Quốc lộ hay là tuyến đường bộ có điểm đầu ở Hà Nội và điểm cuối ở tỉnh nào

Hiện tại, 3 trục đường quốc lộ: 21, 21A và 21B đều chạy trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định. Đây vừa là tuyến đường bộ cấp quốc gia vừa là tuyến đường vận chuyển hàng hóa chính từ Hà Nội đi Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định

Từ Hà Nội muốn vận chuyển hàng hóa đi Hà Nam và Nam Định có rất nhiều cung đường đi để lái xe lựa chọn như: Quốc lộ 1A cũ, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 21. Nếu điểm bốc hàng ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và điểm trả hàng ở Phủ Lý (Hà Nam) hoặc Hải Hậu (Nam Định) thì Quốc lộ 21 là lựa chọn tối ưu cho chuyến vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Hà Nam và Nam Định.

Quốc lộ hay là tuyến đường bộ có điểm đầu ở Hà Nội và điểm cuối ở tỉnh nào

Quốc lộ 21 hay còn gọi là 21A là tuyến đường bộ cấp quốc gia, trước đây, con đường này có điểm đầu là ngã tư Sơn Lộc (ngã tư Viện 105) thuộc phường Sơn Lộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Điểm cuối là thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, gần cửa biển Lạch Giang của sông Ninh Cơ. Sau khi thành lập đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Sơn Tây đến ngã ba Làng Sỏi của quốc lộ 21 được được nhập vào con đường xuyên Việt này. Quốc lộ 21 mới hiện có điểm đầu đặt tại cửa ngõ vào thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và kết thúc điểm tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. ngã ba  Các huyện, thị, thành phố mà quốc lộ 21 đi qua như sau: Đường Hồ Chí Minh (Ngã ba Làng Sỏi) – Chi Nê (Lạc Thủy) – Kim Bảng – Phủ Lý – Thanh Liêm – Bình Mỹ (Bình Lục) – Mỹ Lộc (Mỹ Lộc) – Thành phố Nam Định – Nam Trực – Cổ Lễ (Trực Ninh) – Xuân Trường – Yên Định (Hải Hậu) – Cồn (Hải Hậu) – Thịnh Long (Hải Hậu). Đoạn quốc lộ 21 cũ hiện đang là đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua các huyện, thị trấn là: Sơn Tây – Thạch Thất – Quốc Oai – Lương Sơn – Xuân Mai (Chương Mỹ) – Thanh Hà (Kim Bôi). Quốc lộ 21 cũ cơ bản đi trùng với đường Hồ Chí Minh (tách với đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Làng Sỏi), gặp quốc lộ 1 tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Đoạn từ Phủ Lý về đến thành phố Nam Định Quốc lộ 21 chạy song song với đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam; nối với đường quốc lộ 10 tại thành phố Nam Định tỉnh Nam Định.

Quốc lộ 21 đi qua nhiều vùng đất trù phú của Hà Nội, Hà Tây cũ, Hàn Nam, Nam Định, nơi được cho là đất lúa của đồng bằng sông Hồng, gánh trên mình nhiệm vụ phát triển giao thương kinh tế xã hội giữa vùng biển đến vùng đồi núi và đồng bằng phía Nam Thủ Đô mà không qua trung tâm Hà Nội. Vì vậy, việc nâng cấp Quốc lộ 21 là tất yếu để kinh tế của 4 tỉnh, thành phố được gắn kết bền chặt và phát triển bền vững.

Quốc lộ 21 chính tuyến, đoạn từ Nam Định đến Thịnh Long có chiều dài 56,6 km, năm 2011 đã được cải tạo nâng cấp mở rộng từ năm 2011 theo khuôn khổ dự án: Nâng cấp cải tạo đường bộ (WB4) thuộc nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Đây là một trong những tuyến đường ven biển đầu tiên trong mạng lưới đường ven biển phía Bắc đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với 2 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/h. là một trong những dự án đường bộ lớn nhất từng được triển khai ở Nam Định.

Trong nhiều năm qua, quốc lộ 21B từ Ba La (Hà Nội) đến Cầu Ba Đa (Hà Nam) dài 59km, đã được nâng cấp và hoàn thiện toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với 2 làn xe cơ giới

Quốc lộ 21, đoạn từ thị xã Sơn Tây qua các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, theo quy hoạch có tổng chiều dài 29,36 km, quy mô mặt cắt ngang 44m (6 làn xe). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 7.612 tỷ đồng theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), nhằm góp phần từng bước hoàn chỉnh hệ thống đường khu vực phía Tây thành phố, kết nối các trục đường hướng tâm Quốc lộ 6, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32 và kết nối với cầu Vĩnh Thịnh.

Với việc nâng cấp Quốc lộ 21 chạy dài qua các huyện trù phú nhất tỉnh, hướng ra các cảng biển trọng yếu của Nam Định đã tạo nên một tuyến đường hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận tải hàng hoá, thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm sông Hồng và tăng tính lưu thông với các khu vực lân cận. Các trục quốc lộ 21 sẽ là trục giao thông chính cho phát triển nông nghiệp của thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam và Nam Định./.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.

Quốc lộ hay là tuyến đường bộ có điểm đầu ở Hà Nội và điểm cuối ở tỉnh nào

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người.

Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10.1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.

Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh  còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.

Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp- nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên- bằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa.

Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất đồng bằng Sông Hồng và cũng là tỉnh nhỏ nhất nước, với dân số cũng chỉ hơn một triệu người, nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng GDP năm 2010 là 32,74%, đứng vị trí thứ nhất trong số các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ.

Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của Bắc Ninh là 59,57, đứng thứ 16 trong số 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn như Canon, Nippon Steell, Nikon Seiki, Sumsung, Sentec, Nokia… đã đầu tư, mở cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh.

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.