Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu

Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé! Mời các bạn cùng tham khảo!

 

1. Để phát huy điểm mạnh , khắc phục điểm yếu của bản thân em cần lên kế hoạch rèn luyện là:

Tìm ra điểm mạnh của em và phát huy điểm mạnh đó , khắc phục điểm yếu của em bằng cách em có thể

2. Những việc làm thể hiện tính tự lập của em trong cuộc sống hằng ngày là:

-Ở nhà: em giúp bố mẹ những công việc bằng sức lực của em như quét nhà , lau nhà , dọn vệ sinh , rửa bát , bê bát, dọn bát giúp bố mẹ , gấp chăn , gấp quần áo...

-Ở trường : em trực nhật lớp làm những việc như lau bảng , quét lớp , tưới cây , rửa cốc , lau lớp , dọn nhà vệ sinh trường, nhặt rác quanh sân trường ...

Qua đó em cần rèn luyện mỗi ngày chăm chỉ , cố gắng và không ỷ lại dựa dẫm vào ai cả làm bằng sức lực của mình những việc nào mình làm được.

 

Con người vốn chẳng ai là toàn năng, thông minh hay ngốc nghếch, can đảm hay hèn nhát, hướng nội hay hướng ngoại …  tất cả, ai cũng có một chút cho riêng mình. Khác nhau là ở chỗ bạn để bao nhiêu phần trăm những yếu tố tính cách ấy vào con người bạn, càng tích cực trau dồi điểm mạnh bao nhiêu con người bạn càng tỏa ra khí chất bấy nhiêu.

Có những cá nhân cực kì xuất sắc, họ thành công đến nỗi chúng ta khó nhận ra những điểm yếu, bởi ánh sáng thành tựu mà họ đã gây dựng đã đủ lớn để bao phủ những thiếu xót. Nhưng tại sao lại chỉ có số ít những người cực kì thành công, đơn giản cách họ thay đổi cuộc sống của mình luôn ngược lại với đa số cách mà hơn 90% dân số sử dụng. Đó là thay vì quá chú trọng vào việc thay đổi yếu điểm yếu của bản thân họ tập trung vào việc phát huy thế mạnh.

Và bạn có bao giờ suy nghĩ về điều này? Dưới đây là một số gợi ý, bạn hãy thử làm từng bước một.

#1. Xác định điểm mạnh của bản thân

Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu

Nếu để nói về bản thân mình, bạn hãy nghĩ xem điều gì bạn thấy tự hào nhất, làm điều gì tốt nhất và thành thục nhất đó có khả năng là thế mạnh của bạn.

Để đánh giá khách quan hơn về việc nhận ra thế mạnh của mình, bạn có thể hỏi ý kiến những từ những người bạn, nếu là cấp trên hoặc những người có chuyên môn cao hơn bạn càng tốt. Có thể bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về kết quả, bạn có những điểm mạnh mà bản thân chưa hề biết đến và chú trọng thì sao. Đừng nghĩ những lời khen chỉ là những câu xã giao đẹp, nếu nhiều người cùng khen bạn ở một điểm, chắc chắn điều đó là thật.

Nếu bạn được đánh giá là một người quyết đoán, tỉ mỉ và và người truyền cảm hứng tốt cho đồng nghiệp khi làm việc điều đó có nghĩa bạn có tố chất của một vị trí lãnh đạo. Có thể phẩm chất này là vượt trội nhất của một người lãnh đạo vì để làm tốt vai trò đó bạn cần phải có rất nhiều yếu tố nữa. Nhưng việc này giúp bạn nhận ra điểm cần phát huy của bản thân và có thể điều này sẽ là đòn bẩy phát huy tối đa hiệu suất trong công việc cũng như cuộc sống của bạn.

#2. Xác định mục tiêu cần làm trong tương lai

Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu

Điều này vô cùng quan trọng, bạn đã xác định được điểm mạnh trong con người mình thì hãy cho nó một mục tiêu rõ ràng cụ thể áp dụng ngay vào công việc.

Mục tiêu chính là thước đo năng lực của mỗi cá nhân, bạn biết thế mạnh của mình là gì mà không xác định mục tiêu của mình như thế nào, thì rõ ràng thế mạnh cũng sẽ nhanh lụi tàn.

Sức mạnh của sự cộng hưởng luôn tạo ra những giá trị cao nhất, bắt đầu làm một việc mà bạn biết chắc mình có thể hoặc bản thân mình mạnh về điều đó chắc hẳn sẽ là động lực tốt để bạn hoàn thành mục tiêu đúng hạn. Đấy là lý do tại sao trong một đội nhóm lại có người luôn đạt thành tích cao hơn những người còn lại, chính vì họ biết mình mạnh ở điểm nào nhất và phát huy tối đa năng lực. Bạn hãy cứ thử một lần thực hiện xen lẫn hai điều trên cùng một lúc, chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về kết quả mình đạt được, hoặc nếu bạn đã từng hoàn thành công việc xuất sắc như thế thì những điều này bạn không phải phân vân nữa rồi.

#3. Đừng quá quan trọng những điểm yếu

Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu

Điều này không có nghĩa là bạn yếu kém thì luôn để mặc kệ sự yếu kém. Cải thiện nó là điều hiển nhiên, nhưng nếu bạn cứ chăm chăm đem nó ra để giải quyết từng thứ một thì sẽ khá tốn thời gian, hơn nữa việc bạn cứ mặc định về điểm yếu của mình sẽ rất dễ làm bạn nản chí.

Tận dụng tốt cơ hội, phát huy thế mạnh trong quá trình này ắt sẽ có sự bổ sung khắc phục những yếu điểm, nó là phương pháp bù trừ hiệu quả mà không làm tốn thời gian để giải quyết từ thứ một.

Giả dụ như bạn có khả năng là một người nói và truyền cảm hứng trước đám đông nhưng bạn có một yếu điểm là trình bày trên dạng văn bản khoa học rất khó khăn. Trong một buổi trình bày dự án hoặc kế hoạch, bạn rất lo lắng vì yếu tố xây dựng kỹ thuật này của mình, bạn cứ chú trọng vào việc làm sao cho nó đẹp, cho khoa học nhất cho bài bản nhất; vào việc cải thiện những thứ mà người ta chỉ thấy khi bạn dừng diễn thuyết, khi bạn nói dở… mà quên mất việc phải làm thế nào cho mọi người ấn tượng nhất. Khả năng thuyết phục của bạn trên sân khấu là cực kì xuất sắc, vậy tại sao bạn không sử dụng điểm mạnh này của mình giúp họ nắm bắt thông tin ngay tại thời điểm thuyết trình mà phải nhờ đến văn bản hoặc slide. Nếu bạn cứ cố gắng nhồi nhét họ vào những thứ mang tính khuôn khổ thì không chỉ mất thời gian của bạn mà còn của tất cả mọi người.

#4.  Tự đặt mình vào các hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau

Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu

Phát hiện ra thế mạnh của mình là quá trình lâu dài, phải có cơ hội và trải qua nhiều thử thách mới có thể bộc lộ ra được. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta phải liên tục hành động trong nhiều hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau để có thể theo dõi và nhận định rõ hơn về bản thân.

Những thử thách khó với độ khó cao hơn lặp lại thường xuyên hơn giúp chúng ta có thể khẳng định chính xác mức độ cao nhất năng lực  của mình. Thử sức ứng cử vào làm một việc mà từ trước tới giờ những người xung quanh bạn chưa ai làm được, hoặc bạn chưa bao giờ dám làm, điều này sẽ rèn giũa ý chí và quyết tâm hơn cho bạn, khi vượt qua được một ngưỡng mà bản thân tự đặt ra, chắc chắn những lần tiếp theo sau đó bạn sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ, không còn ngại khó, không ngại khổ, mọi thử thách chỉ là một công việc nhỏ phải làm.

Nếu bạn chần chừ, hoặc nghĩ rằng mình nên ở mức an toàn bạn sẽ khó  phát huy và tìm ra được bản lĩnh thực sự của mình. Nên hãy cứ thử, nếu muốn chạm mốc của sự thành công hoặc tiến xa hơn nữa bạn phải cho bản thân mình có cơ hội và sự dũng cảm để hoàn thành thử thách.

Nếu bạn đang đọc những dòng này, và sếp mới bàn giao cho bạn một dự án, công ty mới nhận một gói thầu, …. thì hãy mạnh dạn mà tiến tới đi. Cơ hội chẳng chờ đợi ai bao giờ, có thể nếu bỏ qua lần này sẽ chẳng bao giờ có lần thứ hai. Tại sao không phải là ai khác mà là bạn, bạn được giao nhiệm vụ, có nghĩa là bạn có thể hoàn thành.

Nên phát huy điểm mạnh hay khắc phục điểm yếu

Cách phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu

Một câu trả lời cầu toàn sẽ là: cả hai.


Câu hỏi có ý nghĩa vì: tập trung năng lượng đúng chỗ sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn. Câu hỏi này là câu hỏi mà cha mẹ, các thầy cô, và các nhà quản lý, và từng người đều cần trả lời.
2. Chúng ta biết gì?Nghiên cứu của Clifton & Harter, 2003 cho thấy: Những người nhận được các phản hồi về điểm mạnh, sự độc đáo của họ, có kết quả làm việc, hiệu suất, sự gắn kết, cao hơn hẳn những người nhận được các phản hồi về điểm yếu, và những thứ cần cải thiện. Sinh viên được phản hồi về điểm mạnh, tài năng có tỷ lệ trốn học, bỏ học thấp, và kết quả học tập (GPA) cao hơn các em không nhận được phản hồi về tài năng và điểm mạnh của mình.Trên phương diện quản lý, khi nghiên cứu 60 nhóm các nhà quản lý cao cấp của các tập đoàn lớn, Losada and Heaphy (2003) thấy rằng yếu tổ duy nhất, vượt trội, phân biệt giữa nhóm có kết quả làm việc xuất sắc, với nhóm trung bình, và kết quả kém chính là tỷ lệ số lượng các phản hồi tích cực (hỗ trợ, tôn trọng, hữu ích, và khen ngợi) so với các phản hồi tiêu cực (chê trách, phê phán, chỉ trích).
Ở nhóm có kết quả công việc xuất sắc: tỷ lệ phản hồi tích cực vs. phản hồi tiêu cực là 5:1
Nhóm trung bình: 1:1; Nhóm kết quả kém: 0.36: 1Nghiên cứu tương tự về quan hệ hôn nhân của Gottman, 1994 cũng cho thấy tỷ lệ tương tự 5:1 trong các quan hệ hôn nhân bền chặt, và các cuộc ly hôn là kết quả của các hôn nhân có tỷ lệ phản hồi tiêu cực cao hơn phản hồi tích cực.3. Làm thế nào để nhận ra điểm mạnh, tài năng, hay điểm độc đáo của một người?

Kỹ thuật reflected best-self feedback (Phản hồi về các ưu điểm nổi trội), hiện đươc sử dụng rộng rãi tại Havard, MIT, và các tập đoàn lớn. Mỗi người sẽ chọn 20 người biết rõ về họ (đồng nghiệp, hàng xóm, người thân trong gia đình), và nhờ những người này viết 3 câu chuyện để trả lời cho câu hỏi: Khi bạn thấy tôi ở những thời điểm tốt nhất của mình hay khi bạn thấy tôi có những đóng góp quan trọng, tôi thể hiện những điểm mạnh nào?
60 câu chuyện này sẽ giúp chỉ ra những điểm mạnh, tài năng, hay điểm độc đáo mà bạn đang có và nên tập trung phát huy.