Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông là gì năm 2024

Trong điều kiện một nước nông nghiệp dân số không đông, lại thường xuyên bị giặc ngoại xâm đe dọa, "ngụ binh ư nông" làm cho nhân dân ai cũng là binh, giảm được số người thoát ly sản xuất và chi phí nuôi quân của nhà nước, góp phần tăng cường cả sức mạnh kinh tế và quốc phòng. Chính sách ngụ binh ư nông trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang trong truyền thống quân sự Việt Nam.

Vận dụng kinh nghiệm của cha ông qua các thời kỳ lịch sử, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Quân đội ta đã được xây dựng ngày một trưởng thành, lớn mạnh và phát triển không ngừng. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã có 5 đại đoàn, nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng dân quân đông đảo, rộng khắp. Phương pháp phát triển lực lượng trong thời kỳ này chủ yếu là thực hiện chế độ tình nguyện. Ta đã tổ chức tập hợp các lực lượng (chủ yếu là nông dân các làng xã) để tổ chức biên chế, huấn luyện thành các đơn vị chiến đấu.

Đơn vị dự bị động viên của Lữ đoàn Pháo Phòng không 226 (Quân khu 9) tham gia diễn tập bắn đạn thật / qdnd.vn

Trong kháng chiến chống Mỹ, với các địa phương ở miền Nam, ta kết hợp phương pháp đôn quân tại chỗ và nhận quân chi viện từ miền Bắc vào. Đồng thời tổ chức xây dựng các khung đơn vị từ miền Bắc rồi đưa vào miền Nam, kết hợp với tuyển lực lượng tại chỗ để xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực. Mặt khác, ta tổ chức xây dựng các đơn vị chủ lực hoàn chỉnh, đồng bộ từ miền Bắc đưa vào miền Nam, phát triển dần từ các sư đoàn lên các quân đoàn, đồng thời hoàn thiện các quân, binh chủng chiến đấu.

Từ khi cả nước thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, xóa bỏ chế độ bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công cuộc đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến tổ chức xây dựng lực lượng DBĐV. Và công tác xây dựng lực lượng DBĐV chỉ thực sự đổi mới, có chuyển biến tích cực từ khi có Pháp lệnh về lực lượng DBĐV. Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua ngày 27-8-1996, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 9-9-1996 là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện ở các cấp. Pháp lệnh gồm 7 chương, 37 điều. Nội dung cơ bản của pháp lệnh chỉ rõ:

Mục đích xây dựng lực lượng DBĐV là để bổ sung vào tổ chức biên chế quân đội hoặc tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu; Xác định lực lượng DBĐV gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật (PTKT) đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội; Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng DBĐV phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý điều hành của Chính phủ.

Sau khi có Pháp lệnh về lực lượng DBĐV, hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành từ Chính phủ trở xuống nhanh chóng được hoàn thiện. Các địa phương, đơn vị thực sự vào cuộc coi nhiệm vụ xây dựng lực lượng DBĐV là nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương mình. Qua hơn 20 năm thực hiện pháp lệnh cho thấy hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế-xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân đối với xây dựng lực lượng DBĐV được nâng lên rõ rệt. Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở đã đẩy mạnh thực hiện và chú trọng đúng mức nhiệm vụ xây dựng lực lượng DBĐV theo hướng toàn diện, kết hợp với tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm nhằm tăng cường tính thiết thực, hiệu quả, bảo đảm sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh. Các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở đã tích cực nghiên cứu, tổ chức quán triệt và tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, thiết thực hơn, do đó đã tạo được bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng lực lượng DBĐV. Các chế độ đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân đã được duy trì thường xuyên và từng bước đi vào nền nếp. Hệ thống sổ sách mẫu biểu được củng cố, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đầy đủ.

Hiện nay, hầu hết quân nhân dự bị và phần lớn số phương tiện kỹ thuật hiện có đã được đăng ký, quản lý ở 2 cấp. Số lượng nguồn hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị cơ bản đủ xếp cho các đơn vị động viên và có lượng dự trữ thích hợp. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng DBĐV ở các cấp đã được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh và được phê chuẩn đúng quy định của pháp luật.

Công tác huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên đều được các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt thực hiện. Quân số tham gia huấn luyện trung bình hằng năm đạt chỉ tiêu đề ra. Hầu hết số quân nhân dự bị xếp vào các đơn vị DBĐV có khung thường trực đã được kiểm tra sẵn sàng động viên, huấn luyện tập trung. Các địa phương, đơn vị trong cả nước đã huấn luyện được hàng trăm nghìn lượt quân nhân dự bị, tổ chức hàng trăm cuộc diễn tập khu vực phòng thủ có kết hợp với huy động các đơn vị DBĐV tham gia thực binh bắn chiến đấu.

Về phương tiện kỹ thuật, 100% phương tiện được huy động có mặt để kiểm tra bảo đảm chất lượng và chủng loại theo quy định. Thực tế diễn tập huy động ở một số tỉnh, mặc dù trong điều kiện khẩn trương, vẫn cơ bản bảo đảm về quân số, phương tiện và thời gian huy động. Đó là thực tiễn sinh động phản ánh khả năng động viên quân đội ở địa phương và phần nào phản ánh kết quả xây dựng lực lượng DBĐV trên toàn quốc.

Trong những năm tới, thực hiện mục tiêu xây dựng lực lượng DBĐV vững mạnh, có khả năng sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cao thì cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong xây dựng lực lượng DBĐV để triển khai thực hiện công tác này đi vào hoạt động có nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực. Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng DBĐV là việc làm có ý nghĩa quốc phòng, an ninh và kinh tế cao, vừa nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, vừa tạo điều kiện môi trường hòa bình, ổn định để toàn dân tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đất nước.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu phương thức, mô hình xây dựng các đơn vị DBĐV cho phù hợp, đẩy mạnh các biện pháp tạo nguồn, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý nguồn DBĐV. Tổ chức xây dựng và bàn giao các khung sĩ quan từ đơn vị chủ lực sang trực thuộc các cơ quan quân sự địa phương để xây dựng đơn vị động viên ở tỉnh (thành phố), huyện (quận).

Ba là, tổ chức biên chế đủ và đúng chuyên môn nghiệp vụ quân sự, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị DBĐV. Các địa phương giao nguồn cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhận nguồn tiến hành sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị DBĐV đúng nguyên tắc, đúng tỷ lệ chuyên nghiệp quân sự theo quy định. Kết hợp chặt chẽ giữa xếp đúng, gần đúng CNQS với gọn địa bàn một cách hợp lý.

Bốn là, nâng cao chất lượng huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị DBĐV, tích cực đổi mới nội dung và phương pháp huấn luyện sát với tình hình nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa bàn, địa phương, cơ sở; coi trọng huấn luyện cho đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật chủ chốt, nâng cao trình độ chỉ huy điều hành, quản lý bộ đội. Đồng thời coi trọng công tác Đảng, công tác chính trị, thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, chính sách, bảo vệ; làm tốt công tác tuyên truyền làm cho mọi đối tượng hiểu rõ và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng chính trị, bảo đảm tỷ lệ đảng viên, đoàn viên trong các đơn vị DBĐV theo quy định...

Như vậy, vấn đề xây dựng lực lượng DBĐV trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong 30 năm đổi mới luôn được Đảng, Nhà nước, quân đội thường xuyên quan tâm, chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thể hiện tính nhất quán cao và luôn có sự kế thừa kế sách "ngụ binh ư nông" và phát triển liên tục gắn với sự vận động phát triển của thực tiễn. Ngày nay, trong điều kiện mới, công tác xây dựng lực lượng DBĐV và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để huy động lực lượng dự bị thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, phát triển cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.

Chế độ ngụ binh ư nông có tác dụng như thế nào?

“Ngụ binh ư nông” tạo thế chủ động vừa sản xuất đảm bảo quân lương vừa chiến đấu khi có giặc ngoại xâm. Sách “Việt sử tiêu án” viết rằng: “Chế độ binh lính nhà Lý, mỗi tháng lên cơ ngũ một lần, gọi là đi canh, hết canh lại về làm ruộng, quân không phải cấp lương”.

Chính sách ngụ binh ư nông là gì trắc nghiệm?

Ngụ binh ư nông là một chính sách được sử dụng ở thời phong kiến nước ta, có nghĩa là sẽ cho các binh lính thay phiên nhau về làm ruộng ở thời bình, nhưng khi có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.

Chính sách ngụ binh ư nông dưới thời Lý được hiểu như thế nào?

“Ngụ binh ư nông là chính sách thời phong kiến ở nước ta (thời Lý, Trần, Lê) cho một số binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc bình thường, nếu có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu” (Thuật ngữ và khái niệm lịch sử, tr 109, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1996).

Sướng quan nghĩa là gì?

Quân đội của nhà Lý gồm có cấm quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của vua. Quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân (quân ở phủ, châu); ngoài ra còn có hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi.