Đặt câu theo mẫu Ai thế nào nói về cây đa

Câu 1 trang 36, câu 2, 3, 4, 5 trang 37 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt 2 tập 2 - Cánh Diều, tiết 5 - 6 ôn tập giữa học kì 2. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

Câu 1 trang 36 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? Đánh dấu ✔ vào □ trước ý đúng nhất:

□ Cây đa nghìn năm, gắn với thời thờ ấu của chúng tôi.

□ Thân cây như một tòa nhà cổ kính.

□ Ngọn cây cao vút giữa trời xanh 

Trả lời:

Câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu là: “Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi”. 

Câu 2 trang 37 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Nối đúng: 

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào nói về cây đa

Trả lời:

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào nói về cây đa

Câu 3 trang 37 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? 

Trả lời:

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp khác của quê hương, đó là: lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về giữa cánh đồng xa xa. 

Câu 4 trang 37 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Lúa vàng gợn sóng.

b. Cành cây lớn hơn cột đình.

c. Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát. 

Trả lời:

a. Lúa vàng như thế nào?

b. Cành cây như thế nào?

c. Đám trẻ làm gì? 

Câu 5 trang 37 VBT Tiếng Việt 2 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a. Nói về cây đa trong bài đọc trên:

b. Nói về tình cảm của tác giả với quê hương: 

Trả lời:

a. Cây đa đã sống hàng nghìn năm tuổi.

b. Tác giả rất yêu quê hương của mình. 

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào nói về cây đa

Xem thêm tại đây: Bài 27: Ôn tập giữa học kì 2

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu ai thế nào để miêu tả?

Trả lời:

a. Để miêu tả một bác nông dân.

Bác nông dân chăm chỉ làm việc.

b. Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

Nhành hoa này sắp tàn rồi.

c. Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.

Buổi sớm hôm nay trời se lạnh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? và Ai thế nào?

* Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

- Câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

- Câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị.

- Câu kể Ai là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ - vị.

Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

* Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

Bảng tóm tắt

Đặc điểm/Thành phần câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu hỏi

Ai? Cái gì? Con gì?

Làm gì? là ai? là con gì?

Ý nghĩa

Chỉ những sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

được nối với chủ ngữ bằng từ là

Ví dụ

Bạn Ngọc

là lớp trưởng của lớp em

+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ:

-Minh quét nhà giúp mẹ.

- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

Bảng tóm tắt

Đặc điểm/Thành phần câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu hỏi

Ai? Cái gì? Con gì?

Thế nào?

Ý nghĩa

Chỉ những sự có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ

Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái củasự vật được nói đếnở chủ ngữ.

Ví dụ

Cây hoa gạo

nở đỏ rực một góc trời

Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

2. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai làm gì? và Ai thế nào?

Kiểu câu

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Đặc điểm của chủ ngữ

-Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.

-Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.)

-Chỉ người, động vật, bất động vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Đặc điểm ở vị ngữ

+ Kể lại hoạt động

+Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.

+Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái

+ Là động từ ( cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ.

3. Bài tập vận dụng

Bài1: Tìm câu Ai làm gì?

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?

- Người lớn đánh trâu ra cày.

- Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

- Các bà mẹ tra ngô.

- Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

- Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

- Lũ chó sủa om cả rừng.

Bài 2:Tìm câu Ai làm gì?

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?

- Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

- Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

- Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Bài 3:Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kểAi làm gì?trong đoạn văn sau :

Đêm trăng. Biển yên tĩnh.Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Viết một đoạn văn khoảng năm câu để kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các câu kểAi làm gì ?

Trả lời:

1. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau : Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chủng tôi buông(CN) neo trong vùng biển trường sa (VN).

Một số chiến sĩ(CN)thả câu(VN). Một số khác(CN) quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo(VN). Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo(CN) gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui(VN).

2.Viết một đoạn văn khoảng năm câu kể về cồng việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các kiểu câu Ai làm gì ?

Sáng hôm qua là ngày tổ em trực nhật, vì thế cả tổ ai cũng đi học sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng chúng em bắt tay vào làm việc. Hai bạn Hiếu và Vân quét thật sạch nền lớp. Bạn Trâm lau chùi bàn cô giáo và bảng đen, giặt khăn lau. Hai bạn Phát và Hào kê lại bàn ghế. Em lấy chổi lông gà quét thật sạch bụi trên bàn ghế và giá sách cuối lớp. Bạn Ngọc tổ trưởng quét hành lang, bậc thềm. Chỉ một lúc sau, chúng em đã làm xong mọi việc.