Xử phạt không có tem nhãn phụ

Xử phạt khi nhập khẩu hàng hóa mà không dán nhãn phụ? Cách ghi nhãn phụ với hàng hóa nhập khẩu? Không ghi nhãn phụ gia thực phẩm xử lý thế nào? Chở hàng hóa không có nhãn phụ, không có hóa đơn xử phạt như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi mới mua một lô hàng từ Đài loan về, trên nhãn gốc hàng hóa đã ghi những thông tin cần có. Tuy nhiên chữ thể hiện trên đó là chữ Đài Loan, giá trị lô hàng 25.000.000 đồng. Công an và bên quản lý thị trường có đến cửa hàng kiểm tra và yêu cầu về việc dán nhãn phụ? Họ yêu cầu nộp phạt vì hành vi này? Tôi không biết nhãn phụ là gì? Tôi có bắt buộc phải có nhãn phụ ở hàng hóa này không? Nếu có vi phạm thì mức phạt tối đa là bao nhiêu? Mong luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề này? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

1.Nhãn phụ là gì?

Nhãn phụ  là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.

2. Có bắt buộc phải có nhãn phụ hay không?

Theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ – CP về nhãn hàng hóa đưa ra nội dung như sau:

“Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá

…3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc…”

3. Xử phạt về hành vi không ghi nhãn phụ

Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa, xác nhận khối lượng vật tư, hàng hóa

Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm, hànghóa tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không ghi nhãn theo quy định hoặc không có nhãn hoặc có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được toàn bộ hoặc một phần các nội dung trên nhãn hàng hóa hoặc có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệnh thông tin về hàng hóa sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP mức xử phạt được áp dụng cụ thể như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:

Xử phạt không có tem nhãn phụ

Xem thêm: Nhãn phụ là gì? Ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;…”

Nếu như hàng hóa bên bạn tổng giá trị là 25 triệu thì mức phạt tối đa sẽ là 2.000.000 đồng.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Xử phạt khi nhập khẩu hàng hóa mà không dán nhãn phụ
  • 2 2. Cách ghi nhãn phụ với hàng hóa nhập khẩu
  • 3 3. Không ghi nhãn phụ gia thực phẩm xử lý thế nào?
  • 4 4. Chở hàng hóa không có nhãn phụ, không có hóa đơn xử phạt như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có mua một lô hàng và nhập khẩu từ Thái lan về, tôi chưa bán và đang vận chuyển vào kho (tôi là cá nhân bán hàng) tuy nhiên bên phía công an kinh tế kiểm tra và tịch thu số hàng hóa của tôi với lý do “hàng hóa chưa có nhãn phụ” và yêu cầu tôi phải nộp phạt. Cho tôi hỏi như vây có chính xác hay không ?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Quy định về dán tem nhãn phụ lên sản phẩm nhập khẩu

Theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ – CP về nhãn hàng hóa quy định

Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá

1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;

Xem thêm: Xử phạt vi phạm về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu

c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.

Điều 10. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá

Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.”

Xem thêm: Nội dung phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu

Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu nếu nhãn không rõ nội dung thì bên bạn phải tiến hành ghi nhãn phụ vào hàng hóa đó.

Về mức xử phạt: Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định như sau

“5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tạm nhập – tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép;

d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật;đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật;

e) Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Quy định mới nhất về đặt tên hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa

g) Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm b, Điểm g Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.

7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tiêu hủy đối với hành vi viphạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3; Khoản 4; các Điểm a, c, d, đ Khoản 5 Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Nghị định này, nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu.

Xem thêm: Giấy tờ chứng minh hàng hóa nhập khẩu?

c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm g Khoản 5 Điều này;

d) Buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều này.”

Như vậy, nếu nhãn chính không thể hiện được đầy đủ thông tin thì yêu bạn phải dán nhãn phụ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cách ghi nhãn phụ với hàng hóa nhập khẩu

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào! Nhờ luật sư tư vấn giúp em: Công ty em nhập hàng từ bên Mỹ, sản phẩm đã được băng ký bảo hộ độc quyền nên có chữ ®  trên tên sản phẩm. Khi nhập về Việt Nam công ty bên Mỹ có đăng ký bảo hộ thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ nhưng chưa được cấp bằng bảo hộ độc quyền tại Việt Nam. Vậy khi về Việt Nam trên nhãn phụ tiếng Việt em có được để chữ ® theo đúng nhãn gốc bên Mỹ không? Nếu trên nhãn phụ em vẫn để chữ ®  có vị phạm pháp luật không? Và mức xử phạt sẽ bao nhiêu? Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Dấu hiệu ® là chữ cái đầu của từ Registered có nghĩa là đã đăng ký và đã được bảo hộ. Dấu hiệu này được quốc tế  quy ước chung nhằm chỉ ra rằng nhãn hiệu mà nó đi kèm là nhãn hiệu hàng hoá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay một sự kết hợp giữa các yếu tố này, được dùng để xác nhận sản phẩm của doanh nghiệp nào và phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh.

Trong trường hợp công ty bạn nhập hàng hóa từ bên Mỹ về Việt Nam để bán thì nhãn phụ bằng tiếng Việt mà công ty bạn dán trên sản phẩm là nhãn hàng hóa chứ không phải nhãn hiệu hàng hóa. Khoản 4 Điều 3 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Về ghi nhãn phụ, Nghị định 89/2006/NĐ-CP cũng hướng dẫn: Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá. Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Trong đó những nội dung bắt buộc phải có bằng tiếng Việt trên nhãn của hàng hóa gồm:

Xem thêm: Hàng hóa nhập khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

+) Tên hàng hoá;

+) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

+) Xuất xứ hàng hoá;

+) Những nội dung bắt buộc khác tùy theo tính chất của hàng hóa.

Như vậy, trên nhãn phụ bằng tiếng Việt không bắt buộc phải ghi nhãn hiệu hàng hóa gốc, cũng không cấm ghi nhãn hiệu hàng hóa gốc. Do đó, trên nhãn phụ bằng tiếng Việt, công ty bạn có thể ghi nhãn hiệu kèm theo ký hiệu ®.

3. Không ghi nhãn phụ gia thực phẩm xử lý thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cẩn được tư vấn như sau, bên tôi có nhập khẩu phụ gia thực phẩm để kinh doanh. Bên tôi hoạt động kinh doanh nhập khẩu gần 3 năm, tuy nhiên đến nay tôi được biết có quy định mới về vấn đề ghi thêm phần nhãn sản phẩm nhưng vẫn chưa rõ, nếu không thực hiện sẽ không được phép nhập khẩu hàng hóa này? Mong Luật sư tư vấn giúp bên tôi vấn đề này!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Cách dán tem nhãn phụ, xử phạt khi không dán tem nhãn phụ

Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 ngoài các yêu cầu ghi nhãn bao gồm:

+ Tên sản phẩm

+ Thành phần cấu tạo của sản phẩm

+ Định lượng sản phẩm (khối lượng tịnh/thể tích thực/số lượng)

+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

+ Hướng dẫn sử dụng

+ Các khuyến cáo và cảnh báo an toàn

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm

Xem thêm: Sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường cần đăng ký những gì?

+ Xuất xứ sản phẩm

+ Số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

=> phụ gia thực phẩm dùng để kinh doanh phải ghi nhãn như sau:

1. Tên nhóm với tên chất phụ gia, ví dụ: chất nhũ hóa: natri polyphosphat; hoặc với mã số quốc tế của chất phụ gia (mã số được đặt trong ngoặc đơn), ví dụ: chất nhũ hóa (452i).

2. Mã số quốc tế (nếu có).

3. Nếu có hai hoặc nhiều chất phụ gia thực phẩm trong một bao gói, các tên của chúng phải được liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng từ cao xuống thấp trong mỗi bao gói.

4. Ghi rõ “Dùng cho thực phẩm” dưới tên phụ gia với chiều cao chữ tối thiểu là 2 mm và được in đậm.

Hiện tại, đối với các sản phẩm phụ gia thực phẩm nếu sản phẩm đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà có nhãn sản phẩm không phù hợp với yêu cầu nêu trên sẽ không được phép tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trường hợp sản phẩm đang lưu thông trên thị trường chưa tiêu thụ hết thì tiếp tục được lưu thông nhưng không quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Xem thêm: Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự

4. Chở hàng hóa không có nhãn phụ, không có hóa đơn xử phạt như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư vui lòng cho em hỏi: Nhà em gửi một lô hàng trị giá dưới 20 triệu đồng đi Lào Cai nhưng không bán được nên người ta gửi lại ( hàng nhập khẩu Hàn Quốc), hàng chưa dán tem Việt Nam và không mang theo hóa đơn ( mặc dù có tem nhưng chưa dán và có hóa đơn nhưng không mang theo). Xe hàng đến Nội Bài thì bị kiểm tra và thu giữ. Vậy Luật sư cho em hỏi em nên làm gì trong trường hợp này và mức phạt là bao nhiêu? Em rất mong nhận được hồi đáp sớm. Em xin chân thành cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại  Điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ như sau:

Điều 3. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ         

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sử dụng (kho, bến, bãi có đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ được thực hiện như sau:

a) Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp;

Xem thêm: Quy định về nội dung và hình thức gắn nhãn với mỹ phẩm

b) Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Trường hợp cuối thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào thời gian làm việc tiếp theo thời gian nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào biên bản;

c) Tại thời điểm kiểm tra, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ để có căn cứ xác định tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra hàng hóa tiến hành tạm giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa.

3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp thì cơ quan kiểm tra thực hiện việc tạm giữ hàng hóa, đối chiếu hồ sơ, xác minh làm rõ nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.

Do đó, đối với hàng hóa đang nhập khẩu đang trên đường vận chuyển thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra. Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì tại thời điểm kiểm tra bạn không xuất trình được đầy đủ hóa đơn hàng hóa nên bạn đương nhiên bị thu giữ số hàng hóa trên. Theo đó, số hàng hóa này sẽ được coi là hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP:

Điều 6. Hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính

1. Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu:

a) Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định tại Điều 3 Thông tư này;

Theo đó,  căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP thì bạn sẽ bị xử phạt như sau:

Xem thêm: Chế độ làm việc tập thể là gì? Nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách?

2.Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu mua, bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường vi phạm các quy định về hóa đơn, chứng từ tại Chương II Thông tư này nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan như sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu bị xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng;

Theo đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ – CP thì  đối với lô hàng của bạn có giá trị dưới 20 triệu đồng sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

Xử phạt không có tem nhãn phụ

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Xem thêm: Yêu cầu về ghi nhãn mác sản phẩm theo quy định mới nhất

Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm trong trường hợp này. Do đó, bạn nên tới cơ quan hải quan nơi tịch thu lô hàng của bạn để thực hiện các thủ tục cũng như nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ – CP về nhãn hàng hóa đưa ra nội dung như sau:

“Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá

…3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc…”

Theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP mức xử phạt được áp dụng cụ thể như sau:

“Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

Xem thêm: Thời hạn và xử phạt hành chính việc xuất trình hoá đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu

b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;…”

Nếu như hàng hóa bên bạn tổng giá trị là dưới 20 triệu thì mức phạt tối đa sẽ là 1.000.000 đồng.