Tính chất khép kín của biển Đông là gì

Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho?

A. Biển Đông ít bị thiên tai, khí hậu khá ổn định.

B. Nhiệt độ cao và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. Hải lưu có tính khép kín và chảy theo hướng gió mùa.

D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn.

Đáp án đúng C.

Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho hải lưu có tính khép kín và chảy theo hướng gió mùa, ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…).

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Biển Đông là vùng biển rộng có diện tích: 3,447 triệu km2, là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bao bọc bỏi các vùng cung đảo.

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

1/ Khí hậu

– Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.

– Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

2/ Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

– Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.

– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ…

3/ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan và trữ lượng muối biển lớn.

– Tài nguyên hải sản: các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng…

4/ Thiên tai

– Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển.

– Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.

Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là


A.

sóng mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc, dòng hải lưu hoạt động theo mùa.

B.

nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 230C và tăng dần từ Nam ra Bắc.

C.

độ muối trung bình khoảng 30-33 %0và đồng nhất giữa các mùa.

D.

thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn và tác động sâu sắc nhất là ở đồng bằng sông Hồng.

Đáp án D

Chế độ thủy triều của nước ta khá phức tạp, gồm cả chế độ bán nhật triều và nhật triều. Bán nhật triều phổ biến ở miền Nam, còn nhật triều phổ biến ở miền Bắc [điển hình nhất là chế độ nhật triệu ở vùng vịnh Bắc Bộ].

=> Do vậy nhận định: "chế độ bán nhật triều là chính" không chính xác

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn [nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu] và sinh vật biển.

Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea. Đặc điểm của biển Đông là vùng biển tương đối kín. Vậy biển đông là vùng biển tương đối kín là nhờ đâu là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Câu hỏi: Biển đông là vùng biển tương đối kín là nhờ

A. Nằm giữa hai lục địa Á – Âu và Ôxtraylia.

B. Được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo.

C. Nằm hoàn toàn trong vòng nội chí tuyến.

D. Thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, băng qua các eo biển hẹp.

Đáp án đúng B.

Biển đông là vùng biển tương đối kín là nhờ được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo, vùng biển được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Biển Đông là tên gọi truyền thống mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển nằm ở phía đông Việt Nam theo nghĩa Hán Việt. Biển Đông là vùng biển có tên quốc tế là South China Sea [tiếng Anh, nghĩa là biển ở phía Nam Trung Quốc] hay Mer de Chine méridionale [tiếng Pháp]. Biển Đông là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan.

Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 [lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương, thứ 3 trong các biển trên thế giới. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng.

Biển Đông là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của Biển Đông với tính chất biển nửa kín của nó. Biển Đông được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật [các đàn cá,…].

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn [nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu] và sinh vật biển.

Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là


A.

sóng mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc, dòng hải lưu hoạt động theo mùa.

B.

nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 230C và tăng dần từ Nam ra Bắc.

C.

độ muối trung bình khoảng 30-33 %0và đồng nhất giữa các mùa.

D.

thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn và tác động sâu sắc nhất là ở đồng bằng sông Hồng.

1. Biểu hiện khép kín của Biển Đông là

A. vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo.             B. hướng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. biển nóng ẩm, độ mặn tương đối cao.                      D. vùng biển chịu ảnh hưởng của gió

2. Nhờ tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Có sự phân hóa đa dạng giữa các khu vực.             B. Mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng.

C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.              D. Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa

Video liên quan

BÀI 8 . THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Đọc SGK giùm bạn Dạy online ..........................................

BÀI 8 . THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

1.Khái quát về Biển Đông.[Biển Đông có những đặc điểm gì?]

- Biển Đông lớn thứ 2 so với các biển trong TBD, diện tích 3,477 tr km2

- Là biển tương đối kín, phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi các đảo và quần đảo. .

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => Có đặc tính nóng ẩm.

- Thể hiện qua các yếu tố hải văn [ nhiệt độ, độ mặn, sóng , thuỷ triều, hải lưu] và sinh vật biển.

=>giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

2. Ảnh hưởng của biên đông đối với thiên nhiên Việt Nam.[ Hãy nêu ảnh hưởng của biển đông tới khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.]

a.Khí hậu .

- Làm tăng độ ẩm các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

- Giảm tính khắc nghiệt trong mùa đông và dịu bớt nóng bức trong mùa hạ.

- Khí hậu nước ta mang tính hải dương nên điều hòa, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

b.Địa hình

- Địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô

c. Hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có, bao gồm: Hệ sinh thái rừng ngập mặn: diện tích 450 nghìn ha,hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

d.Tài nguyên thiên nhiên. [ Trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển đông.]

-Khoáng sản :

+ Dầu khí: Có trữ lượng lớn và giá trị nhất và giá trị cao. các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn về titan

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng biển Nam Trung Bộ

- Hải sản : trên 2.000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực... các rạn san hô ở đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các loài sinh vật khác.

e.Thiên tai.[ Biển đông gây ra những khó khăn gì cho nước ta?Chiến lược khai thác tổng hợp KT biển?

- Bão : Mỗi năm trung bình có 3 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, kèm theo sóng lừng, nước dâng => thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

- Sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

* Chiến lược khai thác tổng hợp KT biển:

-Sử dụng hợp lý tài nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển và phòng tránh thiên tai.

-Phát triển tổng hợp KT biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản,khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản,GTVT biển, du lịch biển.

=====================================================================

BÀI 8 : THIÊN NHIÊN ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Câu 1. Biển đông có diện tích:

A. 3,447 triệu km2 B. 3,457 triệu km2 C.4,437 triệu km2 D. 3,467 triệu km2

Câu 2. Loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị nhất ở vùng thềm lục địa:

A.Than Bùn B. Dầu khí C. Titan và cát trắng D. Kim loại màu

Câu 3. Hai bể dầu khí lớn nhất ở nước ta đã và đang được khai thác:

A. Bà rịa- Vũng Tàu và Kiên Giang B. Nam Côn Sơn và Cửu Long

C. Nam Côn Sơn và Bể sông hồng D. Bể Mã Lai và Thổ Chu

Câu 4. Các bãi cát ven biển nước ta có trữ lượng khoáng sản lớn là:

A. Sắt B. Vàng C. Titan D. Thiếc

Câu 5. Vùng biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhât làm muối nhờ có:

A. Nắng nhiều, gió mạnh B. Nắng nhiều, nhiệt độ cao, ít mưa

C. Thủy triều lên xuống mạnh, nhiệt độ cao D. Bãi biển thoải thủy triều lên xuống nhanh

Câu 6. Hai quần đảo lớn ngoài khơi của nước ta là:

B. Trường sa và Đông sa B. Trường sa và Hoàng sa

C Trường sa và Thổ Chu D. Hoàng sa và Thổ Chu

Câu 7. Quần đảo Trường sa thuộc địa phận tỉnh:

A. Quảng Nam B. Đà Nẵng C. Khánh Hòa D. Bà rịa Vũng Tàu

Câu 8. Tần suất bão nước ta lớn nhất vào tháng:

A. Tháng 6 B. Tháng 8 C Tháng 10 D. Tháng 9

Câu 9. Vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão ở nước ta là:

A. Miền Bắc B. Miền Trung C Miền Nam D. Cả Nước

Câu 10. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta có diện tích lớn thứ 2 thế giới sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ, có diện tích:

A. 350 nghìn ha B. 450 nghìn ha C .300 nghìn ha D. 540 nghìn ha


______________________________

1] Biển Đông có những đặc điểm gì? - Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.

2] Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? - Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. - Các luồng gió hướng ĐN từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các vùng cực tây đất nước. - Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều.

3] Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta? - Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực- bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. - Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô - Biển Đông mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển xanh tốt quanh năm.

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.

000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra còn có hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo

4] Hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. - Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu- Mã Lai, sông Hồng. - Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. - Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở Nam Trung Bộ. - Tài nguyên hải sản phong phú: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng [2. 000 loài cá, hơn 100 loài tôm], các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

5] Biển Đông đã gây ra những khó khăn gì cho nước ta? Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển. - Hàng năm có 9- 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 5- 6 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta. Ngoài ra còn có sóng lừng, lũ lụt gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở Trung Bộ. - Sạt lở bờ biển. - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung * Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển: cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai. Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển.


=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo.

Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....