Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ

Chính điện (ban tam bảo) là khu vực quan trọng nhất của nhà chùa nên việc hành lễ tại đây cần được thực hiện đúng phép tắc. (Ảnh chụp tại Hòa Bình Phật Quang tự).

(HBĐT) - Kia rồi mái chùa cong cổ kính, ngói âm dương phủ kín rêu xanh, đây bậc thềm đá cũ, khách hành hương dừng chân trước cổng chùa. Rũ bỏ những ưu tư, phiền muộn muôn năm cũ, chọn những ngày đầu xuân nắng đẹp, người dân đến chùa để lễ, để cầu, để tin và để hy vọng…

Cùng mẹ sắm lễ đi chùa sáng mồng 1 đầu năm, tôi được mẹ ân cần dặn: “Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa nhà chính, gọi là ban tam bảo, thờ Phật. Khi đặt lễ ở ban này để cúng chư phật thì đầy đủ nhất là phải có năm món hương – nến – hoa – quả - nước, nếu không chuẩn bị được đầy đủ cúng chư Phật bằng tấm lòng thành. Tuyệt đối không được để tiền, vàng, lễ mặn lên ban Tam Bảo. Đến chùa không được sắm sửa lễ mặn như thịt, giò, chả. Việc sắm lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị thánh, mẫu và chỉ dâng lễ mặn ở đó mà thôi. Vào chùa phải tuân theo những quy định của Phật pháp, nhà chùa.”

Phật giáo có câu “Đi chùa đúng pháp, được phúc” để nói lên rằng đi lễ chùa rất cần đúng phép tắc của Phật giáo, có như vậy thì mới mong được phúc, được an lành. Nhưng có lẽ, không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được đầy đủ những quy định, nguyên tắc của nhà Phật khi đi lễ chùa.

Vì vậy nên trước khi bước chân vào chùa hành lễ, khách thập phương xin hãy dừng chân đôi chút trước cửa chùa. Ai chưa biết thì học hỏi, ai biết rồi thì tĩnh tâm rũ bỏ bụi trần hay giản đơn thôi là vuốt cho sống áo chỉnh tề  trước khi bước vào cõi Phật.

Trong thoang thoảng khói hương trầm một buổi sáng đầu xuân, tôi đã có cuộc trò chuyện rất bổ ích và ý nghĩa với Đại đức Thích Đức Nguyên, Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Hoà Bình, Trụ trì Chùa Hoà Bình Phật Quang về văn hóa đi lễ chùa. Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết: “Đi chùa là một truyền thống văn hóa có từ 26 thế kỷ trước. Mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh, để thăng hoa nhận thức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Người dân đi chùa là thể hiện nét văn hóa của một địa phương, dân tộc, vùng, miền. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm cần những biểu hiện vừa văn hóa, vừa lịch sự. Người dân đi lễ chùa cần ý thức được điều này để không làm mất đi nét thanh tịnh của chốn thiền môn và nét thanh lịch của chính bản thân mình”.

Bắt đầu từ trang phục khi đến chùa, trong nền văn hóa Phật giáo, màu trắng tượng trưng cho sự thanh tịnh, trang nghiêm, thanh cao, là màu áo nên mặc khi đến chùa. Ngoài ra, phật tử cũng có thể mặc trang phục màu vàng, màu nâu, màu lam thể hiện sự trang nhã, lịch sự và đẹp. Nói chung là người đi lễ chùa cần mặc trang phục kín đáo, trang nghiêm, phụ nữ không nên mặc váy để phù hợp với văn hóa tâm linh đạo Phật.

Ngoài việc ăn mặc phù hợp, sắm lễ theo đúng quy định, việc hành lễ sao cho đúng là điều cực kỳ quan trọng khi đi lễ chùa. Theo các tài liệu hướng dẫn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đến chùa phải đặt lễ, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông đầu tiên (vì Đức Ông là vị cai quản các công việc chùa chiền, phải lễ Đức ông để xin phép được vào lễ tại chính điện). Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, mới đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, Bồ Tát. Hoàn thành lễ ở chính điện đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên lễ đều có 3 lễ hay 5 lễ. Cuối cùng mới hành lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu). Sau khi hạ lễ nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư tăng trụ trì và lúc này mới tiến hành việc tùy tâm công đức.

Bên cạnh đó, người đi lễ chùa cũng cần lưu ý một số vấn đề như: không nên chạy qua, chạy lại nói chuyện, bình phẩm; ngồi hoặc nằm trong Phật đường; không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ…quanh khu vực Phật điện, tam bảo. Nếu sử dụng đồ của nhà chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Nhà chùa cũng lưu ý không nên mang theo nhiều đồ tùy thân như mũ, áo, khăn, túi xách, gậy gộc…vào khu vực tam bảo. Một điều đặc biệt lưu ý là không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường để lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì chùa; nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết thêm: “Ngoài việc trực tiếp hướng dẫn cho phật tử, người dân cách hành lễ sao cho đúng. Chùa Hòa Bình Phật Quang đã dán một số tờ giấy A4 lên các cột chùa, trong đó có mấy vần thơ, nhắc nhở nhẹ nhàng người đến hành lễ:

                                    Lòng thành thắp một nén hương

Miệng khấn tay vái mười phương độ trì

Hương nhiều lãng phí làm chi

Khói bay ám tượng vậy thì phúc đâu.

           *******************

                                    Đến chùa nói nhẹ đủ nghe

Nhất tâm lễ Phật ra về thảnh thơi.”

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sở dĩ nhà chùa có lời nhắc nhở như vậy vì lâu nay vẫn tồn tại hiện tượng người dân đến chùa ra sức, đua nhau thắp thật nhiều hương, cắm lung tung khắp chùa, gây khói mù mịt, nhất là khu vực chính điện. Việc thắp quá nhiều hương ở chính điện sẽ gây ô nhiễm không khí, làm cho không gian thờ phụng bị xuống sắc bởi màu khói, sau mùa lễ hội nhà chùa sẽ phải tốn kinh phí để trang nghiêm lại các tượng phật. Theo Phật giáo, nhang khói không phải là phương tiện duy nhất để gửi trọn lòng tôn kính đến các đấng tâm linh, do đó chỉ nên thắp một nén nhang cắm vào lư hương trước chính điện. Khi vào chính điện chỉ cần chắp tay lạy, không cần thắp nhang nữa. Ngoài ra, yên lặng là biểu hiện văn hóa truyền thống của Phật giáo để trải nghiệm đời sống nội tại một cách sâu sắc; việc đến chốn cửa Phật tôn nghiêm mà cười nói lớn tiếng hoặc để chuông điện thoại di động kêu ầm ĩ là điều không nên.

Ngoài ra, có một thực tế là mấy năm gần đây, khung cảnh nhà chùa dường như đang bị kim tiền hóa khi người đi lễ chùa rải tiền từ cổng chùa vào đến chính điện. Khắp các hương án, chân tượng, cành cây…đâu đâu cũng thấy tiền. Về vấn đề này Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết: “Theo quy định của nhà chùa, tiền công đức chỉ được dùng vào ba việc là: cúng dường tam bảo, lo cho chư tăng và tu bổ chùa chiền chứ tuyệt đối không dùng vào việc khác. Người công đức, dâng lễ vật thể hiện lòng thành kính, đức tin của mình đối với Phật, thánh, tăng và không mang nặng ý nghĩa vật chất. Các nhà chùa đều có “Hòm công đức”, đó là nơi để bà con đưa tiền công đức vào. Làm như vậy vừa đỡ mất mỹ quan mà lại có cử chỉ đẹp; tuyệt đối không nên rải tiền ra khắp nơi trong chùa, càng không nên nhét tiền vào tay tượng Phật hoặc xoa tiền vào tượng Phật. Đó là hành động phải tội, thiếu đi sự tôn kính đối với nhà phật, làm mất đi sự tôn nghiêm, ảnh hưởng đến mỹ thuật của pho tượng. Đồng tiền dù mệnh giá lớn nhỏ đều do Nhà nước phát hành, đều mang giá trị không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, là chủ quyền quốc gia, mọi người đều phải tôn trọng và có trách nhiệm giữ gìn”.

Đi chùa thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nên việc la ó, chen chúc, giẫm đạp để giành nhau đồ lễ; cúng quá nhiều tiền vàng âm phủ; xem bói; mua lá xăm cầu may hay để con trẻ trèo lên tượng; người lớn tranh thủ làm vài ván đỏ đen…ngay trước cửa chùa là điều hết sức tối kỵ mà mỗi người dân vì lòng tự tôn văn hóa dân tộc cần phải biết ý thức.

                                                                                    Dương Liễu

Tại sao có những người đi chùa Hà cầu duyên, bước ra khỏi cổng là có người yêu, mà có những người đi đủ 4 mùa 12 tháng nhưng mãi vẫn ế chỏng ế chơ? Đó là bởi vì bạn cầu duyên sai cách đấy.

Lịch sử chùa Hà

Nhắc đến chùa Hà thường đi liền với chữ “cầu duyên”, mỗi ngày rằm mùng một hàng tháng lại có hàng trăm ngàn nam thanh nữ tú, nô nức đến chùa dâng lễ để cầu gặp được chân mệnh thiên tử. Vì sao lại thế?

Chùa Hà là một ngôi chùa cổ nổi tiếng và linh thiêng về cầu tình duyên tại phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng của chùa miền Bắc vẫn luôn giữ được sự thanh tịnh, bình an giữa phố phường Hà Nội ồn ào náo nhiệt.

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ
Chùa Hà thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Theo tích xưa kể lại, chùa Hà được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông với tên chữ là Thánh Đức Tự hay chùa Thánh chúa bởi chùa là nơi vua cầu tự để sinh ra được vị Thái tử Càn Đức. Đến năm 1680, chùa Hà được tu sửa bởi tiền công đức của một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê, đến ngày nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa.

Chùa Hà được chia thành từng khu riêng biệt và có các ban thờ Phật, thờ Thánh Mẫu riêng. Hiện nay chùa Hà đang thờ rất nhiều vị thần phật như Đức Ông, Đức Thánh Hiền cùng các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu. Bên phải ngôi chùa này là ngôi đình Hà thờ hai vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương.

Thông tin chùa Hà

Vì sao lại đi chùa Hà cầu duyên?

Nhiều người thường thắc mắc rằng chùa Hà thờ ai, chùa Hà có điển tích gì liên quan đến tình duyên đôi lứa hay sao mà mọi người đều đến chùa Hà để cầu duyên? Nhưng sự thật là lịch sử hay những sự tích về chùa Hà đều không hề nhắc đến chuyện tình yêu, cùng lắm chỉ có việc cầu con của vua Lý Thánh Tông được truyền lại.

Người Hà Nội vẫn thường nói với nhau: Muốn cầu công danh tài lộc thì lễ phủ Tây Hồ, cầu xin bình an thì đến chùa Trấn Quốc, còn cầu xin tình duyên thì uống nước giếng chùa Hà.

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ
Tương truyền cầu duyên cầu tình ở chùa Hà khi đi lẻ bóng khi về có đôi. (Ảnh: Internet)

Việc đi chùa Hà cầu duyên là do người dân truyền tai nhau, với những câu chuyện có thật được kiểm chứng “khi đi lẻ bóng khi về có đôi”. Nhiều lần ứng nghiệm sẽ thành linh thiêng, cho đến bây giờ thì chùa Hà đã trở thành nơi gửi gắm những ước nguyện, mong muốn tìm được tình yêu đích thực của hàng vạn, hàng ngàn bạn trẻ, và cũng đã se duyên cho rất nhiều cặp đôi hạnh phúc.

Có những người đến chùa cầu duyên, vài tháng sau tỏ tình thành công hoặc tìm được người yêu hợp ý, có cặp đôi đến chùa thì kết hôn, có được gia đình trọn vẹn, hoặc những ai còn đau khổ vì tình, đi chùa Hà tịnh tâm cũng thấy vơi bớt sầu não…

Nhưng sao có người cầu duyên mãi vẫn FA?

Đi chùa cầu phúc cầu duyên thì đều lấy sự thành tâm làm đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn mặc đồ ngủ lên chùa chắp tay vái 3 vái là về sẽ có người yêu ship đến cửa được đâu. Nếu bạn luôn chăm chỉ, tận tâm đi chùa Hà cầu duyên 5 lần 7 lượt mà vẫn chưa thấy “dấu hiệu” gì, thì có nghĩa là bạn cầu duyên sai cách rồi đấy.

Chuẩn bị mâm lễ cầu duyên chùa Hà

Khi đi lễ chùa Hà, bạn cần chuẩn bị 3 mâm lễ để dâng lễ tại ban Tam Bảo, ban Đức Chúa Ông và Ban Mẫu.

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ
Ví dụ cho 3 mâm lễ khi đi lễ cầu duyên tại chùa Hà. (Ảnh: Internet)
  • Lễ Ban Tam Bảo (để cầu an): Hương hoa và nến là bắt buộc cần có, bánh kẹo hoa quả tuỳ tâm, phẩm oản. Lưu ý ban Tam Bảo kính Phật nên không được cúng đồ mặn, tiền vàng âm phủ.
  • Lễ Ban Đức Chúa Ông (cầu công danh tài lộc: Tiền vàng, rượu thuốc chè phải mở trước khi dâng lễ, đồ mặn tuỳ ý. Lưu ý đồ cúng mặn trước cúng sau ăn nên muốn ăn gì thì cúng nấy, không cần quá nhiều gây lãng phí.
  • Lễ Ban Mẫu (cầu duyên): Tiền vàng, hoa tươi, trầu cau, bánh kẹo và tiền lẻ. Tiền sau đó sẽ để công đức cho chùa, đừng giữ lộc mang về nhé.

Lưu ý, mỗi lễ đều cần có 1 sớ, có thể viết tại cổng chùa. Cổng chùa cũng có dịch vụ sắp lễ luôn cho những bạn ngại mua sắm với mức giá khoảng 300.000đ cho 3 mâm lễ.

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ
Nhớ là dâng lễ cần có sớ đi kèm nhé, khoảng 10.000đ/sớ (ảnh: Internet)

Cách làm lễ cầu duyên chùa Hà

Chọn ngày đi lễ rất quan trọng, ngoài ngày mồng 1 và 15 thì nên là ngày đẹp, tốt cho việc cầu cúng. Chùa Hà mở cửa đến 18h00 các ngày trong tháng. Riêng ngày Rằm và mồng 1 âm lịch thì mở cửa cả buổi tối.

Tuy nhiên ngày rằm và mùng 1 khá đông người nên lời khuyên là bạn có thể chọn những ngày đẹp khác, thời tiết nắng ráo để đến chùa cầu duyên.

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ
Bạn nên chọn một ngày đẹp, trời nắng và không cần là rằm hay mùng 1 để đi chùa. (Ảnh: Internet)
  • Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban Ban Đức Chúa Ông và Ban Tam Bảo
  • Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương (nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng)
  • Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái.
  • Sau khi đã cắm hương xong vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông qua Ban Tam Bảo vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền. Sau đó vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải, vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.
  • Công đức tùy tâm.
  • Xuống nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà.
  • Dâng lễ ban Mẫu, quỳ và chắp tay mặt hướng lên và khấn bài khấn cầu duyên.
  • Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.
  • Vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, 3 vái ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.

Tiếp đó bạn có thể sang thắp hương, làm lễ cầu bình an bên đình Bối Hà. Cuối cùng khi đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.

Trọng điểm khi xin duyên ở ban Mẫu là không phải xin cho thoát kiếp ế, xin cho có người yêu là xong, mà xin người để mình yêu trọn vẹn, toàn tâm toàn ý, tâm đầu ý hợp, chung thuỷ, gặp được người có tài có đức…

Vì sao các đôi yêu nhau không đi lễ phủ
Xin duyên đúng cách để nhanh tìm được ý trung nhân bạn nhé. (Ảnh: Internet)

Bài khấn cầu duyên chùa Hà

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Đệ nhất Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh Công chúa

Kính lạy đức Đệ Nhị Thượng Ngàn Lê Mại Đại vương

Kính lạy đức Đệ Tam Thủy cung Xích Lân công chúa

Kính lạy Tam phủ công đồng Tứ phủ vạn linh; Hội đồng quan lớn, tứ phủ thánh Chầu, các quan Hoàng quan Quận; Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh Cậu quan Lốt, quan Ngũ Hổ thượng ban hạ ban.

  • Con tên là: …
  • Sinh ngày (âm lịch)
  • Cứ trú tại: ….

Hôm này ngày (âm lịch), Con đến Thánh Đức Tự (tên tự của Chùa Hà) thành tâm kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua.

Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ con xin sám hối, kính mong Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác.

Cần xin Thánh Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí (có nhan sắc IQ cao hay tinh tế lãng mạn…tùy người khấn), tâm đầu ý hợp, chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng/ cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Cẩn cáo (vái 3 vái).

Chúc bạn năm 2021 này sau khi đi chùa Hà cầu duyên sẽ tìm được ý chung nhân như ý, hạnh phúc trọn vẹn.