ngoài trời.
Việc xây dựng và thực hiện thời gian biểu hàng ngày một cách nghiêm túc có tác
dụng rất nhiều trong việc giáo dục và rèn luyện ý chí, tính tổ chức kỷ luật.