Nhìn thấy mạch đập ở cổ tay có sao không

 

Nhìn thấy mạch đập ở cổ tay có sao không

Song song với sự phát triển của y học hiện đại vẫn tồn tại nền y học cổ truyền lâu đời do ông cha ta để lại. Theo những thầy thuốc thì phụ nữ mang thai có thể kiểm tra bằng cách bắt mạch ở cổ tay. Vì lúc này đây cơ thể của họ có nhiều thay đổi ngay cả nhịp tim cũng sẽ nhanh hơn người bình thường. Vậy phương pháp này được sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi hướng dẫn trong bài viết dưới đây:

Số đo mạch bình thường theo từng độ tuổi

  • Trẻ sơ sinh: 120 - 140 lần/phút;
  • Trẻ 1 tuổi : 100 - 130 lần/phút;
  • Trẻ 5 - 6 tuổi : 90 - 100 lần/phút;
  • Trẻ 10 - 15 tuổi : 80 - 90 lần/phút;
  • Người lớn : 60 - 80 lần/phút;
  • Người già : 60 - 70 lần/phút.
Nhìn thấy mạch đập ở cổ tay có sao không

Những yếu tố ảnh hưởng đến số đo mạch

  • Giới tính: Phụ nữ có nhịp mạch đập nhanh hơn đàn ông (khoảng 7 - 8 lần/1 phút);
  • Tuổi tác: Tần suất mạch đập bình thường giảm dần theo tuổi tác, từ trẻ sơ sinh đến người già;
  • Thời gian: Mạch đập buổi chiều thường nhanh hơn buổi sáng;
  • Ăn uống: Sau khi ăn uống, tần suất mạch đập tăng do quá trình chuyển hóa trao đổi chất tăng;
  • Vận động, tập luyện: nhịp đập mạch của người bình thường khi vận động và tập luyện thể dục thể thao sẽ tăng lên do tim co bóp nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, nhất tiêu hao;
  • Tâm lý, cảm xúc: Khi xúc động tần suất mạch đập thường tăng lên;

Sử dụng thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc có thể kích thích mạch đập nhanh hơn; ngược lại, thuốc an thần hay chẹn bê ta có thể làm giảm tần suất mạch đập.

Nhìn thấy mạch đập ở cổ tay có sao không
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số đo mạch

Tần suất mạch đập tối đa là bao nhiêu?

  • Tần suất mạch đập tối đa phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Ở phụ nữ, tần suất mạch đập tối đa là kết quả của 226 trừ đi số tuổi; ở đàn ông, tần suất mạch đập tối đa là kết quả của 220 trừ đi số tuổi;
  • Mạch đập nhanh khi số đo mạch > 100 lần/phút và mạch đập chậm khi số đo mạch < 60 lần/phút. Mạch đập so le, lúc mạnh lúc yếu. Mạch đập nghịch thường gặp ở người bị bệnh tràn dịch màng tim. Mạch đập cứng và khó bắt thường gặp ở người bị xơ vữa động mạch. Mạch đập yếu và khó bắt thường gặp đối với người bị bệnh nặng, sốc.

Tần suất mạch đập sẽ cho biết sức khỏe của mỗi người. Theo dõi mạch sẽ giúp chúng ta có thêm cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch nói riêng và của cả cơ thể nói chung.

Cách bắt mạch tay biết có thai

Cách bắt mạch này sẽ chính xác hơn nếu chị em chúng ta thực hiện vào sáng sớm lúc chưa ăn bất kì thực phẩm gì. Đầu tiên, trước ngày bắt mạch một ngày, chị em hãy để hai ngón tay lên cổ tay, ngay lằn chỉ cổ tay để dò mạch. Mạch của chúng ta sẽ dễ dò đối với những chị em cổ tay nhỏ, lúc này khi đã dò được mạch cứ một lần đập sẽ tính là một nhịp.

Bạn đang xem: Bắt mạch cổ tay biết có thai

Bước kế tiếp là vào sáng ngày tiếp theo các nàng nên mua 4g xuyên khung ở các nhà thuốc Đông Y, sau đó đem ủ với 30 – 40ml nước sôi trong vòng 5 phút, sau thời gian ủ chị em để nguội và uống. Bước cuối là chúng ta sẽ bắt đầu để tay vào vùng mạch hôm trước đã dò thấy và canh thời gian trong 1 phút bắt đầu đếm số nhịp mà mạch đập là bao nhiêu.

Nhìn thấy mạch đập ở cổ tay có sao không

Mẹ bầu sẽ có nhịp đập 80 – 85 lần/phút

Với người bình thường nhịp đập trung bình 1 phút là 70 nhịp, với mẹ bầu thì số nhịp này sẽ nhiều hơn và nhanh hơn 80 – 85 nhịp/phút. Trong 1 phút này chị em có thể đếm số nhịp để xác định bản thân có đang mang thai hay không. Chú ý phải giữ bình tĩnh, thở đều đừng vì quá vội mà thở gấp, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn, kết quả sẽ cho ra không chính xác nhé.

Ngoài việc mạch đập nhanh hơn chúng ta có thể quan sát thêm các dấu hiệu khác như: thèm ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén, khí hư ra nhiều,…để biết chính xác mang thai. Trong trường hợp mạch đập nhanh hơn bình thường nhưng không đi kèm với bất kì dấu hiện mang thai nào, chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh mình đang mắc phải.