Đẻ ở đâu trên cơ thể

Đối với mọi bà bầu, đau bụng đẻ là một trải nghiệm rất khó khăn, đau đớn và không thể nào quên. Mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau đối với cơn đau đẻ nên không ai có thể diễn tả chính xác được cơn đau đẻ.  

Quá trình thay đổi tử cung để đưa thai nhi ra ngoài sẽ làm xuất hiện cơn đau bụng đẻ. Lúc này tử cung của phụ nữ sẽ diễn ra các hoạt động nhằm tạo ra những biến đổi phù hợp, thai nhi sẽ được sinh ra trong điều kiện tốt nhất.

Sự kết hợp cùng lúc của các cơn gò này sẽ tạo ra áp lực đẩy thai nhi. Nhưng mẹ cần lưu ý vào những tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện một cơn gò khá giống với cơn đau đẻ nhưng lại không phải là cơn đau chuyển dạ thật sự (cơn đau đẻ giả), cần tránh nhầm lẫn.

Khi đến gần ngày sinh, sẽ cuất hiện 2 loại co thắt tử cung đó là: đau bụng đẻ giả (cơn gò sinh lý) và đau bụng đẻ thật.

Đau bụng đẻ giả (Braxton-Hick)

Các cơn co thắt xuất hiện không thường xuyên và không đều đặn sau mỗi lần co, cơn co có cường độ và mức độ khó chịu không thay đổi. Các cơn co cách nhau không đổi, không có máu hay hiện tượng tăng dịch tiết và không làm cho tử cung giãn ra. Sau đó, cơn đau có thể giảm và mất hẳn.

Đau bụng đẻ thật (cơn gò chuyển dạ)

Theo thời gian, cường độ cơn co thắt và mức độ khó chịu tăng dần, khoảng cách giữa các cơn co thắt cũng thu hẹp dần. Vùng lưng dưới và bụng là hai khu vực có cảm giác đau mạnh mẽ nhất. Sự tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu sẽ xảy ra cùng với cơn đau.

Đẻ ở đâu trên cơ thể

Mẹ bầu cẩn thận nhầm lẫn giữa đau bụng đẻ giả và thật

Cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp chuyển dạ như âm đạo chảy nước, tiểu tiện tăng lên, tử cung co thắt nhiều lần, vỡ nước ối… trước khi cơn đau bụng đẻ xuất hiện. Trung bình thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 16 – 20 giờ.

Với mẹ sinh con thứ hai, thời gian chuyển dạ sẽ ngắn hơn, kéo dài từ 8 – 12 giờ. Nếu kéo dài cuộc chuyển gạ trên 24 giờ được gọi là chuyển dạ kéo dài.

Nhiều bà bầu nghĩ rằng dấu hiệu duy nhất của quá trình chuyển dạ sinh là đau bụng đẻ nhưng trên thực tế sẽ có thểm nhiều dấu hiệu khác xuất hiện ở thời điểm trước đó. Mẹ bầu sẽ chủ động hơn trước khi bước vào cơn đau bụng đẻ nếu nhận biết sớm các dấu hiệu này.

Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sẽ bao gồm:

  • Bụng bị tụt xuống, sa bụng.
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn.
  • Có thể bị tiêu chảy.
  • Ra nhớt hồng âm đạo.
  • Xuất hiện cơn gò tử cung.
  • Ra nước ối.

Sự thay đổi ở cổ tử cung sẽ được ghi nhận khi thăm khám âm đạo (dưới tác động của cơn gò cổ tử cung xóa và mở dần, có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung).

Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở

Ở trạng thái bình thường, cổ trong và cổ ngoài tử cung sẽ nhập lại với nhau tạo thành một phiên mỏng.

Cổ tử cung sẽ luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung trong thời gian mang thai.

Dưới tác dụng của cơn co tử cung khi sự chuyển dạ xảy ra, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu và một số mao mạch trên cổ tử cung tạo thành chất dịch nhầy màu hồng.

Trong giai đoạn 1 có thể chia ra làm 2 thời kỳ:

Bà bầu cảm nhận cơn đau bụng chuyển dạ nhẹ từng cơn, cơn co kéo dài trung bình khoảng 20 – 30 giây, nghỉ 2 phút đến 3 phút rồi lại tiếp tục cơn đau bụng chuyển dạ khác. Cổ tử cung sẽ mở khoảng 2 – 3 cm tại thời điểm này.

Các cơn đau bục ngày một nhiều hơn và tăng lên, cơ co tử cung trung bình sẽ kéo dài 35 – 45 giây, thời gian nghỉ ngắn dần, 1 phút 25 giây đến 1 phút 30 giây. Cổ tử cung của mẹ mở nhiều hơn 6 – 9cm.

Giai đoạn 2:  Giai đoạn thai nhi được đẩy ra ngoài

Ở giai đoạn 2, cổ tử cung của mẹ đã mở trọn (10cm), đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối đã vỡ. Dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ và hộ sinh, mẹ sẽ rặn sinh kết hợp với cơn co tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài.

Giai đoạn 3: Giai đoạn xổ nhau

Cơn đau bụng mà mẹ cảm nhận được sẽ nhẹ hơn, tử cung co lại để nhau bong và xổ ra ngoài, để hạn chế tối đa lượng mất máu của mẹ, bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau ra.

Ở những mẹ sinh con so, quá trình đau bụng đẻ sẽ kéo dài trung bình 12 tiếng và ở những mẹ sinh con rạ trung bình 8 tiếng.

Nếu trong lần sinh đầu tiên cơn chuyển dạ kéo dài hơn 12 tiếng và ở lần sinh kế tiếp cơn chuyển dạ kéo dài hơn 9 tiếng thì bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và có thể can thiệp.

Thay đổi của người mẹ

Song song với việc chịu đựng những cơn đau bụng đẻ, cơ thể bên trong của người mẹ còn có những thay đổi giãn nở để giúp em bé có thể chui ra ngoài một cách thuận lợi:

  • Sự xóa mở cổ tử cung: quá trình kéo dài từ khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ cho tới khi em bé chào đời. Thời điểm tử cung được xóa mở hoàn toàn là lúc mẹ đã sẵn sàng sinh em bé.
  • Thành đoạn dưới lập: đoạn dưới tử cung được hình thành do eo tử cung giãn rộng, kéo dài và to ra. Ban đầu đoạn này chỉ khoảng 0.5 – 1cm, nhưng sẽ cao lên đến 10cm khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn.
  • Đáy chậu thay đổi: Các cơn gò tử cung sẽ gây áp lực khi thai nhi đi xuống dần tiểu khung, khiến mẹ bầu đau mỏm xương cụt ra phía sau, đường mỏm cụt hạ vệ từ 9.5cm sẽ thành 11cm, bằng với đường kính mỏm cùng – hạ vệ. Cùng sức cản của các cơ ở tầng sinh môn, thai nhi sẽ đẩy hướng ra phía trước.
  • Tầng sinh môn thay đổi: Tầng sinh môn phồng lên, vùng hậu môn – âm họ dài ra (từ 3 -4 cm kéo dãn đến 12 – 15cm). Tầng sinh môn sẽ bị kéo giãn dài ra, lỗ hậu môn mở rộng, âm hộ mở rộng và thay đổi hướng dần sang ngang do tác động của cơn gò tử cung và cơn co thành bụng để tạo đường đi thuận lợi cho thai nhi.

Thay đổi của thai nhi

Thai nhi cũng có sự thay đổi khi quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra:

  • Có hiện tượng chồng xương sọ: để làm giảm bớt kích thước của hộp sọ thai nhi, các xương sọ sẽ chồng lên nhau. Hai xương đỉnh sẽ nằm chồng lên nhau, xương chẩm và xương trán sẽ chui xuống xương đỉnh. Hai xương trán cũng có thể xếp chồng lên nhau.
  • Bướu thanh huyết: là một hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da. Bướu huyết thanh sẽ có vị trí xuất hiện nằm ở phần ngôi thai thấp nhất, tức ở giữa lỗ mở cổ tử cung. Bướu huyết thanh thường chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối và mỗi ngôi thai sẽ có một vị trí riêng của bướu thanh huyết.

Đẻ ở đâu trên cơ thể

Cả mẹ và thai nhi đều có sự thay đổi trong quá trình chuyển dạ

Thực chất, tử cung là một dạng cơ, có thể co giãn một cách mạnh mẽ nhằm đẩy thai nhi ra ngoài và đây là nguồn gốc của những đau đớn khi mẹ chuyển dạ sinh con.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ của cơn đau bụng đẻ, bao gồm cả các cơn co thắt, kích thước và vị trí thai nhi trong khung xương chậu, ngôi thai và tốc độ cơn co chuyển dạ.

Ngoài ra, các cơ vùng bụng sẽ thắt chặt và gây sức ép lên toàn bộ thân mình, đáy chậu, lưng, bàng quang và ruột khi tử cung bị co thắt mạnh. Tất cả sự kết hợp này sẽ gây ra các cơn đau kinh khủng.

Bên cạnh đó, tâm lý khi sinh của chị em cũng làm tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi, từ đó khiến cho những cơn đau bụng đẻ càng thêm đau đớn.

Mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không muốn chịu sự đau đớn của những cơn đau bụng đẻ, tuy nhiên việc dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ sau này nên khuyến cáo bà bầu cần lưu ý trước khi lựa chọn sử dụng. Để quá trình sinh đẻ diễn ra thành công mà không cần tới sự trợ giúp, các mẹ bầu tốt nhất nên có sự chuẩn bị về tâm lý và sức khỏe.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sau khi sinh con, cơ thể của người mẹ sẽ có vài điểm thay đổi, cùng SIH điểm qua một số sự thay đổi này nhé

Cơ bụng thay đổi sau sinh

Sau khi sinh, sản phụ sẽ thấy phần cơ bụng của mình bị giãn ra, xấu xí. Trong thời kỳ mang thai, vòng bụng của bạn có thể tăng lên 50cm.

Phần cơ bụng bao gồm 4 lớp cơ giao nhau theo chiều ngang, có các chức năng sau:

  • Bảo vệ nội tạng ở phần bụng, bao gồm tử cung khi đang mang thai.
  • Chống đỡ cột sống và để xương chậu duy trì ở đúng vị trí
  • Có thể vận động dần dần theo các hướng
  • Các cơ này giúp cơ thể vận động dần dần theo các hướng
  • Các cơ này giúp cơ thể vận động đào thải ra như sinh nở, ho và hắt xì hơi

Tại sườn phía ngoài cùng, cơ trung tâm bụng đi theo chiều từ trên xuống dưới được gọi là cơ thẳng to bụng. Cơ thẳng to bụng bao gồm hai nửa mặt, do tầng mỏng gọi là tổ chức sợi trắng kết hợp với nhau. Trong giai đoạn mang thai, các đường trắng bắt đầu bị mềm và bắt đầu mở rộng, khiến hai lớp cơ thẳng to bụng tách nhau ra, để phù hợp với việc thai nhi lớn dần lên. Sự tách của các cơ này gọi là tách cơ ngang bụng. Khoảng ba đến bốn ngày sau khi sinh, bạn sẽ thấy giữa các lớp cơ có một khoảng không rộng hai đến bốn ngón tay. Khi cơ bắt đầu mạnh trở lại, khoảng không này giảm xuống, chỉ còn rộng khoảng một ngón tay. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng để vượt qua giai đoạn này sớm nhất, đồng thời cũng phải bắt đầu luyện tập để các cơ được nhanh chóng hồi phục như trước đây. Trước khi bắt đầu tiến hành các vận động này, phải kiểm tra xem các cơ đã phục hồi về trạng thái trước đây chưa.

Kiếm tra cơ ngang bụng:

Phải kiểm tra chính xác, cần vận động mạnh dần các cơ này. Nằm ngửa, quỳ gối, bàn chân áp sát sàn nhà hoặc giường. Dùng sức kéo các cơ bụng của bạn, rồi co đầu và vai của bạn lên. Đồng thời đưa một cánh tay lên thẳng theo hướng bàn chân. Ngón tay của tay còn lại để ở phía dưới rốn, cảm giác thấy hai cơ ngang bụng đang dùng lực vận động.

Tử cung thay đổi sau sinh

Tử cung là một túi do các sợi cơ tạo nên. Trong thời gian mang bầu, tử cung cũng to dần lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Dạng biến đổi này khá lớn, có thể tưởng tượng rằng trước khi mang thai, tử cung chỉ có hình dạng như một quả lê nhỏ, sau to dần như quả dưa hấu và trọng lượng của nó từ khoảng 60gr tăng lên đến 1000gr.
Sau khi sinh, em bé đã ra ngoài nên tử cung cũng dần nhỏ lại. phải mất sáu tuần nó mới có thể nhỏ lại như trước kia. Quá trình này gọi là quá trình phục hồi như cũ. Khi tử cung phục hồi, bên tử cung sẽ thải ra những chất không cần thiết là sản dịch, việc thải này kéo dài khoảng ba đến bốn tuần. Ban đầu là máu màu hồng do cuống rốn thải ra, qua vài ngày thì chuyển qua màu nâu, sau vài tuần thì thành màu vàng trắng. Thường gặp nhất là các cục máu đông rất nhỏ. Thường sản dịch không có mùi khó chịu. Nếu bạn thấy sản dịch chảy ra liên tục hoặc chảy rất nhiều, hoặc có mùi khó chịu, thì phải thông báo tình hình cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ. Điều này có nghĩa là bên trong tử cung bị nhiễm khuẩn, cần phải chữa trị.

“Đau hậu sản” là hiện tượng xảy ra khi tử cung co bóp, co nhỏ đến trạng thái như trước kia. Tình trạng co này là do việc thải các chất thúc đẩy sinh nở gây nên. Ngoài ra việc thải các chất này cũng có thể thúc đẩy việc tiết sữa. khi bạn ôm em bé vào lòng, chất thúc đẩy sinh nở sẽ tự động tiết ra. Vì thế, khi cho con bú, bạn sẽ cảm thấy đau. Đau hậu sản thường xảy ra với sản phụ sinh con thứ hai trở lên. Đâ hậu sản là một phần trong quá trình sinh nở. khi thả lỏng cơ thể, hít thở thoải mái, bạn sẽ đỡ bị đau hơn.

Cơ xương chậu thay đổi sau sinh

Xương chậu là một vật dạng hình chậu do các xương tạo thành, bao gồm hai xương chậu lớn, liên kết ở phía dưới đáy (xương đáy) của xương sống gọi là khớp khung xương. Phía dưới xương đáy của xương sống có bốn xương nhỏ tạo thành xương cụt. Xương chậu có tác dụng chủ yếu là chống đỡ kết cấu cơ thể, đồng thời bảo vệ tử cung và bàng quang, bảo vệ bào thai trong thời kỳ mang thai. Phần đáy hình chậy do một tầng cơ tạo thành, gọi là cơ xương chậu. cơ xương chậu được chia thành hai tầng, tầng ở phía trong nhất và tầng ở ngoài, do các xương liên kết đến xương cụt và xuyên qua xương hông hai bên. Trong các cơ này tổng cộng có ba đường ra. Một đường là đường ra niệu đạo do bàng quang kéo dài, nằm ở phía trước. một đường khác là cửa âm đạo do tử cung kéo dài, nằm ở trung tâm. Còn một đường là lỗ hậu môn do đại tràng kéo dài, nằm ở phía sau. Tại tầng cơ ngoài có liên kết vòng tại các cơ này gọi là cơ vòng, có thể liên kết chặt các đường ra trên, đặc biệt là khi bụng dùng lực, ví dụ như bạn ho, cười hoặc hắt xì hơi. Trong thời kỳ mang thai, xương chậu sẽ chống đỡ cho thai nhi, để cuống rốn cũng như trọng lượng của chất dịch làm tăng tử cung. Sau khi sinh, các cơ này sẽ bị chùng, mềm yếu do bị tăng lên quá mức, nên phải cố gắng vận động các cơ này để chúng hồi phục về trạng thái mạnh mẽ ban đầu.

Bàng quang

Trong mấy ngày đầu sau khi sinh, sản phụ phải thường xuyên đi tiểu. một số trường hợp sản phụ sau khi sinh đi tiểu khó khăn, điều này rất có thể là do nguyên nhân niệu đạo (đường dẫn từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) bị phồng và đi ra máu. Có khi phải dùng ống hỗ trợ cho đến khi bàng quanghồi phục lại bình thường. Một vấn đề thường xảy ra sau khi sinh chính là mất khả năng khống chế việc tiểu tiện. hiện tượng tiểu tiện ngoài kiểm soátthường xảy ra khi ho, cười to hoặc hắt hơi. Nếu sau mấy tuần tiến hành vận động co khung xương chậu mà vẫn không có cách nào tốt hơn để điều khiển bàng quang, bạn phải trao đổi với bác sĩ phụ khoa. Một số sản phụ phải nhờ đến phẫu thuật để khôi phục lại đường “thoát ra” – trường hợp này là do lực của âm đạo không đủ lớn, khiến tử cung, bàng quang hoặc trực tràng rơi vào vị trí không bình thường.

Ngoài ra, còn có các trường hợp tiểu tiện khó khác không thể cải thiện được thông qua vận động xương chậu. vì thế, bạn phải chẩn đoán và điều trị chính xác.

Hội âm

Hội âm là phàn da và thịt ở giữa âm đạo và hậu môn. Nếu hội âm có vết khâu thì trong những ngày đầu, bạn sẽ cảm thấy đau rát. Một vài lưu ý sau giúp bạn cải thiện tình hình:

Khi nghỉ ngơi, bạn nên nằm thẳng để giảm áp lực cho cơ. Nằm nghiêng trên giường để giảm nhẹ áp lực cho hội âm. Khi đi vệ sinh, sản phụ cố gắng nghiêng người về phía trước, hoặc ngồi xổm, như thế có thể tránh được cơn đau. Bảo đảm phần hội âm khô ráo, sạch sẽ, nhà tắm, nhà vê sinh, chậu rửa mặt đều phải sạch sẽ. đặc biệt là khi ở trong bệnh viện, mức độ lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với ở nhà nên sản phụ cần bảo đảm vệ sinh cho bản thân mình. Nếu dùng vòi sen để rửa phần hội âm, phải để hướng nước chảy từ trước ra sau, nếu không sẽ khiến chất thải từ hậu môn chảy ngược đến phần hội âm. Khi sử dụng giấy vệ sinh, hướng lau giấy cũng là từ trước ra sau để tránh giấy vệ sinh đã qua hậu môn chạm âm đạo.

Nếu đẻ mổ, bạn phải tìm ra tư thế cho con bú thoải mái nhất, tư thế lên giường, xuống giường thích hợp nhất. khi đứng, bạn thường có xu hướng nghiêng về phía trước để bảo vệ vết thương, nhưng cần cố gắng đứng thẳng, đứng vững. khi đi lại, cũng phải thả lỏng và hít thở nhẹ nhàng, dùng một cánh tay đỡ vết thương. Để tìm ra phương thứccho con bú thích hợp nhất, bạn phải liên tục thử nghiệm các phương thức khác nhau. Đặt một chiếc gối lên đùi để đỡ em bé, cũng có thể bảo vệ vết thương. Bạn sẽ thấyngồi trên ghế cho con bú sẽ dễ hơn ngồi trên giường.

Ban đầu, khi lên, xuống giường, bạn cần người khác giúp đỡ. Sau đó, bạn tự vận động đi lại dần dần.

Xem thêm tin tức bệnh viện tại đây

Đẻ ở đâu trên cơ thể