Bài tập về bảo toàn liên kết pi năm 2024

Với bảo toàn mol pi trong giải toán hiđrocacbon và cách giải môn Hóa học lớp 11 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập bảo toàn mol pi trong giải toán hiđrocacbon và cách giải. Mời các bạn đón xem:

Bảo toàn mol pi trong giải toán hiđrocacbon và cách giải – Hóa học lớp 11

  1. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Cách xác định số liên kết

Độ bất bão hòa k = π + số vòng

- Đối với các hợp chất CxHy và CxHyOz có: k=2x−y+22

Một số trường hợp hay gặp:

k = 0: hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn, mạch hở

k = 1: hiđrocacbon chỉ có 1 liên kết đôi hoặc 1 vòng no

k = 2: hiđrocacbon có 2 liên kết đôi hoặc 1 liên kết ba hoặc 1 vòng no có một liên kết đôi

k = 4: hiđrocacbon có nhân thơm trong phân tử …

2. Bản chất của bảo toàn liên kết π

- Khi ankan bị mất H2 sẽ tạo thành các hợp chất không no và cứ mất đi một phân tử H2 thì hợp chất mới sẽ có liên kết π là 1 (k = 1)

- Ví dụ:

+ Ankan mất 1 phân tử H2 biến thành anken có k = 1

+ Ankan mất 2 phân tử H2 biến thành ankin, ankađien,... có k = 2

3. Bảo toàn mol π trong giải toán hiđrocacbon

- Hiđrocacbon không no khi tác dụng với H2 hay halogen thì

CnH2n+2−2k+kH2→Ni,toCnH2n+2 (số liên kết π = k)

CnH2n+2−2k+kBr2→xt,toCnH2n+2−2kBr2k

- Ta thấy số mol liên kết π bằng số mol H2 hay Br2 phản ứng.

- Chú ý:

+ Khi giải một số bài toán, có thể hiểu vai trò của H2 và Br2 trong phản ứng cộng là như nhau và nBr2+nH2=nX.k (X là các hiđrocacbon không no)

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay (Ankle Brachial Index – ABI), tốc độ lan truyền sóng mạch (pulse wave velocity - PWV) với mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 60 người bị NMCT cấp và nhóm chứng gồm 33 người có cùng độ tuổi và các yếu tố nguy cơ và chụp ĐMV không tổn thương. Cả 2 nhóm đều được đo ABI, PWV, chụp ĐMV, nhóm bệnh được đánh giá mức độ tổn thương theo thang điểm SYNTAX II. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm chứng tương ứng là 67,05 ± 12,04 và 67,67 ± 6,80 năm. ABI của nhóm bệnh (1,04 ± 0,10) thấp hơn nhóm chứng (1,12 ± 0,13), p<0,01. PWV của nhóm bệnh (15,90 ±1,49 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,32 ± 1,98 m/s), p<0,01. PWV ở nhóm tổn thương 1 nhánh và ≥2 nhánh tương ứng là 15,25 ± 1,09 m/s và 16,22 ± 1,57 m/s. Có sự tương quan chặt chẽ giữa PWV với điểm SYNTAX (r = 0,4...

Câu 4: Hỗn hợp X chứa nhiều hidrocacbon đều mạch hở và H 2. Cho 9,408 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 0,66 mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,408 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 44,22 gam CO 2 và m gam nước. Giá trị của m là A. 31,5. B. 9,18. C. 12,96. D. 13,77.

Câu 5: Hỗn hợp X chứa nhiều hidrocacbon đều mạch hở và H 2. Cho 9,072 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 0,48 mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được m gam CO 2 và 13,5 gam nước. Giá trị của m là A. 30,80. B. 36,30. C. 26,40. D. 24,20.

Câu 6: Hỗn hợp X chứa nhiều hidrocacbon đều mạch hở và H 2. Cho 3,92 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 0,28 mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần vừa đủ V lít O 2 (đktc) thu được CO 2 và 5,94 gam nước. Giá trị của V là A. 20,16. B. 24,64. C. 13,44. D. 29,12.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm C 2 H 2 , C 3 H 6 , C 4 H 10 và H 2. Cho 7,64 gam hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 41,6 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 47,52 gam CO 2 và m gam nước. Giá trị của m là A. 21,24. B. 21,06. C. 20,70. D. 20,88.

Câu 8: (Đề TSĐH A - 2012) Hỗn hợp X gồm H 2 và C 2 H 4 có tỉ khối so với H 2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H 2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 50%.

Câu 9: (Đề TSĐH A - 2013) Hỗn hợp X gồm H 2 , C 2 H 4 và C 3 H 6 có tỉ khối so với H 2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 10. Tổng số mol H 2 đã phản ứng là A. 0,070 mol. B. 0,075 mol. C. 0,015 mol. D. 0,050 mol.

Câu 13: (Đề TSĐH A - 2014) Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C 2 H 2 ; 0,2 mol C 2 H 4 và 0,3 mol H 2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,1.

Câu 14: (Đề TSĐH A - 2011) Hỗn hợp X gồm C 2 H 2 và H 2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C 2 H 4 , C 2 H 6 , C 2 H 2 và H 2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 8. Thể tích O 2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 22,4 lít. B. 33,6 lít. C. 44,8 lít. D. 26,88 lít.

Câu 15: (Đề THPT QG - 2018) Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C 2 H 2 và H 2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H 2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,10.

Câu 16: (Đề THPT QG - 2019) Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H 2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H 2 ) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỉ khối so với H 2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,06. B. 0,08. C. 0,04. D. 0,1.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 14,48 gam hỗn hợp X chứa C 3 H 6 , C 3 H 4 , C 4 H 8 , C 4 H 6 và H 2 thu được 20,16 gam H 2 O. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 là 18,1. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br 2 dư thì số mol Br 2 phản ứng tối đa là A. 0,4. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,2.

Câu 20: (Đề TSĐH B - 2014) Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 76,1. B. 91,8. C. 75,9. D. 92,0.