Biểu hiện của tính sông nước trong văn hóa Việt Nam

Biểu hiện của tính sông nước trong văn hóa Việt Nam

.

Cập nhật lúc: 22:57, 26/03/2021 (GMT+7)

 

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hàng ngàn con sông lớn nhỏ, phân bố rộng khắp trên cả nước, lại có đường bờ biển dài hơn 3.260km, nên từ xa xưa, giao thông đường thủy, kỹ thuật đóng tàu thuyền của người Việt đã phát triển. Do đó, nếu như người dân xứ du mục gắn bó với vó ngựa và cao nguyên thì đời sống người dân Việt Nam lại mang đậm hình ảnh của con thuyền và sông nước.

Biểu hiện của tính sông nước trong văn hóa Việt Nam
Môi trường sông nước - một trong những yếu tố cơ bản góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong ảnh: Đua thuyền trên sông Đồng Nai. Ảnh: Huy Anh

Gắn bó với con thuyền và sông nước từ thế hệ này sang thế hệ khác nên hình ảnh đó từ chỗ gần gũi quen thuộc khi đi vào mọi sinh hoạt, đời sống hằng ngày, đã dần dần ăn sâu vào tâm khảm của mỗi người, để rồi trở thành một dấu ấn rất riêng, đặc sắc trong văn hóa của người Việt.

* Bề dày văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những nơi có cảng sông, cảng biển. Chẳng hạn: Hà Nội trên sông Hồng, Thanh Hóa trên sông Mã, Thừa Thiên - Huế trên sông Hương, Đà Nẵng trên sông Hàn, TP.Biên Hòa trên sông Đồng Nai, TP.HCM trên sông Sài Gòn, Cần Thơ trên sông Hậu...

Nếu như khi xưa, miền Trung có Hội An thì ở xứ Trấn Biên có Nông Nại đại phố đều là những thương cảng sầm uất, trên bến dưới thuyền, là nơi gặp gỡ của các tàu thương mại quốc tế một thời. Còn ngày nay, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Vũng Tàu… đều có những cảng biển.

Theo GS-TS Trần Ngọc Thêm, trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam nhiều lần có nhắc đến chi tiết: Trong số những họa tiết xuất hiện trên các trống đồng thời Đông Sơn, nổi bật có họa tiết hình chim và thuyền - biểu tượng của vùng sông nước. Từ thời Đông Sơn, người Việt đã đóng những con thuyền có hình dáng đa dạng, sức chở lớn, có loại bọc đồng, vượt biển đi tới các nước Đông Nam Á. Nhiều tài liệu lịch sử của nước ngoài ghi chép lại về kỹ thuật đóng thuyền biển phát triển của ông cha ta.

Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã ghi chép về cảnh trên bến dưới thuyền rất sinh động như sau: “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hoặc để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán rất thuận lợi. Ghe thuyền chật sông, ngày đêm đi lại không ngớt…”.

Phương tiện đi lại và chuyên chở trên sông của người Việt từ xưa đã rất phong phú như: thuyền, xuồng, bè, phà, tàu, ghe… Trong thuyền thì cũng có rất nhiều chủng loại như: thuyền thúng, thuyền mành, thuyền chài, thuyền cóc, thuyền độc mộc, thuyền tam bản, thuyền rồng… Và đặc biệt, ghe thuyền được xem như con người và có linh hồn nên nhiều địa phương có phong tục vẽ mắt thuyền, giúp thuyền tránh gặp thủy quái làm hại, giúp ngư dân tìm được nhiều thủy sản, giúp cho bạn hàng may mắn tìm được nhiều bến bờ đem lại tài lộc…

Sự gắn bó của người Việt với đời sống sông nước không chỉ thể hiện trong việc đi lại, mà cả trong việc ở. Những người sống bằng nghề sông nước thường lấy ngay chiếc thuyền, chiếc bè nuôi thủy sản, phương tiện làm ăn ấy để làm nhà ở. Rồi nhiều nhà thuyền, nhà bè cùng quần tụ và lập nên những làng nổi, làng chài, xóm chài trên sông. Như ở Đồng Nai, hình ảnh làng nổi ở La Ngà vẫn là một hình ảnh thân quen, gần gũi… với bao người.

* Ăn sâu vào tâm khảm

Hình ảnh con thuyền và sông nước đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống người Việt. Biểu hiện rõ nét là hầu hết các mặt sinh hoạt đời sống của con người đều lấy con thuyền, sông nước làm chuẩn mực và đối tượng so sánh. Điều này không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân gian mà ngay cả đến ngày nay, trong xã hội hiện đại, người Việt khi sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày đều sử dụng từ ngữ mang dấu ấn sông nước một cách hết sức tự nhiên và gần gũi.

Cụ thể, trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ có nhiều câu mang hình ảnh sông nước như: nói về nghị lực, ý chí, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, Chết trong còn hơn sống đục… Nói về sự vô tư, thiếu chuẩn bị thì có Nước đến chân mới nhảy. Nói về kinh nghiệm làm ăn thì: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau; Bồi ở, lở đi; Bắc cầu mà noi, không ai bắt cầu mà lội… Nói về tính tiết kiệm, ông cha ta có cầu: Buôn tàu, buôn bè, không bằng ăn dè hà tiện. Nói về phụ nữ khi sinh nở khó khăn, cha ông ta có câu: Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển, mồ côi một mình. Nói về nhân tình thế thái, thành ngữ tục ngữ lại có câu: Dò sông dò biển dễ dò/ Đố ai lấy thước mà đo lòng người; Sông sâu còn có người dò, Lòng người nham hiểm ai đo cho tường… Nói về tình yêu đôi lứa trong ca dao, tục ngữ thì ông cha ta cũng mượn nhiều hình ảnh của sông nước để thể hiện: Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền/ Thuyền theo lái, Gái theo chồng; Thuyền anh mắc cạn lên đây, Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền…

Còn ngày nay, người Việt vẫn dùng phổ biến các từ ngữ mang dấu ấn sông nước: ánh mắt đắm đuối, chìm đắm trong suy tư, bơi giữa dòng đời, nói năng trôi chảy, ngâm hồ sơ, làn sóng Covid-19, giá cả bèo bọt, lặn ngụp giữa thời gian…

Ngay cả khi đi trên đường bộ, người Việt vẫn giữ thói quen nghĩ và nói theo cách đi đường thủy, chẳng hạn khi nhờ ai chở giúp một đoạn đường, người ta hay dùng từ quá giang (qua sông), các xe khách liên tỉnh thường được gọi là xe đò… Hay như ngày Tết ông Táo, các gia đình đều sắm sửa vật phẩm cùng cá chép để ông Táo cưỡi lên chầu Trời. Rồi đến khi về với thế giới bên kia, người Việt cũng quan niệm đó là một vùng sông nước nên mới gọi là: chín suối, suối vàng…, thế nên mới tiễn đưa bằng xe hình thuyền.

Hóa ra bấy lâu nay, trong suy nghĩ và ứng xử của mỗi người chắc chắn đều đã biết đến hoặc sử dụng những từ ngữ, phong tục nêu trên… Hiểu được ý nghĩa sâu xa, gốc rễ của hiện tượng này là như thêm một lần tìm về cội nguồn của văn hóa dân tộc, thêm một phương thức hữu hiệu để nối mạch nguồn truyền thống với thế hệ cha ông.

Một số sông, suối thuộc địa phận Đồng Nai

Theo ấn phẩm Hỏi đáp về Biên Hòa - Đồng Nai của 2 tác giả Phan Đình Dũng - Nguyễn Thanh Lợi, Đồng Nai là tỉnh có nguồn nước ngầm và nước mặt phong phú thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt có ý nghĩa về thủy điện. Con sông lớn và quan trọng nhất tỉnh là sông Đồng Nai, bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên, phía Nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2 ngàn mét. Sông Đồng Nai có lượng nước phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho TP.HCM, TP.Biên Hòa.

Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai. Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông - lâm nghiệp phát triển.

Lâm Viên

 

 

 

 

Nam Bộ là một trong những vùng đất mới, có lịch sử hơn 300 năm trở về đây, chính vì thế mà nó vừa lạ lẫm, xa vời nhưng cũng rất thu hút đầy vẫy gọi. Đất mới, con người mới không mang nặng những truyền thống ngàn năm nên con người nơi đây cũng cởi mở hơn, năng động và cũng mạnh bạo hơn...

Biểu hiện của tính sông nước trong văn hóa Việt Nam

Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn liền với con kênh, cái ghe, với những buổi chợ tấp nập trên sông. Một sự gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên – môi trường sông nước, công ty môi trường, dần hình thành nên tính cách văn hóa đặc trưng cho vùng.

 Sông nước là thứ không thể tách rời đối với cuộc sống người dân Nam Bộ. Nó ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với phong cách sống của con người nơi đây, từ cái ăn, thức uống, nơi ở đến đời sống sinh hoạt tinh thần. Bên cạnh đó, việc hiểu về sông nước là một trong những yếu tố cần thiết để có những chính sách phát triển và thúc đẩy kinh tế Nam Bộ

Văn hóa

Khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ rất lâu trước Công Nguyên khi Lưu Hướng (thời Tây Hán) sử dụng như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Phương Tây có khái niệm culture của người Anh, kultur của người Đức và kultura của người Nga,... Trải qua nhiều thế kỉ, cụm từ văn hóa được sử dụng như một danh từ chính đại diện cho sự vươn lên phát triển thành văn minh của thế giới.

Theo Tổng giám đốc UNESCO đã tổng kết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm các kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, công ty môi trường công nghiệp, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này với dân tộc khác, từ sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến các tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.

Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa. Mỗi cá nhân hay cộng đồng đều sống trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Người Nam Bộ sống dựa vào môi trường nước, lấy nước làm nguyên liệu phục vụ cho cuộc sống và đưa sông nước trờ thành thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của mình.

Những biểu hiện của tính sông nước

a.  Thủy sản và những nguồn thực phẩm sông nước là thức ăn chủ yếu

Biểu hiện cao nhất của tính hòa hợp với thiên nhiên sông nước như một đặc trưng tĩnh cách văn hóa con người Nam Bộ, được thể hiện ở nhiều lĩnh vực đầu tiên là lĩnh vực ẩm thực.

Thiên nhiên ưu đãi đã mang lại cho thiên nhiên Nam Bộ sự sung túc, công ty môi trường tphcm, phong phú về tài nguyên thủy sản tới mức mà không một nơi nào trên đất nước ta có được nào là nghêu, sò, chem chép, ốc, móng tay, ba khía, các loại cá, tôm cua... Chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một trong số đó có nước mắm là một đặc sản đặc trưng cho vùng sông nước. Nước mắm Nam Bộ ngon có tiếng, như nước mắm Phú Quốc đã từng được xuất khẩu đi nhiều nơi. Nó trở thành một món ăn không thể thiều trên mâm cơm của mỗi gia đình. Ngoài ra còn những món ăn đặc sắc khác như con đuông, thịt chuột đồng,... đều là những món ăn đặc trưng cho nền nông nghiệp lúa nước.

Ở Nam Bộ thì vịt được ưa chuộng hơn gà vì vịt là gia cầm sông nước. Bởi vậy mà trong các lễ cúng người ta dùng vịt thay thế cho gà. Bên cạnh đó sự giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Khmer được thể hiện trong những món ăn được cải biến của người Khmer, ví dụ như món canh chua vốn chỉ có nước mẻ với mắm prahoc thì về tới nhà của người Việt nó có thêm nhiều gia vị nêm nếm khác như rau thơm, đậu bắp, bạc hà,... Ngoài các món ăn chính còn những món ăn chơi như chè, thức uống, người Nam Bộ chuộng quả dừa vì trong quả dừa không chỉ sự dụng nước mà còn dùng cả cơm dừa (phần cùi dừa) họ cho nước cốt của dừa vào trong những món chè làm dậy lên mùi vị đặc trưng cho món chè Nam Bộ.

b.  Nơi cư trú gắn liền với sông nước

Môi trường tự nhiên gắn bó mật thiết với người Nam Bộ. Căn nhà luôn có xu hướng ẩn mình vào trong thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn. Những ngôi nhà, những xóm làng trải dài bên các dòng sông, kênh rạch. Con người, sông nước, vườn tược, ruộng đồng nối tiếp và xen kẽ nhau. Nổi bật ở Nam Bộ là lối kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên sông nước với mỗi căn nhà trước sông sau ruộng, và một cây cầu nhỏ gie ra mé sông trước nhà để giặt giũ, sinh hoạt. 

c.  Phương tiện di chuyển

Vùng kênh rạch chằng chịt, trước sông sau nhà thì di chuyển bằng thuyền ghe là phương tiện thuận lợi nhất và cũng là một nét văn hóa đặc trưng của vùng. Họ dùng thuyền làm phương tiện di chuyển, lấy thuyền làm nhà, làm nơi buôn bán trên sông, thuyền trở thành phương tiện di chuyển thông dụng nhất sử dụng trong việc di chuyển cà chuyên chở,...

d.  Nghề nghiệp phần lớn gắn với sông nước

Những cư dân đầu tiên khai khẩn Nam Bộ đã phát triển nghề lúa nước. Ngoài trồng lúa, người dân Nam Bộ còn đánh bắt thuỷ hải sản, chăn nuôi thủy cẩm và thủy hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển miệt vườn. Các miệt vườn trải rộng được ngăn nhau bởi những con kênh chằng chịt hay các khu chợ hoa quả tấp nập trên sông, những buổi họp chợ nhộn nhịp trên sông đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ. 

e.  Những nét nghệ thuật mang đậm dấu ấn sông nước

Trong ngôn ngữ tiếng Việt ở Nam Bộ rất giàu những từ ngữ chỉ khái niệm, sự vật liên quan đến sông nước. Ví dụ như: kinh, xẻo, láng, bàu, đìa.. Để chỉ sự vân động của con nước thì có: nước rong, nước rông, nước nhửng, nước chừng... Để chỉ phương tiện đi lại có ghe, xuống, tam bản, tắc ráng, khảm,...

Khi di chuyển trên sông nước, trong lúc làm việc mệt mỏi, họ hò những câu hò đò để lấy thêm tinh thần làm việc, dần dần đã xuất hiện thêm nhiều loại hình âm nhạc được sáng tạo ngay trên những con ghe qua kênh như các điệu Lý, điệu Hò, các câu ca đối đáp... Nhiều câu hò được rút ra từ những tích tuồng, truyện hay tiểu thuyết. Những điệu Đờn ca tài tử của người Nam Bộ thể hiện cái tôi phóng khoáng hay đơn giản là tái hiện lại cuộc sống của họ là những di sản văn hóa qu‎ giá của người dân Nam Bộ.

Kết luận

Văn hóa sông nước Nam Bộ không chỉ là nền văn hóa của một cùng Nam Bộ mà nó còn thuộc văn hóa của cộng đồng chung Việt Nam, những nét đặc sắc riêng của Nam Bộ làm nổi bật lên vị trí của nó, khác với các vùng văn hóa còn lại, nhưng lại làm phong phú, thải rác, đa dạng thêm cho nền văn hóa Việt Nam.