Lĩnh vực kinh doanh thương mại là gì

Ngành kinh doanh thương mại (Commercial Business) là một ngành học được đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và quốc tế. Cụ thể, ngành kinh doanh thương mại học về cách điều tra thị trường, nghiên cứu và đưa ra các đánh giá hiệu quả của các kế hoạch kinh doanh, thương mại theo cách chuyên nghiệp và chính xác nhất, quản lý chuỗi hệ thống bán hàng, phân tích tài chính công ty, doanh nghiệp theo định kỳ tháng, quý, năm... Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức liên quan đến chuyên ngành, bạn còn được trau dồi thêm các kĩ năng mềm cần thiết như kĩ năng phân tích, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lý và điều hành các dự án thương mại,...

Kinh doanh thương mại hỏi cách đào tạo cũng phải đầy khắc nghiệt. Đào tạo ngành kinh doanh thương mại những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khỏe; có khả năng hoạch định và nghiên cứu chính sách, chiến lược và hoạt động thương mại trong lĩnh vực thương mại và ngoại thương; có kiến ​​thức cơ bản và kỹ năng cơ bản hoặc thậm chí chuyên sâu về kinh tế xã hội, thương mại và ngoại thương; khởi nghiệp và kinh doanh mới. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; tại các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ, công ty xuất nhập khẩu.

 

2. Tại sao nên học ngành kinh doanh thương mại?

Với xu hướng các hoạt động thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành kinh doanh thương mại mang đến nhiều cơ hội  cho tương lai và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều sinh viên hiện nay. Các hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng cần đến nguồn nhân lực kinh doanh thương mại. Do đó, đây là ngành nghề luôn được chú trọng và có nhu cầu nhân lực cao. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại, người học có nhiều cơ hội trong lựa chọn các ngành nghề để phát triển bản thân. Bằng cử nhân kinh doanh thương mại là một điểm sáng giúp bạn dễ dàng tìm được các vị trí công việc đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ bị giới hạn với các công việc thiên về quản lý, điều hành, bạn có thể làm các việc như marketing, xúc tiến sản phẩm, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng,... Trong bối cảnh nhiều bạn trẻ khó tìm kiếm việc làm phù hợp với mình như hiện nay, một ngành học có thể định hướng nhiều công việc như ngành kinh doanh thương mại là lựa chọn hết sức thiết thực. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo về ngành kinh doanh thương mại, bạn sẽ được trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức để đáp ứng yêu cầu cho công việc tương lai. Đó có thể là công việc tư vấn, chuyên viên trong một doanh nghiệp, hay thậm chí là tự startup một doanh nghiệp của riêng mình. Với kiến thức chuyên môn đã vững vàng, bạn chỉ cần học thêm một khóa học về quản trị là có thể thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình! 

 

3. Học kinh doanh thương mại ra làm gì?

Có thể nói hiện nay kinh doanh thương mại là một ngành đang vô cùng được quan tâm vì hầu hết đầu ra của ngành đều có việc làm ổn định, mức lương phù hợp và đặc biệt đây là ngành nghề gắn liền với sự phát triển không ngừng hiện nay của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các bạn có bằng kinh doanh thương mại có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm khác nhau. Cho dù xin vào các công ty xuất nhập khẩu, công ty thương mại, kinh doanh dịch vụ, logistics hay công ty đa quốc gia, bảo hiểm, tư vấn tài chính... thì đều có cơ hội thành công.  Một số vị trí việc làm khi học ngành kinh doanh thương mại có thể kể đến như:

- Nhân viên kinh doanh: Có thể nói, nhân viên kinh doanh đang là một ngành nghề mà hầu hết các công ty dù lớn hay bé đều không thể thiếu. Nhân viên kinh doanh có chức năng nghiên cứu và đánh giá thị trường để có thể giúp sản phẩm của công ty tiêu thụ nhanh nhất và hiệu quả nhất, nghiên cứu khách hàng và phân loại từng phân khúc phù hợp với đối tượng khi tư vấn hoặc bán sản phẩm của công ty. Đa số khi các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên kinh doanh sẽ có mức lương cứng ổn định dao động từ 3-6 triệu/tháng với người chưa có kinh nghiệm cộng thêm KPI hàng tháng và mức lương có thể lên tới 40 triệu/tháng khi bạn đã có kinh nghiệm và năng lực nhất định

- Chuyên viên Marketing: Có thể nói hiện nay marketing là vua của mọi ngành. Không một công ty nào có thể thiếu đi bộ phận marketing. chính vì thế, khi học kinh doanh thương mại, các bạn cũng được thử sức với lĩnh vực marketing, chuyên quảng cáo đưa các sản phẩm tiếp cận gần hơn và rộng hơn đối với khách hàng, đưa ra các kế hoạch khi tung sản phẩm của công ty ra thị trường. Mức lương hiện nay của nghề marketing sẽ rơi vào khoảng 9-10 triệu/tháng cho người chưa có kinh nghiệm và có thể lên tới 30-40 triệu/tháng cho người đã có kinh nghiệm thực chiến. 

- Nhân viên kinh doanh logistics: Lĩnh vực logistics thực chất là một ngành khá mới khi mới du nhập vào Việt Nam cách đây vài năm. Nhưng không thể phủ nhận rằng logistics đã ngày càng phát triển và khẳng định vị trí trong thị trường lao động cũng như sự cần thiết trong các doanh nghiệp, công ty chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa. Lựa chọn nghề nghiệp này, bạn sẽ có mức lương khởi điểm từ 5 - 12 triệu/tháng, sau đó là khoảng 15 - 20 triệu/tháng và có thể tăng lên tới 30 triệu/tháng sau khoảng 5 - 7 năm làm việc.

- Quản lý bán hàng: Khi bạn là nhân viên quản lý bán hàng bạn sẽ là người lập kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, tổ chức, giám sát và điều phối lực lượng bán hàng của tổ chức. Cho dù bạn đang kinh doanh một dịch vụ hay một sản phẩm, quản lý bán hàng sẽ phụ trách quản lý lực lượng bán hàng, đặt ra mục tiêu cho đội ngũ, lập kế hoạch và kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng và sau cùng là đảm bảo việc thực hiện đúng tầm nhìn của đội ngũ. So với mọi đội ngũ khác trong một công ty, vai trò của đội ngũ kinh doanh có lẽ là quan trọng nhất vì có tác động trực tiếp đến doanh thu của toàn tổ chức. Lương của quản lý bán hàng khởi điểm khá cao, từ 13 - 19 triệu/tháng và đạt tới mức 40 triệu/tháng nếu bạn có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh, đào tạo, lãnh đạo.

- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại: Chuyên viên chăm sóc khách hàng cũng được xem là cầu nối trung gian, duy trì sự trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp, là vị trí được cho là lấy ý kiến khách hàng để từ đó hoàn thiện sản phẩm công ty, điều chỉnh chiến lược bán hàng. Mức lương khởi điểm của chuyên viên chăm sóc khách hàng sẽ rơi vào khoảng 6-8 triệu/tháng và có thể lên tới 30 triệu/ tháng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm ở các vị trí như chuyên viên tư vấn bảo hiểm, tư vấn tài chính, nhân viên kinh doanh bất động sản, các công việc trợ lý, nhân viên thu mua... Mức lương của các vai trò này tùy thuộc vào kinh nghiệm nhưng cao nhất cũng sẽ trong khoảng 20 - 30 triệu/tháng.

 

4. Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại tốt nhất

Mặc dù hiện nay đây là một ngành nghề yêu cầu nguồn nhân lực lớn nhưng vẫn còn khá ít các ngôi trường đại học có chương trình đào tạo ngành nghề này, dưới đây là một số trường có chương trình đào tạo ngành kinh doanh thương mại được chia theo từng khu vực để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn: