10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

 

Đọc về âm nhạc Việt Nam, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s”, là một phong trào đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam một kho tàng nghệ thuật sáng tạo của các nhạc sĩ tiên phong từng làm mưa làm gió một thời ở nơi được mệnh danh là “La Perle De L’Extrême-Orient” (“The Pearl Of The Far East” – “Hòn Ngọc Viễn Đông”).

Nhạc Trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960s, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của Âu Châu và Mỹ Châu.

Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp. Phải đợi tới khoảng 1963-65, phong trào nghe nhạc kích động Tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Hoa Kỳ như: Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh như: Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như: Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv…. là thần tượng của thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi.

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ban nhạc nữ đầu tiên Blues Stars năm 1969.

Những ban nhạc trẻ kích động Việt Nam mang những tên: CBC, The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành The Strawberry Four với Tùng Giang [qua đời năm 2009], Ðức Huy [hiện ở Việt Nam], Tuấn Ngọc [hiện ở US] và Billy Shane [qua đời năm 1998] – cả 4 người này đều định cư ở US sau 30.4.1975).

Một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như: Elvis Phương (hiện ở Việt Nam), Pauline Ngọc (hiện ở Ðức), Prosper Thắng (qua đời tại Pháp năm 1998), Julie Quang (hiện ở US), Carol Kim (hiện ở US), etc… Họ nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Pháp và Anh. Những hộp đêm cho các quân nhân Hoa Kỳ mọc lên ngày càng nhiều từ 1968 trở đi nên càng khuyến khích số người hát nhạc tiếng Anh nhiều hơn nữa.

Năm 1963, Hội Ái Hữu Học Sinh của 2 trường JJ Rousseau và Marie Curie tổ chức một đêm liên hoan nhạc trẻ tại Vũ trường Đại Kim Đô với sự tham gia của nhiều ban nhạc trẻ.

Năm 1964, Đại Hội Nhạc Trẻ đầu tiên đã xảy ra tại thính đường Trường Trung Học Lasan Taberd do trường này tổ chức.

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời – nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).
10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Trường Kỳ (thập niên 1960s).

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

Cuối năm 1964, rạp hát Văn Hoa tổ chức Đại Hội Kích Động Nhạc trong 5 đêm liên tục.

Ngày “Lễ Thánh Celcile” ở Trường Trung Học La San Taberd, 28 tháng 11 năm 1965, một Đại Hội Nhạc Trẻ khác được trường tổ chức với 17 ban nhạc trẻ tham dự.

Năm 1966, thêm một Đại Hội Nhạc Trẻ được Trường Trung Học La San Taberd tổ chức để gây quỹ cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban nhạc trẻ tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.

Phải đợi tới năm 1971 mới thấy xuất hiện “Đại Hội Nhạc Trẻ” được tổ chức tại “Sân Vận Động Hoa Lư” do NS Trường Kỳ (đã qua đời năm 2009 tại Montreal, Canada), Tùng Giang (đã qua đời năm 2009 tại California, Hoa Kỳ), và Nam Lộc (hiện ở Los Angeles, CA, Hoa Kỳ) đảm trách. Sự thành công mỹ mãn của “Đại Hội Nhạc Trẻ” lần này đã đẩy mạnh Nhạc Trẻ lên cao độ qua những năm kế tiếp:

– Năm 1971 tại Trường Trung Học La San Taberd với trên 10.000 khán giả tham dự.
– Năm 1974, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn với trên 20.000 khán giả tham dự).

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Layout 1
10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ca sĩ Elvis Phương và Ban Vampires, thập niên 1960s.
10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ca sĩ Vi Vân.

Trước sự bành trướng ồ ạt mạnh mẽ của nhạc ngoại quốc nổi tiếng vào miền Nam thời bấy giờ, khoảng năm 1972 nhạc sĩ Trường Kỳ đã chủ động mời gọi các nhạc sĩ bạn bè cùng thời với anh tham gia các buổi “Hội nghị bàn tròn” để cùng nhau thảo luận vấn đề “Việt hóa Nhạc Trẻ”. Trong số này gồm có: nhạc sĩ Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng (anh em cột chèo với anh), Nguyễn Duy Biên (bạn nối khố từ thời Trung Học của Vũ Xuân Hùng), Tùng Giang, Kỳ Phát, etc… để rồi sau đó các nhạc sĩ này, được sự hậu thuẩn của NS Phạm Duy, đã đồng lòng (1) chuyển ngữ hoặc (2) đặt lời Việt cho các bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng.

“Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ” được ra đời từ đây.

Cũng cùng khoảng thời gian đó ban Phượng Hoàng ra đời đưa đến cho giới trẻ một bất ngờ lý thú. Phượng Hoàng, với hai thành viên lãnh đạo Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang, chỉ trình diễn những bản nhạc do chính họ sáng tác, không dùng nhạc ngoại quốc như xưa nay, và lời ca tiếng Việt cũng do chính họ viết. Đây là ban nhạc trẻ thuần Việt đầu tiên.

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ca sĩ Bộ ba Carol Kim, Xuân Trang, Pauline Ngọc đang trình diễn cho một Club Mỹ năm 1974.
10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Từ trái sang phải – Jo Marcel, Thanh Lan, Elvis Phương, Cathy Huệ tại Dancing Club Majestic, Nouméa (Tân Đảo), Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ngày 24-12-1974.

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

Những nhạc sĩ tiên phong trong Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ:

• Trường Kỳ
• Nam Lộc
• Vũ Xuân Hùng
• Nguyễn Duy Biên
• Tùng Giang
• Jo Marcel
• Lê Hựu Hà
• Nguyễn Trung Cang…

Dưới đây mình có các bài:

– Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Hát trong club Mỹ
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Những ban nhạc tiếng tăm
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió
– Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

Cùng với 15 clips tổng hợp các buổi trình diễn của các ban nhạc trong “Phong Trào Việt Hóa Nhạc Trẻ Sài Gòn 60s-70s” để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng tổng hợp

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ

(Phụ Nữ News – MH thực hiện – Thứ hai, 27-02-2017 | 14:46 GMT)

Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc…

Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.

MH – Thưa ông, được biết trước đây ông xuất thân từ một nhà giáo. xin ông cho biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy ông từ lãnh vực giáo dục sang lãnh vực âm nhạc, sau đó ông lấn sang phần đất nhạc Trẻ, chuyển ngữ hàng trăm nhạc phẩm nước ngoài đã được các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn và thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ nổi tiếng được đông đảo mọi người yêu thích ?

NS Vũ Xuân Hùng: Tôi xin vắn tắt là vào khoảng thời gian 1972 khi đang dạy học, tôi được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời tôi về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo (chủ bút) làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh Ca nhạc nổi tiếng này.

Như bạn biết đó trong thập niên 60, 70 nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam. Giới trẻ Sài gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Chúng tôi lo ngại sự bành trướng của cái phong trào nhạc trẻ này nên đã cùng nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam, bởi thế chúng tôi thường tổ chức tại Toà Soạn Kịch Ảnh các buổi “Họp mặt Bàn Tròn Nhạc Trẻ” cùng với sự tham gia của ca sĩ cũng như các ban nhạc trẻ nổi tiếng Sài gòn ngày đó để bàn về vấn đề trên.

Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý, đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Ban Mây Trắng (Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng)… Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như: Ba Con Mèo (The Cats Trio), Ba Trái Táo (The Apple three), Ba Quả Chuông (The Golden Bells), Sao Xanh (The Blue Stars)…

Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh, Pháp, sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Hựu Hà, Tuấn Dũng, Trung Chỉnh…

MH – Phải chăng những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ 1,2,3 do Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện cũng ra đời vào thời gian này? Thực hiện những cuốn băng đầu tiên này có những khó khăn ra sao?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào thời gian đó tôi có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên, một người bạn nối khố từ thời Trung học, bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ.

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

Mỗi người chúng tôi một nhiệm vụ, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc, và mời nhạc sĩ Nam Lộc, Trường Kỳ, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát, Tuấn Dũng, góp bài cho thêm phong phú. Sau đó chọn các ban nhạc Dreamers, CBC, Mây Trắng, Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất (Producer) và Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering) kiêm luôn chức phát hành (Distributor).

Rất may khi cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời thì bà Thuý Nga và ông Tô Văn Lai của Trung tâm Thuý Nga ngày ấy thấy trẻ trung và mới lạ nên đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng kế tiếp thứ 2, thứ 3 sau đó nên anh đã bớt mệt nhọc lo lắng.

MH – Khi chuyển ngữ những ca khúc nước ngoài và phát hành những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ông có gặp vấn đề về bản quyền ?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào những năm trước 1975, khi muốn xuất bản hay phát hành một bản nhạc hay một cuốn băng nhạc việc đầu tiên chúng tôi phải nộp bản những ca khúc chuyển lời Việt đó cho Phòng thông tin Sài Gòn để họ kiểm duyệt lời của bài hát. Sau vài ngày nếu không có vấn đề gì họ sẽ cấp phép để thực hiện việc thu âm và sản xuất.

Còn chuyện bản quyền thì thời gian đó chế độ miền Nam chưa có Luật Bảo Vệ Bản Quyền hoặc chưa gia nhập công ước Bern nên họ không đặt vấn đề xin phép. Do đó nhạc sĩ Phạm Duy, Nam Lộc, Trường Kỳ, Kỳ Phát, Lê Hựu Hà, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên … chuyển lời Việt cho hằng trăm ca khúc nước ngoài mà không gặp rắc rối gì cả.

Còn sau năm 1975 những ca khúc chuyển ngữ của tôi được các Trung Tâm Ca Nhạc Hải Ngoại sử dụng cho các cuốn Audio và Video nên họ có trách nhiệm xin phép các tác giả nước ngoài.

Tất cả hơn 100 bài hát chuyển ngữ của tôi đều được viết trước năm 1996, khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và trước rất lâu khi Hội Bảo Vệ Tác Quyền Việt Nam ra đời. Hơn 100 ca khúc chuyển ngữ của tôi đã được đăng ký với Hội Bảo Vệ Tác Quyền hơn 10 năm rồi. Bởi thế việc vi phạm với tác giả bản gốc không có tính cách hồi tố.

MH – Những nghệ sĩ hải ngoại khi thể hiện ca khúc do ông chuyển lời Việt, họ có làm tròn trách nhiệm xin phép sử dụng ca khúc đó không?

NS Vũ Xuân Hùng: Không tính đến những ca sĩ ra đĩa CD riêng hoặc hát sân khấu thì các ca sĩ sống ở hải ngoại thường làm việc cho các Trung Tâm lớn như Thúy Nga Paris, Asia và những chương trình lớn họ đều thực hiện những gì cần phải làm.

Hầu như không cần phải đợi nhắc nhở. Chẳng hạn như khi tôi xem một chương trình Trung tâm Thúy Nga Paris By Night họ có sử dụng một nhạc phẩm của tôi cụ thể là cuốn số 121 có bài Hờn Ghen do tôi chuyển ngữ. Thì ngay cả khi Abum chưa ra đã có người mang tiền tác quyền đến tận nhà.

MH – Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông và gia đình sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022

(Phụ Nữ News – MH thực hiện – – Thứ hai, 27-02-2017 | 14:46 GMT)

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ban nhạc The Rocking Stars – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

(Lê Văn Nghĩa – 06:21 AM – 21/02/2017 Thanh Niên)

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình – tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động nhạc mang tên Thời Đại của hai anh em Dương Quang Minh và Dương Quang Định.

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình – tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động nhạc mang tên Thời Đại (thời kỳ này chưa Mỹ hóa) của hai anh em Dương Quang Minh và Dương Quang Định. Sau đó, phòng trà Anh Vũ có hai ban chơi kích động nhạc là Rock Tigers rồi tiếp đến là The Blue Jean boys .

Từ năm 1961, xuất hiện những ban nhạc mang tên nước ngoài như một cái mốt: Les Vampires, The Rocking Stars (với giọng ca trẻ Elvis Phương thường hát những bản nhạc của thần tượng Evis Presley). Hai ban The Rocking Stars và Black Caps thường biểu diễn tại thánh đường Trường Lamartine, cạnh hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Les Vampires và Rocking Stars là những ban nhạc được thành lập vào năm 1961. Chàng trai Đức Huy sau này gia nhập Les Vampires chơi lead guitar và hát. Cũng trong khoảng thời gian này, The Black Caps xuất hiện với chiếc mũ đen trên đầu, với giọng ca được chú ý Thanh Tuấn.

Vào năm 1963, Les Tridents ra đời và sau này đổi tên là Surfing. Đây cũng là ban nhạc trẻ tiêu biểu trong kỳ đầu tiên của kích động nhạc và tan rã vào năm 1966 khi nhạc trẻ VN trên đà lên cao. Năm 1964 – 1965 thì có Les Faucons Noirs, được xem là một trong những ban nhạc nổi bật nhất trong các buổi trình diễn văn nghệ do các trường trung học lớn tổ chức. Cũng trong năm 1964, một ban nhạc có cách phục sức lịch sự là Teddy Bears với Tiến Chỉnh sử dụng bass điệu nghệ xuất hiện. Tháng 10.1964, đã đánh dấu lần ra mắt của ban nhạc nữ đầu tiên The Blue Stars tại Đại nhạc hội Vui Sống bên cạnh các ban nhạc đàn anh như Teddy Bears, The Black Caps…

Thi thố tài nghệ

Một trong những lời than vãn của giới trẻ ngày đó là “nhạc trẻ không có được sự ủng hộ, không có nơi biểu diễn để thi thố tài năng” hoàn toàn đúng. Các chàng trai, cô gái tự mua đàn, trống, tự tập rồi trở thành ban nhạc và chỉ đi biểu diễn trong các hội hè nho nhỏ kiểu gia đình. Không có dịp chường mặt và thi thố tài năng với nhau, thế mà họ vẫn âm thầm luyện tập để chờ ngày tên tuổi được biết đến.

Thế là vào năm 1963, Hội Ái hữu học sinh Trường J.J Rousseau và Marie Curie (hai trường dạy theo chương trình Pháp) tổ chức một liên hoan nhạc trẻ tại vũ trường Đại Kim Đô quy tụ sự có mặt của những ban nhạc trẻ lúc ấy. Liên hoan được xem như khởi đầu cho những đại hội nhạc trẻ sau này. Trong liên hoan này, ca sĩ Công Thành và ban The Fanatiques thành công vang dội. Sau đó, đại hội nhạc trẻ đầu tiên đã được tổ chức tại thính đường Trường Lasan Taberd vào năm 1964 với những ban nhạc trẻ và những giọng ca được xem là thời danh. Cũng vào tháng 10.1964, rạp Văn Hoa tổ chức đại hội kích động nhạc trong 5 đêm.

Phải công nhận rằng nhạc trẻ VN được sự ủng hộ rất lớn của Ban Giám đốc Trường La San Taberd. Từ năm 1965, vào dịp cuối năm Trường Taberd đứng ra tổ chức một buổi đại hội kích động nhạc với chủ đích là giúp quỹ xã hội, tiếp đến là tạo cơ hội cho các ban nhạc trẻ được dịp thi thố tài nghệ cùng nhau. Đơn cử đại hội nhạc trẻ Taberd được tổ chức vào ngày 28.11.1965, ngày của lễ thánh Celcile – đấng bổn mạng của âm nhạc. Có đến 17 ban nhạc góp mặt trong chương trình đại hội nhạc tổ chức tại hí viện trường Taberd. Đây là một con số kỷ lục vì từ trước đến giờ chưa có một đại hội nào quy tụ nhiều ban nhạc trẻ đến thế. Có tới 40 ban đăng ký nhưng vì thời gian có hạn chỉ chọn 17 ban thuộc loại có số má như The Black Caps, The Blue Stars, Les Vampire, Hải Âu… Giá vé có ba hạng 200, 100 và 50 đồng, số tiền bán vé được dùng để gây quỹ xây dựng Trường Mù La San. Đại hội nhạc trẻ năm 1966 cứu trợ người dân bị nạn lụt miền Tây có tất cả 23 ban tham dự trình diễn trong 6 giờ đồng hồ.

Các ban nổi tiếng có The Spotlights (sau này đổi tên là Strawberry Four) với Billy Shane, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Tùng Giang, The Blue Stars với Kim Thoa, Kim Loan…

Từ đó, những tên tuổi của phong trào nhạc trẻ là Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang đều cố gắng tổ chức đại hội nhạc trẻ hằng năm. Ngoài ra, để các ban có nơi tập hợp, thi thố tài năng, Trường Kỳ -người được mệnh danh là vua nhạc trẻ, vua hippy dù anh chẳng chơi được một nhạc cụ nào – đã tổ chức “Teen à-go-go”, rồi sau đó là “hyppyes À-go-go” hằng tuần vào năm 1967 để các ban có đất dụng võ khi không có đại hội nhạc trẻ.

Góp phần thúc đẩy phong trào nhạc trẻ, Alpha Phim đã tung ra phim Saigon By night (1964). Đây là cuốn phim đen trắng phóng sự về giải trí ban đêm của Sài Gòn với phần phụ diễn ca nhạc do các ban nhạc trẻ biểu diễn. Sự xuất hiện củaThe Black Caps với Thanh Tuấn trong bộ đồ sa màu đen, sợi dây xích thật to tòng teng trên cổ, Vincent Taylor lăn lộn gào thét trong những nhạc phẩm của Gene Vincent, rồi Jacky cùng Les Vampieres thật chững chạc trong bộ veston… đã gây sự chú ý với công chúng. Rồi sau đó là hàng loạt phim đã đưa hình ảnh các ban nhạc trẻ lên màn bạc, tuy nhiên chỉ như thêm mắm, muối hương vị trẻ vào bộ phim chứ nhạc trẻ chưa có một bộ phim riêng cho mình. Tức khí, cuối năm 1971, nhóm Jo Marcel cho tung ra cuốn phim 16 ly dài 1 giờ 30 phút thuần túy về thế giới nhạc trẻ, với những ban nhạc và những ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc trẻ Sài Gòn.

Từ những năm 1963 trở đi hằng năm đều có đại hội nhạc trẻ (trừ năm 1968 – 1969). Đại hội nhạc trẻ Taberd năm 1974 là đại hội cuối cùng với sự có mặt của Quốc Dũng trong ban Hồn Hoang, Ban Thăng Long, AVT, The Dreamers – với Thanh Lan, Crazy dogs với Ngọc Bích…

(Lê Văn Nghĩa)

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’

(Lê Văn Nghĩa – 08:00 AM – 20/02/2017 Thanh Niên)

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

Thời đó, khi nói đến kích động nhạc là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chàng trai, cô gái ăn mặc “không giống con giáp nào”. Quần áo đủ màu sắc, có tua, có ren cộng với những chiếc bông tai biểu tượng của dân hippie, những mái tóc dài như của phụ nữ trên những gương mặt đàn ông đầy râu và đầy mụn. Ngứa mắt với mái tóc dài của hippie không chỉ có các bậc cha mẹ. Tháng 5.1972, Đô trưởng Sài Gòn ra lệnh nam thanh niên không được để tóc dài. Tất nhiên là thành viên trong các ban nhạc trẻ – trừ nữ – đều phải xuống tóc, vì nếu không tự xuống thì sẽ có cảnh sát đứng ở các đầu đường hớt miễn phí (và dĩ nhiên là vô cùng quái đản với hai nhát tông đơ từ trước ra sau và từ trái sang phải thành một hình chữ thập). Thế là từ nay họ phải từ giã mái tóc dài thân yêu, những mái tóc đã góp phần làm họ trở thành ca sĩ, nhạc công kích động nhạc. Các ban nhạc trẻ cũng làm đơn kiến nghị búa xua nhưng lệnh quan trên đã ban thì nhạc trẻ, nhạc già gì cũng rứa!

Trào lưu đợt sóng mới

Trong khoảng những năm cuối 1950 – 1960, nhạc nước ngoài, đặc biệt là giọng ca Elvis Presley qua những nhạc phẩm rock & roll, twist giậm giật được tiếng đàn ghi ta điện réo rắt của ban The Jordanaires, Bill Haley và ban nhạc The Blue Comets phụ họa đã ảnh hưởng nhiều đến phong trào yêu nhạc của lớp trẻ.

Từ Mỹ, năm 1953, bản Rock Around the Clock được Elvis Presley và Gene Vincent thể hiện bành trướng khắp thế giới. Tại Sài Gòn, nhạc rock và twist – một biến thể của rock, cũng ảnh hưởng đến giới trẻ con nhà khá giả. Ở nước ngoài, điện ảnh và âm nhạc có trào lưu “đợt sóng mới” (new wave) để chỉ những khuynh hướng cách tân trong phim ảnh và âm nhạc. Rock & roll được dân mê nhạc đợt sóng mới biết đến từ Bill Haley, Chubby Checker và Elvis. Trào lưu này vào Sài Gòn qua học sinh trường Pháp – những người sớm có điều kiện tiếp cận. Do vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi những ca sĩ nhạc công từ năm 1960 trở đi phần đông đều xuất thân từ các trường Pháp như J.J Rousseau, Taberd, Marie Curie, chẳng hạn hai ban Rockin’ Stars (với Elvis Phương), The Black Caps (Công Thành, Thanh Lan, Helena, Bích Trâm…). Lý do dễ hiểu là thành phần học sinh này có tiền để mua dàn máy, đĩa hát, nhạc cụ, các tạp chí sách báo nước ngoài viết về kích động nhạc để tìm hiểu thêm các thần tượng của mình.

Rồi những phim ca nhạc như Rock Around the Clock, Nuits d’Euro với hình ảnh của những Buddy Holly, Eddie Cochran, The Platters, Gene Vincent biểu diễn quằn quại trên sân khấu, trong tiếng đàn tiếng trống được chiếu tại các rạp đã làm sục sôi giới mê nhạc trẻ. Bên cạnh đó, hằng ngày trên đài phát thanh có những chương trình nhạc nước ngoài với những ca sĩ Mỹ như Ricky Nelson, Pat Boone, Frankie Avalon… do Hải Nam thực hiện, cùng với lời bài hát thường được in trong các báo Màn ảnh, Kịch ảnh cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nhạc trẻ thời kỳ phôi thai.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nghe và chơi nhạc nước ngoài này đã thúc đẩy giới trẻ – không còn gói gọn trong giới học sinh trường Tây nữa – tụ họp nhau mua những cây đàn ghi ta điện, ampli và trống để kết hợp thành những ban nhạc theo mô hình những ban kích động nhạc nước ngoài. Thời gian đó, một số học sinh các trường như Petrus, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương… đều mê kích động nhạc. Các bạn trẻ ngoài giờ học tụ tập nhau lại cùng đàn, cùng trống và cùng hát. Có những lớp thành lập nguyên một ban kích động nhạc hay một trường tuyển chọn những “cao cầm” để lập một ban nhạc như Petrus với ban Bách Việt, Trưng Vương có Phoenixs…

Rồi dần dần ban nhạc học sinh các trường trung học Sài Gòn cũng có mặt các nhạc công, ca sĩ như Kim Ngân học ở Lê Văn Duyệt, Đức Huy (học sinh Nguyễn Trãi sau chuyển qua Chu Văn An), Cathy Kim Dung (Gia Long)… Một hình ảnh mà chúng tôi nhớ nhất là những dịp liên hoan tất niên cuối năm mỗi lớp đều có một ban kích động nhạc, trống đàn hòa điệu. Hay dở chưa biết nhưng rất là oách xà lách. Lớp nào không có thì coi như là quê một cục với mấy em gái Gia Long, Trưng Vương được mời làm khách vinh dự.

Cũng có những gia đình tự thành lập một ban kích động nhạc mà thành viên là những người trong gia đình, cùng đàn tưng tưng, đánh trống xèng xèng hát hò ỏm tỏi như CBC hay Peanuts. Những ban nhạc trường lớp và gia đình này thường biểu diễn trong những đám cưới, những “boum” – dạ vũ gia đình… Sau này khi kích động nhạc phát triển, các ban cùng tham gia thi tài trong các đại hội nhạc trẻ hay đi biểu diễn ở các club Mỹ để kiếm sống.

(Lê Văn Nghĩa)

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ban nhạc The Enterprise – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Hát trong club Mỹ

(Lê Văn Nghĩa – 09:00 AM – 25/02/2017 Thanh Niên)

Các căn cứ quân sự như Long Bình, Biên Hòa, Đà Nẵng… tổ chức các câu lạc bộ (club) dành cho quân đội Mỹ giải trí cần có những ban nhạc có đàn, có trống, có ca sĩ vừa hát tiếng Mỹ vừa nhảy tưng tưng, nên có những ban nhạc được gấp rút thành lập chỉ để diễn trong các club này.

Một trong những người đầu tiên đứng ra lập các ban nhạc như thế là nhạc sĩ Tùng Giang. Ngoài khả năng sử dụng trống, Tùng Giang còn là một nhà tổ chức. Thoạt đầu, Tùng Giang đóng kịch cho ban Anh Lân rồi quen biết Huỳnh Háo và được Háo dạy chơi trống. Ban The Dreamers cho biết: Khi diễn ở Nha Trang, toàn ban nhạc được hưởng 20.000 đồng một show – trung bình 15 show một tháng. The Peanuts – một ban nhạc chơi toàn nhạc Psychedelic, từ ngày thành lập chỉ biểu diễn trong các club Mỹ – mỗi tháng kiếm được gần cả triệu đồng. Ca sĩ Thanh Long (Long bass) cho biết là một tháng anh nhận thù lao khoảng 500.000 đồng.

Trong bàn tròn nhạc trẻ do báo Kịch Ảnh tổ chức năm 1971, ca sĩ Tuấn Ngọc nhận định “làm club Mỹ có tiền nhiều hơn ở các phòng trà” và Trường Kỳ chỉ ra một thực trạng “các bạn trẻ thành lập ban nhạc một cách vội vã, hấp tấp, thiếu căn bản chỉ với mục đích kiếm tiền”. Nhận định trên của Trường Kỳ chỉ là nói về những ban nhạc với thành phần “cà na, xí muội”. Không hiếm những ban nhạc nổi tiếng, trước khi đến phòng trà đều đi diễn cho các club Mỹ như The Dreamers, The Spotlights, The Blue Jets, The Enterprise, The Teen Sound với các ca sĩ cộng tác như Thanh Lan, Ngọc Bích, Kim Dung… Đa số ca sĩ nữ đều bắt đầu sự nghiệp ca hát tại các club Mỹ nhưng… chìm lỉm cho đến khi xuất hiện tại phòng trà thì tên tuổi của họ mới sáng rực lên (hay là tại phòng trà có đèn chiếu) như Khánh Hà, Julie Quang, Cathy Huệ, Ngọc Bích, Pauline Ngọc…

Khi hát club Mỹ, Vy Vân chưa được biết nhiều, sự xuất hiện của cô tại phòng trà Chez Jo Marcel trở nên chói sáng. Đây cũng là trường hợp của Julie với ban nhạc The Sunshines và rồi The Dreamers. Khánh Hà ra mắt khán giả trẻ trong chương trình Hippies À Go Go. Giọng ca tươi mát cùng cách biểu diễn trẻ trung của cô đã chinh phục khán giả ngay từ nhạc phẩm đầu tiên. Hơn nửa năm sau, Thúy Anh (em Khánh Hà) cũng chiếm cảm tình của Hippies À Go Go khi còn quá trẻ. Rồi Vy Vân kết hợp với Tuyết Hương (trước đó đã hát nhiều năm trong các club Mỹ) và Tuyết Dung thành lập tam ca Ba Trái Táo (The Apple Three) – khởi đầu cho việc thành lập tam ca nữ sau này như Ba Con Mèo (The Cats’trio). Rồi Carol – một giọng hát soul độc đáo, những năm đầu âm thầm hoạt động cho các club Mỹ, sau đó hát chung với Mây Bốn Phương tại Queen Bee. Cô có lối hát thật vững vàng, giọng hơi khan nhưng mạnh rất thích hợp với nhạc soul.

Chính vì sống nhờ vào việc biểu diễn cho các club Mỹ nên khi quân đội Mỹ và đồng minh rút quân thì các ban nhạc trẻ thi nhau rã đám. Trước đó, vào năm 1968, các ban nhạc trẻ đã lâm đại nạn khi có lệnh không cho mở các vũ trường và dạ vũ tại tư gia. Đất dụng võ của nhạc trẻ không đâu khác là những “boum” (dạ vũ gia đình), những đại nhạc hội, một số khá đông tại các dancing và phần lớn là trình diễn tại các club Mỹ. Chưa hết, họ còn phải cạnh tranh với các ban nhạc nước ngoài như Phi, Hàn đổ xô sang Sài Gòn và hưởng nhiều ưu đãi hơn các ban nhạc trẻ nội. Những tháng đầu tiên của năm 1969, những ban nhạc danh tiếng đã tan rã nhiều như Les Penitents, The Rising Sun, The Sunshines, The Fighters…, số còn lại không quá 10 ban.

Nhạc trẻ phục hồi khí thế từ giữa năm 1969 khi tiến vào lãnh vực phòng trà. Đi đầu có lẽ là ban The Spotlights với Billy Shane, Tiến Chỉnh, Tùng Giang, Đức Huy tại Night Club “Chez Jo Marcel”. Những năm tiếp theo thì phòng trà thời thượng nào cũng có ban nhạc trẻ xuất hiện sau phần nhạc êm dịu. Lúc này, các ban nhạc trẻ có tiếng thích diễn ở phòng trà vì kiếm nhiều tiền hơn, ở thành phố và khi hát được sự chia sẻ của người nghe, mau nổi tiếng. Điều này thì các ca sĩ nữ như Khánh Hà, Julie Quang, Vy Vân… hiểu nhiều nhất.

Đang sung độ với phòng trà, thì các ban nhạc trẻ gặp “đại nạn” lần 2 – các phòng trà phải đóng cửa vào năm 1972. Cách duy nhất để tiếp tục kiếm tiền và tồn tại là quay trở lại những nơi đã nuôi ban nhạc trẻ: club Mỹ. Nhưng việc trở lại club Mỹ vào năm 1972 không phải dễ dàng vì các đợt rút quân Mỹ khỏi VN ngày càng một gia tăng. Các club Mỹ ở Chu Lai, Cam Ranh, Đà Nẵng, Long Bình, Dĩ An, Biên Hòa… ngày càng thu hẹp lại và bây giờ không còn cảnh lập các ban nhạc xô bồ, biết hát và chơi một số bản nhạc Mỹ thịnh hành là có thể đi biểu diễn. Bây giờ chỉ còn những ban nhạc thuộc loại có trình độ như The Dreamers với Đức Huy đầu quân cho ban này để được đi hát club Mỹ. Để hát được club Mỹ, các ban phải lụy ông bầu, phải tham dự các buổi tuyển chọn và phải đổi tên Mỹ cho hợp thời, hợp cảnh. Còn các ban nhạc trẻ kém tài năng thì chỉ còn ngáp ruồi, chờ thời. Ca sĩ Ngọc Anh mở tiệm ăn uống lai rai, Pauline Ngọc mở quán cà phê, Jo Marcel ngoài nghề sang băng nhạc còn nhảy ra mở tiệm phở. Và khi Mỹ phải triệt thoái toàn bộ quân đội thì các ban nhạc trẻ coi như hết đất sống.

(Lê Văn Nghĩa)

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ban nhạc The Strawberry Four gồm Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane (từ trái sang)

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Những ban nhạc tiếng tăm

(Lê Văn Nghĩa – 07:10 AM – 24/02/2017 Thanh Niên)

Ban nhạc nhà giàu

The Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Shane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, ampli Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc. Trên sân khấu, họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi The Strawberry Four là ban nhạc VN đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).

Khi The Strawberry Four tan rã, Đức Huy gặp Thanh Tuyền thành lập song ca Tuyền – Huy. Đức Huy, cử nhân văn khoa, ban sinh ngữ, được xem là kẻ “tô màu” nhiều nhất mỗi khi xuất hiện trên sân khấu: một cái lắc bạc, một bộ vest sọc lớn có cầu vai, cái khăn quàng trên cổ, cây đàn gỗ với dây gân mà phải là của ngoại quốc hay một chiếc harmonica với gọng khóa inox thật sáng trước mặt, một cách cầu kỳ. “Huy hát không hay, giọng đực mà không khan, thiếu sắc hay trừu tượng nhưng bài hát mà Huy lựa chọn thì tuyệt đối làm rung động người nghe tức thì, say đắm như nét mặt của anh, buồn như lúc Huy ngửa mặt và nhắm mắt, lúc solo thì vai rung và dù có thấy giả dối thì vẫn xúc động theo anh” (Trường Kỳ – báo Màn ảnh ra năm 1972).

Bắt đầu đi hát “từ khi chưa biết chữ”, khi Sài Gòn có phong trào thành lập những ban kích động nhạc chơi trong những club Mỹ, Tuấn Ngọc đã hát và đàn trong những ban nhạc The Black Caps, Blue Jays, The Revolution, The Strawberry Four. Thời điểm Thanh Tuyền rã với Đức Huy để theo Trung Nghĩa, Tuấn Ngọc và Đức Huy thành lập ban song ca chuyên hát nhạc country của Mỹ nhưng cũng phải chia tay vì giới trẻ và lính Mỹ chỉ khoái nhạc psychedelic (nhạc phiêu diêu – NV).

Ban nhạc gia đình

The Blue Jets có bảy người. Hoàng Long cùng với ba anh em Robert, Albert và Philippe là nhạc công phối hợp cùng giọng hát của ba anh em Anh Tú, Khánh Hà và bé Thúy. Trước đó, ba anh em Robert, Albert và Philippe tập tễnh bước vào làng nhạc trẻ với tên là The Rocking Stars Brothers (không phải The Rocking Stars với giọng ca Elvis Phương), sau đó lập ban nhạc mang tên The Blue Jets – một ban nhạc nổi bật nhờ thành phần ca sĩ trong gia đình Tuấn Ngọc với Anh Tú, Khánh Hà và bé Thúy.

Anh Tú trước khi được biết đến trong The Blue Jets cũng từng cộng tác với những ban nhạc trẻ khác nhưng âm thầm hoạt động tại các club Mỹ hoặc ở những tỉnh xa. Khánh Hà chỉ mới nổi lên khi ra mắt trong chương trình Hippy a Gogo của Trường Kỳ ở Queen Bee chứ trước đó cũng chỉ được lính Mỹ thấy mặt, nghe giọng hát trong các club Mỹ và bé Thúy – ca sĩ bé tí teo của The Blue Jets là ca sĩ nhỏ tuổi nhất trong các ban nhạc trẻ.

Trường Kỳ đã gọi ban CBC là đệ nhất ban kích động. Đây là một ban nhạc gia đình, nổi tiếng vì chơi loại nhạc psychedelic. Ban CBC ra đời vì một sự tình cờ. Một ca sĩ của ban là Bích Liên được bà chủ nhà hàng Lệ Liễu chọn hát chung với một ca sĩ khác. Nhưng hát hoài Bích Liên cũng chỉ là ca sĩ vô danh. Còn ca sĩ Bích Loan bất mãn thái độ phách lối của một ông chủ night club nên xin nghỉ hát. Tức giận, bà già của các cô bèn lấy tiền mua nhạc khí cho lập ban nhạc vào năm 1962. Thành phần gồm có 4 chị em Bích Linh, Bích Liên, Tùng Vân, Bích Loan với giọng khàn và trầm, hát rất khỏe. Bà cụ ban nhạc được gọi là bà già psychedelic và ban nhạc CBC còn được gọi vui là ban nhạc Con Bà Cụ.

Ban The Dreamers gồm Duy Quang, ba cậu em ruột Duy Minh (trống), Duy Hùng (lead guitar), Duy Cường (organ). Đồng thời có thêm hai chị em ca sĩ nổi tiếng là Julie Quang và Vény. Gương mặt Julie Quang mang nét lai, có quốc tịch Pháp, với tên thật là Angot Rany. Không quá bắt mắt về ngoại hình nhưng Julie Quang có một giọng hát lạ. Julie Quang, gái Việt lai Ấn sinh năm 1951, theo học tại Trường Regina Pacis ở Sài Gòn cho đến năm 16 tuổi thì đứt gánh sách đèn. Trong thời gian học ở trường, nàng cũng tham gia văn nghệ bằng giọng ca bản năng của một cô bé 7, 8 tuổi, sau đó cộng tác với những ban văn nghệ không tên tuổi. Giọng ca này vẫn chưa tìm được chỗ đứng, theo cô do: “Không có thầy dạy nhạc, không “bồ” với bất cứ một nhạc sĩ nào trong bất cứ ban nhạc nào”. Julie chính thức ra mắt giới trẻ vào cuối năm 1967 tại Đại hội nhạc trẻ ở rạp Đại Nam với ban nhạc The Sunshines, sau đó hợp tác với ban Free Ones rồi The Dreamers.

Năm 17 tuổi, Julie gặp Duy Quang với một tình yêu thật êm ả, dịu dàng và say đắm, kết thúc bằng một cuộc hôn nhân. Từng là nữ sinh trường Tây, Julie Quang hát được nhiều loại nhạc, kể cả nhạc nước ngoài và hát nhạc kích động giỏi nhưng chỉ thích nhất là hát nhạc của bố chồng – Phạm Duy cùng một vài nhạc phẩm của Lê Uyên – Phương.

Rất yêu và sợ chồng ghen nhưng rồi trong một phút định mệnh trái ngang không giữ được lòng như trước đó đã vận vào số phận Julie trong bài hát Mùa thu chết, nàng không còn dính đến Duy Quang nữa. Sau đó, người ta nghe được những lời ca da diết của Duy Quang: “Tôi xin người cứ gian dối/Nhưng xin người đừng lìa xa tôi” (Kiếp đam mê).

Ngoài những ban nhạc kể trên, Sài Gòn còn có những ban nhạc trẻ thành danh không kém: The Hammers với Nguyễn Thành (guitar), Lê Hòa (trống), Nguyễn Đức (bass), Ngọc Tâm (organ) và Cathy Huệ; The Enterprise với Lý Được, Trung Nghĩa, Thanh Tuyền; The Rocking Stars với Nguyễn Trung Lang (bass), Nguyễn Trung Phương (guitar), Jules Tampicanou (guitar), Đặng Hữu Tòng (saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương…

(Lê Văn Nghĩa)

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Ban nhạc Phượng Hoàng – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

(Lê Văn Nghĩa – 06:00 AM – 23/02/2017 Thanh Niên)

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Việt hóa pop rock

Sự xuất hiện của ban nhạc Phượng Hoàng vào tối 15.6.1971 tại Đêm Màu Hồng đã gây một bất ngờ cho giới yêu nhạc trẻ. Các ban nhạc trẻ thường lấy tên Mỹ, hát những bản nhạc nước ngoài, ca sĩ và nhạc công tóc dài, ăn mặc theo kiểu hippy với khoen vòng lúc lắc. Ban nhạc này mang một cái tên rất Việt: Phượng Hoàng và chơi toàn nhạc VN do chính những nhạc sĩ trong ban này sáng tác như Yêu người yêu đời, Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa và Yêu em trở thành những điển hình về tình ca trong làng nhạc.

Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu được thành lập năm 1963 với thành viên chủ chốt là nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Lúc ấy, Lê Hựu Hà đã có những bảnMai Hương, Chiều… nhưng không được chú ý khi dân mê nhạc kích động chỉ thần tượng các bản nhạc ngoại quốc. Sau khi tham dự đại hội kích động nhạc tổ chức năm 1963 tại rạp Văn Hoa, Hải Âu cũng như những ban nhạc kích động ngày ấy thường được biểu diễn ở những bar, club Mỹ. Ở đại hội nhạc trẻ năm 1965, 1967, Hải Âu không còn xuất hiện. Với sự kiên nhẫn mạnh mẽ, Hà tiếp tục sáng tác và tin tưởng rằng đến lúc nào đó sẽ đưa được nhạc trẻ lời Việt đến với công chúng. Lê Hựu Hà đã gặp người bạn đồng hành là Nguyễn Trung Cang, một nhạc sĩ trẻ của ban nhạc Rolling Sound. Năm 1971, Lê Hựu Hà cùng nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang thành lập ban Phượng Hoàng với phong cách Việt hóa pop rock.

Hai người đã sáng tác hàng chục bản nhạc cho Phượng Hoàng và được xem là một cách tân cho nhạc trẻ lúc ấy: không vay mượn nhạc nước ngoài và hát nhạc do chính mình sáng tác. Thành phần ban đầu của ban Phượng Hoàng gồm: Lê Hựu Hà (solo, ca phụ), Nguyễn Trung Cang (organ, bass, ca phụ), Nguyễn Trung Vinh (trống), Như Khiêm (bass), hai ca sĩ là Hoài Khanh và Mai Hoa. Sau một thời gian hết hợp đồng với Đêm Màu Hồng, Phượng Hoàng tung cánh qua Queen Bee và Maxim’s. Vì là giọng ca riêng của Đêm Màu Hồng, khi Phượng Hoàng bay đi thì giọng ca Hoài Khanh không thể bay theo. Đây là dịp để Phượng Hoàng có một giọng ca nam để đời, góp phần làm cho Phượng Hoàng vút lên bầu trời nhạc trẻ VN: Elvis Phương.

Vào khoảng năm 1962, năm mà tên tuổi của Elvis Presley lẫy lừng khắp thế giới và ảnh hưởng đến giới yêu nhạc trẻ thì ở Sài Gòn tên tuổi của Phương cũng được chú ý nhờ có khuôn mặt, mái tóc, dáng người và lối trình bày hao hao Elvis Presley, nên được gán cho biệt danh Elvis Phương. Anh tên thật là Phạm Ngọc Phương, cựu học sinh Jean Jacques Rousseau. Từ ngày bước chân vào sự nghiệp hát ca vào những năm đầu 1960, Phương từng cộng tác với các ban nhạc trẻ danh tiếng như The Rebels, The Rockin’ Stars, The Vampires, The Shotgun và ban Không Tên.

Hướng tới thể hiện “tình ý VN”

Lúc ấy, cũng có dư luận cho rằng Phượng Hoàng hát nhạc nước ngoài dịch ra lời Việt như một số ban thường làm. Phải biết từ 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu – Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ và cũng là cây viết báo về nhạc trẻ Vũ Xuân Hùng đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện phim buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Aventura), Anh thì không (Toi Jamais)… Trả lời việc này, Nguyễn Trung Cang cho biết họ chỉ dựa theo những điệu nhạc thịnh hành của nước ngoài như bolero, tango, soul, còn phần nhạc cũng như lời là do chính Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà sáng tác.

Điểm nổi bật của Phượng Hoàng là kỹ thuật hòa âm. Trước đây, giới sáng tác vẫn quan niệm chỉ cần làm những bản nhạc hay rồi khi trình diễn thì giao toàn bộ “vận mạng” vào tay ban nhạc. Gặp ban nhạc ý ẹ thì kể như bản nhạc sẽ “tèo”. Riêng ban nhạc Phượng Hoàng thì khác hẳn. Cả hai nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang là hai cây sáng tác cho ban nhưng khi tập dợt thì đây là sự phối hợp của toàn ban nhạc trong việc hòa âm. Mỗi khi có một đoạn dạo đầu (intro) cho một bản nhạc thì tất cả thành viên trong ban đều tự soạn rồi đem ra thảo luận. Phượng Hoàng quan niệm, họ muốn “phá cách” nhạc trẻ từ trước đến nay (1971) để trong “tương lai loại nhạc trẻ Mỹ, Ăng-lê sẽ nhường chỗ cho nhạc trẻ VN đúng với tình ý VN như yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa và những suy tư về tình người… vẫn là chiều hướng sáng tác từ bấy lâu nay” (Lê Hựu Hà).

Nói đến các tác phẩm mang lại danh tiếng và thành công để đời cho Phượng Hoàng, trước hết phải đề cập tới ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết, đó là bản Mặt trời đen, có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn. Người nhạc sĩ chết trẻ này (1947 – 1985) có gương mặt hiền như một nhà truyền đạo. Gia tài của Nguyễn Trung Cang là những ca khúc để đời Phiên khúc mùa đông, Thương nhau ngày mưa, Bước tình hồng, Mặt trời đen, Kho tàng của chúng ta và sau này là Bâng khuâng chiều nội trú.

(Lê Văn Nghĩa)

10 bài hát hàng đầu của thập niên 60 năm 2022
Nhóm nhạc nữ The Blue Stars – ẢNH: TƯ LIỆU

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

(Lê Văn Nghĩa – 06:39 AM – 22/02/2017 Thanh Niên)

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.

Bây giờ nhắc đến tên ông, những ca sĩ như Elvis Phương, Đức Huy, Tuấn Ngọc, Tiến Chỉnh… không thể không biết. Theo lời kể của “vua nhạc trẻ” Trường Kỳ, một ngày nọ, một người Mỹ xách cây đàn guitar Fender và ampli chính hiệu đến một tiệm đàn tuốt trong Chợ Lớn để nhờ sửa. Nhân cơ hội bằng vàng này, người chủ tiệm đàn ghi lại tất cả sơ đồ cấu tạo của cây đàn và ampli để nghiên cứu. Một thời gian sau, anh thợ sửa đàn mang tên Lâm Hào đã tung ra thị trường cây đàn guitar điện đầu tiên được chế tạo tại VN, rập theo cây đàn hiệu Fender. Và từ đó tiệm của anh trở thành nơi cung cấp đàn guitar điện và ampli cho những ban kích động nhạc chuyên nghiệp cũng như tài tử vì giá cây đàn tại tiệm này chỉ bằng 1/3 đàn hiệu Fender, Hofner hay Gibson.

Nối đuôi theo Lâm Hào, một người sản xuất trống tên Năm Đúng ở đường Trần Hưng Đạo cũng sản xuất trống “made in Saigon” cho các chàng trai thích chơi nhạc Tây, nhạc Mỹ. Từ đó các tay chơi nghèo đã có thể dành dụm tiền để mua đàn trống rồi tập hợp thành một ban kích động nhạc đi múa dùi, vuốt đàn ở những tụ điểm vui chơi. Phải công nhận rằng ông Lâm Hào, và sau này có tiệm Viễn Phương, đã góp phần không nhỏ trong việc góp phần thúc đẩy phong trào kích động nhạc.

Ủng hộ và đả kích nhạc trẻ

Nếu không là những ban nhạc kiểu gia đình như The Dreamers (các con của bố già Phạm Duy), The Uptight (gia đình Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Bé Thúy), C.B.C… thì các ban nhạc được thành lập kiểu “góp gạo nấu cơm chung” – nhạc công tự mang nhạc khí của mình đến, biểu diễn xong thì xách về (chỉ trừ ca sĩ chỉ mang giọng hát đến mà thôi). Khi thành lập, họ phải tìm một cái tên không phải của VN và Tàu là được, như: Les Vampires, The Blue Stars, The Teen Sound, The Black Caps, The Spotlights, The Crazy Dogs… Một số thành viên ban nhạc còn lấy tên Mỹ, Tây thay cho tên Việt như Jo Marcel, Billy Shane, Bernard… để dễ dàng trình diễn trong các câu lạc bộ dành riêng cho lính Mỹ. Hầu hết các ban kích động nhạc hát những bản đang thịnh hành của The Beatles, The Monkees, The Ventures… Họ thường nghe qua đĩa, băng rồi tập đàn và hát theo. Ca sĩ Bích Chiêu (chị Tuấn Ngọc) quan niệm rằng trước hết muốn hát được nhạc ngoại quốc thì phải hát cho đúng nhạc và lời, làm sao cho thật giống để người nghe có thể rung động, có thể cảm được tiếng hát của mình. Tuấn Ngọc cho biết cũng nghe băng rồi tập hát theo. Nghe lại, nếu còn thấy dở và chưa đúng với băng gốc thì tập tiếp, chừng nào nghe thật giống băng mới thôi. Tuấn Ngọc cố hát sao cho giống Tom Jones, thần tượng của anh, nên giới báo chí gọi anh là Tom Jones Tuấn Ngọc.

Điều khá bất ngờ là có một vài ban nhạc mà những thành viên không hề biết nhạc lý là gì, chỉ thẩm âm rất tốt, nghe theo đĩa và bắt chước theo. Ông bố kiêm bầu sô của ban nhạc gia đình nổi tiếng The Peanuts đã nói với Báo Kịch Ảnh: “Chúng tôi thành thực thú nhận rằng cho tới nay cả bốn đứa tụi nó chưa đứa nào biết qua một nốt nhạc. Tất cả đều toàn “tự mò” lấy mà thôi. Thằng Bernard nghe đĩa rồi chỉ lại cho từng đứa…”. Jo Marcel đã xác nhận điều này trong buổi hội thảo về nhạc trẻ do Báo Kịch Ảnh tổ chức vào năm 1971: “Nghe nhiều, bắt chước chơi theo đĩa và học được nhiều cái mới lạ của nhạc ngoại quốc”.

Với các thể loại tên tuổi, các ban nhạc đặt tên Mỹ, hát nhạc Mỹ ầm ĩ, giậm giựt, kích động, tóc tai và quần áo khác người nên nhạc trẻ chỉ được dạng công chúng trẻ ưa thích. “Dưới mắt những người lớn tuổi, nhạc trẻ được nhìn như một thứ gì quái lạ mang nhiều tính chất phi luân. Mỗi khi nhắc đến kích động nhạc, họ thường lắc đầu, không hiểu thứ nhạc đó là nhạc gì mà toàn những tiếng gào, tiếng thét rầm rầm, lại còn nằm dài cả xuống đất, giãy lên đành đạch”… (Trường Kỳ – Tuần báo Hồng). Chưa nói đến tệ nạn một số thành viên trong các ban nhạc trẻ dính vào xì ke, ma túy để phê khi chơi loại nhạc này. Ngay cả trong giới nhạc sĩ cũng phân luồng ý kiến. Chỉ có nhạc sĩ Phạm Duy lên tiếng ủng hộ mạnh nhất: “Nhạc trẻ cũng như những bộ môn khác, đều có cái hay riêng của nó. Và nếu được dẫn dắt kỹ càng, những ban nhạc trẻ VN sẽ còn tiến rất xa”.

Có thể vì sự ủng hộ của nhạc sĩ Phạm Duy đối với nhạc trẻ nên lúc đó ông được gọi là “bố già hippy”.

(Lê Văn Nghĩa)

oOOo

Tình Ca Nhạc Trẻ 1:

Nhạc trẻ 2 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 3 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 4 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 5 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 6 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc trẻ 7 – Nhạc trẻ Sài Gòn trước 75:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 1:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 2:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 3:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 4:

Nhạc Trẻ Việt Nam, thập niên 60-70. Part 5:

Những ca khúc của Ban Phượng Hoàng – Volume 1 (trong clip ghi năm 1963 là sai, phải là năm 1971 mới đúng):

Những ca khúc của Ban Phượng Hoàng – Volume 2 (trong clip ghi năm 1963 là sai, phải là năm 1971 mới đúng):

Đại Hội Nhạc Trẻ – Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Live, ngày 29/5/1971

  • Ngày 29 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 29 tháng 11 trong lịch sử ngày 29 tháng 11 là Ngày chào mừng điện tử Ngày Lemon Creme Pie Day Toss Thức ăn thừa của bạn Ngày 533 (Trận động đất) Aleppo (nay là Syria) - 130.000 người ước tính bị giết. 1681 - Đại học Bác sĩ Hoàng gia ở Edinburgh, Scotland, đã được Vua Charles II cấp thuê. 1825 - vở opera Ý đầu tiên ở Mỹ, & nbsp; thợ cắt tóc [[]]

  • Metallica thông báo 2023 World Tour, phát hành bài hát mới

    Ban nhạc đã xác nhận một album studio hoàn toàn mới The Post Metallica Repoung 2023 World Tour, phát hành bài hát mới của Lux Lux æterna, lần đầu tiên xuất hiện trên The Rock Revival. Bài đăng Metallica thông báo 2023 World Tour, phát hành bài hát mới của Lux Lux æterna, xuất hiện đầu tiên trên The Rock Revival.

  • Lễ Tạ ơn là thứ năm thứ tư vào tháng 11

    Lễ Tạ ơn là ngày thứ năm thứ tư vào tháng 11, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố một ngày lễ quốc gia vì lời cảm ơn, nhưng nó có thể không xảy ra theo cách bạn nghĩ nó đã làm. Nó đã bắt đầu với những người hành hương. & NBSP; Một số người định cư đầu tiên trong thế giới mới của chúng tôi [chúng tôi]

  • Ngày 28 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 28 tháng 11 trong lịch sử ngày 28 tháng 11 là ngày nướng Pháp ngày 2348 trước Công nguyên - một sao chổi được cho là, theo hướng dẫn thiêng liêng, đã đi qua gần Trái đất, gây ra trận lụt lớn, theo ý kiến ​​của linh mục Anh giáo và nhà toán học William Whiston. Họ không biết nhiều về sao chổi vào năm 1696. 1582 - William Shakespeare kết hôn với Anne Hathaway (không phải là ’của chúng tôi [[]]

  • Ngày 27 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 27 tháng 11 trong Lịch sử ngày 27 tháng 11 là Cream Cream National Cream Day Craft National Craft Ngày 1826 - Nhà hóa học John Walker đã phát minh ra trận đấu ma sát ở Anh. 1834 - Thomas Davenport đã phát minh ra động cơ điện trực tiếp (DC). 1896 - & nbsp; cũng Sprach Zarathustra & nbsp; bởi Richard Strauss lần đầu tiên được thực hiện. 1910 - Trạm Pennsylvania mở cửa vì Pennsylvania [Vang]

  • Ngày 26 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 26 tháng 11 trong lịch sử ngày 26 tháng 11 là ngày Cake Cake 1703 - & nbsp; The Great Storm & nbsp; - hơn 8.000 người đã chết, và ngọn hải đăng Eddystone đầu tiên của Anh (ngọn hải đăng Winstanley) đã bị phá hủy qua đêm. 1716 - Sư tử châu Phi đầu tiên được trưng bày ở Mỹ (ở Boston). Đó chỉ là một con sư tử duy nhất, sau đó được cho là đã tham gia vào một người đàn ông của người Hồi giáo, đó là một chuyến đi du lịch [Mạnh]

  • Ngày 25 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 25 tháng 11 trong Lịch sử ngày 25 tháng 11 là ngày của Ngày lễ chơi quốc gia Ngày lễ hội với bố lời nhắc mua sắm của bố 1792 - Robert B. Thomas lần đầu tiên xuất bản The Old Farmer Lamer Almanac. Ông đã nói thêm về Old Old vào danh hiệu vào năm 1832 vì có quá nhiều sự cạnh tranh trong doanh nghiệp nông dân Almanac Almanac. 1884 - Bằng sáng chế (#308,422) cho [Mạnh]

  • Rammstein tiết lộ video âm nhạc mới cho Hồi Adieu,

    Đoạn clip là một kiệt tác điện ảnh The Post Rammstein tiết lộ video âm nhạc mới cho Hồi Adieu, lần đầu tiên xuất hiện trên The Rock Revival. Bài đăng Rammstein tiết lộ video âm nhạc mới cho Hồi Adieu, xuất hiện đầu tiên trên The Rock Revival.

  • Ngày 24 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 24 tháng 11 trong lịch sử ngày 24 tháng 11 là Ngày quốc gia Sardines ngày 1639 - Quan sát đầu tiên về quá cảnh của Venus của Jeremiah Horrocks và William Crabtree - đã giúp thiết lập kích thước của hệ mặt trời của chúng ta. 1859 - Charles Darwin xuất bản & nbsp; về nguồn gốc của loài. In ấn đầu tiên được bán với giá khoảng 100.000 đô la ngày hôm nay. 1874 - The Barbed [V]]

  • Tina-The Tina Turner Music, là một trải nghiệm nhà hát phải xem trong mùa lễ này!

    Tina: - Nhạc kịch Tina Turner là một chiến thắng thực sự! Phần nhạc kịch Broadway, Phần R & B/Rock Concert, và All Heart, đó thực sự là một buổi tối của nhà hát mà bạn không muốn bỏ lỡ. Bạn chỉ có thể giúp hát cùng và nhảy múa trên ghế của bạn! Một phần của loạt phim Broadway, chương trình năng lượng cao này đang xuất hiện tại [[]]

  • Mötley Crüe thông báo phiên bản giới hạn Vinyl Box Set

    Bản phát hành có năm album đầu tiên của ban nhạc trên CD và màu vinyl màu The Post Mötley Crüe Reponation phiên bản giới hạn Vinyl Box Set lần đầu tiên xuất hiện trên The Rock Revival. Bài đăng Mötley Crüe thông báo Bộ Vinyl phiên bản giới hạn xuất hiện đầu tiên trên The Rock Revival.

  • David Chase và Michael Imperioli đang làm việc trên một kịch bản phim bí mật

    Michael Imperioli đã trở lại HBO. Imperioli đóng vai chính trong phần 2 của White Lotus khi Dominic di Grasso là một người nghiện tình dục trong kỳ nghỉ ở Ý cố gắng sửa đổi với gia đình. Bắt các tập mới của White Lotus mỗi tối Chủ nhật trên HBO Max. Michael đã rất bận rộn khi anh tiết lộ trên Jimmy Fallon, []]

  • Ngày 23 tháng 11 trong lịch sử

    Ngày 23 tháng 11 trong Lịch sử ngày 23 tháng 11 là Ngày Biên giới Collie Ngày Quốc gia Hạt điều ăn một ngày Cranberry Ngày espresso ngày 1644 - John Milton xuất bản & nbsp; Areopagitica, một cuốn sách nhỏ giải mã kiểm duyệt. 1874-Một bài báo của Ferdinand Braun đã được xuất bản trên & nbsp; Annalen der Physik und Chemie & nbsp; mô tả khám phá của ông về hiệu ứng chỉnh lưu điện, bộ điều chỉnh bán dẫn đầu tiên. 1889 - [Mạnh]

  • Nhận được tinh thần kỳ nghỉ với các đặc biệt kỳ nghỉ của gia đình Appletv+

    Apple TV+ sẵn sàng giúp đỡ trẻ em và các gia đình cảm ơn và lan truyền kỳ nghỉ với một loạt các tập phim mới của loạt phim gốc Apple, cũng như ra mắt phát trực tuyến của Holiday Peanuts Special cổ điển. & NBSP; Apple TV+ cũng sẽ cung cấp các cửa sổ miễn phí đặc biệt cho những người không đăng ký phát trực tuyến các đặc sản kỳ nghỉ mang tính biểu tượng từ Mendelson/Melendez [Mạnh]

  • Truyền thống Lễ Tạ ơn - Thẩm quyền của Tổng thống những con gà tây

    Tổng thống tha thứ cho những con gà tây mỗi năm trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn, tổng thống chọn một hoặc hai con gà tây sẽ được tha thứ kết thúc trên bàn ăn của bạn. Trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, một chính thức Thổ Nhĩ Kỳ được ân xá và thỉnh thoảng, cả hai đều được trình bày bởi Liên đoàn Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Một số người nói rằng […]

  • 10 bài hát hàng đầu trong những năm 1960 là gì?

    Billboard hàng đầu Hot 100 hit của những năm 1960..
    Vật tist, Checker Chubby Checker. ....
    Mùi Hey Jude, người Beatles. ....
    Chủ đề từ 'một nơi mùa hè', Faith Faith và dàn nhạc của anh ấy. ....
    Mùi Tossin 'và Turnin,' Bobby Bobby Lewis. ....
    Tôi muốn nắm tay bạn, The Beatles. ....
    Tôi là một tín đồ, người Monkees. ....
    “....

    Bài hát số 1 của thập niên 60 là gì?

    Hit lớn nhất từ thập kỷ này?Ca khúc khiêu vũ đánh dấu đá của Chubby Checker, The The Twist, bài hát duy nhất đã đạt được vị trí số 1 trong hai lần chạy riêng biệt (vào năm 1960 và một lần nữa vào năm 1962, do sự hồi sinh của nó trong văn hóa nhạc pop của nó).Âm thanh đã thay đổi.The Twist,” the only song ever to hit No. 1 in two separate runs (in 1960 and again in 1962, due to its revival in its pop culture). Sounds were changing.

    Những bản hit lớn nhất trong năm 1960 là gì?

    Top 100 hit của năm 1960/100 bài hát hàng đầu năm 1960..
    Chủ đề từ một nơi mùa hè - Percy Faith ..
    Anh ấy sẽ phải đi - Jim Reeves ..
    Cathy's Clown - Everly Brothers ..
    Chạy gấu - Johnny Preston ..
    Teen Angel - Mark Dinning ..
    Tôi xin lỗi - Brenda Lee ..
    Bây giờ là hoặc không bao giờ - Elvis Presley ..
    Người đàn ông tiện dụng - Jimmy Jones ..

    Bài hát bán hàng lớn nhất của thập niên 60 là gì?

    Theo dữ liệu bán hàng do công ty biểu đồ chính thức biên soạn, đĩa đơn bán hàng lớn nhất của thập niên 1960 là cô yêu bạn bởi The Beatles.She Loves You by The Beatles.