Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Google Drive là dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây đã quen thuộc với người dùng internet ngày nay. Thường thì dịch vụ này hoạt động tốt, nhưng bạn có thể gặp phải những vấn đề trong quá trình sử dụng dịch vụ. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn khắc phục những lỗi thường gặp với Google Drive, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

  • Hướng dẫn cài đặt ổ đĩa ảo Google Drive trên máy tính
  • Hướng dẫn sử dụng bộ nhớ dùng chung trên Google Drive
  • Hướng dẫn sử dụng Google Drive hết mọi tính năng từ A – Z

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Google Drive cho Mac / PC của bạn bị out vì một lỗi không xác định. Khởi động lại Google Drive.

Nếu bạn nhận được tin nhắn này nhiều lần, bạn cũng có thể nhìn thấy thông báo “Nếu bạn thấy lỗi này nhiều lần, cố gắng ngắt kết nối tài khoản của bạn.”

  • Ngắt kết nối tài khoản của bạn.
  • Đăng nhập Google Drive một lần nữa bằng cách mở nó từ thư mục ứng dụng của bạn.
  • Đồng bộ hóa các tập tin của bạn.

Lỗi thư mục Google Drive trên máy tính bị biến mất

Lỗi này thường xảy ra khi bạn đổi tên thư mục, di chuyển nó đến vị trí khác, hoặc xóa thư mục đó khỏi máy tính của bạn.

1. Nếu như bạn di chuyển thư mục Google Drive đến một vị trí khác trên máy tính.

+ Nhấn vào Google Drive, biểu tượng dưới thanh công cụ của máy tính.

+ Chọn vào “Error – Google Drive folder is missing.”

+ Click vào Locate folder…

+ Chọn vị trí mới mà bạn muốn đặt thư mục Google Drive trên máy tính.

2. Nếu như bạn thay đổi tên thư mục Google Drive

+ Nhấn vào Google Drive, biểu tượng dưới thanh công cụ của máy tính.

+ Chọn vào “Error – Google Drive folder is missing.”

+ Click vào Locate folder…

+ Nhập tên mới cho Google Drive và nhấn vào Open.

+ Google Drive sẽ được xuất hiện trở lại.

3. Nếu như bạn đã xóa Google Drive

+ Nhấn vào Google Drive, biểu tượng dưới thanh công cụ của máy tính.

+ Chọn vào “Error – Google Drive folder is missing.”

+ Click Disconnect account.

+ Đăng nhập trở lại, bạn sẽ được hỏi lựa chọn vị trí mới cho Google Drive

Lỗi đồng bộ bị mắc kẹt/ không đồng bộ

Nếu như bạn nhận thấy file cần đồng bộ không thay đổi hoặc không thực hiện đồng bộ thì bạn hãy thoát khỏi Google Drive và sau đó kích hoạt lại.

Lỗi Google Drive thoát đột ngột

Nếu như bạn nhận thấy Google Drive thoát bất ngờ mà không có thông báo nào cho bạn, điều này xảy ra nhiều lần thì nguyên nhân có thể là do phiên bản Google Drive bạn cài đặt trên máy tính bị lỗi.

Tới drive.google.com .

Nhấp vào liên kết Tải về Google Drive trong điều hướng bên trái.

Tải về phiên bản mới nhất của Google Drive.

Trong khi cài đặt, nhấn Yes khi bạn được yêu cầu để thay thế phiên bản hiện tại.

Chọn thư mục Google Drive mới và đồng bộ hóa các tập tin của bạn.

Một số tập tin không thể đồng bộ hóa trong Google Drive

Nhấp vào biểu tượng Google Drive trong thanh công cụ của máy tính.

Chọn “View # file unsyncable.”

Nhấn Retry all .

Nếu nó không làm việc, thoát Google Drive và mở lại nó từ thư mục ứng dụng trong máy tinh của bạn.

Lỗi 502 của Google Drive

Lỗi xảy ra khi bạn mở một tập tin trong Google Drive và xuất hiện lỗi tài liệu tạm thời không có. Đây là lỗi tạm thời và được khắc phục sau vài phút.

Lỗi Unable to process this video khi tải video lên Google Drive

Các tập tin video có thể bị hỏng hoặc bạn tải tập tin video lên ở định dạng không được hỗ trợ. Bạn hãy thử tải video lên một lần nữa hoặc thay đổi định dạng để tải lên (chẳng hạn như nén lại).

Khắc phục lỗi kết nối Trying to connect của Google Drive

Nguyên nhân dẫn đến lỗi đang cố gắng kết nối của Google Drive khi sử dụng trên web là mạng kết nối internet yếu. Bạn hãy sử dụng chế độ ẩn danh để duyệt web và bạn có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi kết nối internet yếu.

Trên đây chúng tôi đã liệt kê những vấn đề thường gặp phải với Google Drive của bạn. Hy vọng rằng với những kiến thức này đã giúp bạn khắc phục lỗi thành công một cách nhanh chóng. Chúc bạn may mắn!

Lưu lượng truy cập tự nhiên trên Tìm kiếm có thể giảm sút vì nhiều lý do và hầu hết đều khắc phục được. Việc xác định chính xác điều gì đã xảy ra với trang web của bạn có thể không dễ dàng; để tìm hiểu lý do khiến lưu lượng truy cập qua Tìm kiếm giảm sút, bạn có thể sử dụng Báo cáo hiệu suất của Search Console và Google Xu hướng.

Những nguyên nhân chính làm giảm lưu lượng tự nhiên trên Tìm kiếm

Để biết những yếu tố đang ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập của bạn trên Tìm kiếm, hãy tham khảo nét phác hoạ trong hình ảnh này. Chúng cho biết ước tính về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập của bạn kèm theo hình dạng biểu đồ.

Các bản phác hoạ thể hiện biểu đồ giảm lưu lượng truy cập và nguyên nhân tiềm ẩn

Vấn đề kỹ thuật toàn trang web (Hình phạt thủ công, các thay đổi lớn trong thuật toán)

Tính thời vụ

Vấn đề kỹ thuật ở cấp trang (thay đổi thuật toán, biến động thị trường)

Báo cáo trục trặc ¯\_(ツ)_/¯

Các phần sau đây trình bày những nguyên nhân chính mà bạn nên tìm hiểu khi phân tích tình trạng giảm lưu lượng truy cập. Ngoài ra, hãy nhớ kiểm tra trang Dữ liệu bất thường trong Search Console để xem có vấn đề nào liên quan đến trang web của bạn hay không. Sự sụt giảm này có thể liên quan đến thay đổi về quá trình xử lý dữ liệu hoặc lỗi ghi nhật ký.

Các vấn đề kỹ thuật

Vấn đề kỹ thuật là những lỗi có thể ngăn Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục hoặc phân phát trang của bạn cho người dùng – chẳng hạn như khả năng truy cập vào máy chủ, tìm nạp tệp robots.txt, không tìm thấy trang, v.v.

Hãy lưu ý rằng những vấn đề này có thể xảy ra trên toàn trang web (ví dụ: trang web của bạn ngừng hoạt động) hoặc trên phạm vi một trang (ví dụ: thẻ noindex đặt sai vị trí, điều này tuỳ thuộc vào cách Google thu thập dữ liệu trên trang, tức là lưu lượng truy cập sẽ giảm chậm hơn).

Hãy kiểm tra báo cáo Số liệu thống kê về hoạt động thu thập dữ liệu và báo cáo Lập chỉ mục trang để tìm xem có mức tăng đột biến tương ứng về số lượng vấn đề được phát hiện hay không. Thông tin này có thể giúp bạn xác định được vấn đề.

Vấn đề bảo mật

Nếu trang web của bạn bị ảnh hưởng bởi một mối đe doạ về bảo mật, chẳng hạn như phần mềm độc hại hoặc lừa đảo, thì có thể Google sẽ cảnh báo người dùng trước khi họ truy cập trang web của bạn qua các cảnh báo hoặc trang xen kẽ, việc này có thể làm giảm lưu lượng truy cập qua Tìm kiếm.

Hãy kiểm tra báo cáo Vấn đề bảo mật để tìm hiểu xem Google có phát hiện thấy mối đe doạ bảo mật nào trên trang web của bạn hay không.

Vi phạm chính sách và Hình phạt thủ công

Nếu trang web của bạn không tuân thủ Nguyên tắc cơ bản của Google Tìm kiếm, thì một số trang hoặc toàn bộ trang web của bạn có thể bị loại khỏi kết quả của Google Tìm kiếm.

Hãy tham khảo các chính sách của Google Tìm kiếm về nội dung rác và báo cáo Hình phạt thủ công trên Search Console để xem liệu trang web của bạn có gặp phải tình trạng này hay không. Xin lưu ý rằng các thuật toán của Google cũng có thể xem xét các lỗi vi phạm chính sách mà không áp dụng hình phạt thủ công.

Thay đổi về thuật toán

Google luôn nỗ lực cải thiện cách đánh giá nội dung cũng như cập nhật thứ hạng tìm kiếm và phân phát nội dung cho phù hợp. Những bản cập nhật chính yếu và những bản cập nhật ít quan trọng hơn có thể làm thay đổi hiệu suất của một số trang trong các kết quả trên Google Tìm kiếm.

Bạn có thể tự đánh giá nội dung của mình để đảm bảo nội dung đó hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người. Google tập trung vào người dùng; do đó, nếu bạn cải thiện nội dung cho độc giả thì tức là bạn đang đi đúng hướng.

Biến động trong lượng tìm kiếm

Đôi khi, sự thay đổi trong hành vi của người dùng sẽ làm thay đổi nhu cầu đối với một số cụm từ tìm kiếm nhất định, do xu hướng mới hoặc tính thời vụ trong năm. Tức là, sự giảm sút lưu lượng truy cập có thể chỉ đơn giản là do ảnh hưởng từ bên ngoài.

Hãy tìm những cụm từ tìm kiếm có số lượt nhấp và số lượt hiển thị sụt giảm trong báo cáo Hiệu suất bằng cách để chỉ xem xét một cụm từ tìm kiếm tại mỗi thời điểm (chọn cụm từ tìm kiếm nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất); sau đó kiểm tra trên Google Xu hướng để xem liệu mức giảm đó chỉ xảy ra với trang web của bạn hay trên toàn Internet.

Bạn mới di chuyển trang web

Nếu thay đổi URL của các trang hiện có trên trang web của mình, có thể bạn sẽ gặp phải những biến động về thứ hạng trong lúc Google thu thập lại dữ liệu và lập chỉ mục lại trang web của bạn. Thường thì với một trang web quy mô trung bình, có thể mất vài tuần thì Google mới nhận thấy sự thay đổi; trang web lớn hơn có thể mất nhiều thời gian hơn.

Nếu bạn thấy tình trạng giảm sau khi di chuyển nhưng không khôi phục được, hãy xem để nắm được các lỗi thường gặp khi di chuyển một trang web có thay đổi URL.

Phân tích mô hình giảm sút lưu lượng truy cập qua Tìm kiếm

Cách tốt nhất để hiểu điều gì đã xảy ra với lưu lượng truy cập của bạn là xem biểu đồ chính trong báo cáo Hiệu suất của Search Console, vì biểu đồ này tóm lược rất nhiều thông tin.

Nếu cả số lượt hiển thị và số lượt nhấp đều giảm, hãy tham khảo danh sách ở trên để biết những lý do phổ biến nhất có thể gây ra vấn đề này. Nếu số lượt hiển thị không đổi nhưng số lượt nhấp giảm thì có thể bạn chưa tạo được tiêu đề trang và đoạn trích hiệu quả nhất nên người dùng chưa nắm được nội dung trên trang, hoặc có thể là các trang web khác có kết quả nhiều định dạng hấp dẫn hơn.

Hãy truy cập báo cáo Hiệu suất tìm kiếm và thử cho dữ liệu của bạn như thảo luận trong các phần sau đây.

Thay đổi phạm vi ngày để phân tích theo giai đoạn 16 tháng

Chọn bộ lọc Ngày ở đầu biểu đồ rồi chọn 16 tháng qua. Việc này sẽ giúp bạn phân tích sự sụt giảm lưu lượng truy cập theo bối cảnh và đảm bảo rằng mức giảm này không xảy ra hằng năm do một kỳ nghỉ hoặc một xu hướng nào đó. Nếu muốn mở rộng hơn 16 tháng, bạn có thể dùng Search Analytics API hoặc tính năng xuất dữ liệu hàng loạt để lấy và lưu trữ dữ liệu trong các hệ thống của mình.

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Biểu đồ sau đây cho thấy một biểu đồ Hiệu suất theo mùa hằng năm (dữ liệu trong 16 tháng). Hãy để ý rằng tình trạng sụt giảm gần đây giống hệt như năm trước.

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

So sánh giai đoạn giảm sút với một giai đoạn tương tự

Chọn bộ lọc Ngày ở đầu biểu đồ, chọn thẻ So sánh, sau đó chọn So sánh 3 tháng qua với kỳ trước đó hoặc So sánh 3 tháng qua với cùng kỳ năm trước. Thao tác này sẽ giúp bạn xem xét chính xác yếu tố nào đã thay đổi. Đừng quên nhấp vào mọi thẻ để tìm hiểu xem có phải thay đổi đó chỉ xảy ra với một số cụm từ tìm kiếm, URL, quốc gia, thiết bị hoặc giao diện tìm kiếm nhất định hay không (tìm hiểu cách tạo ).

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Biểu đồ sau đây cho thấy một biểu đồ so sánh hiệu suất trong 3 tháng. Hãy để ý mức giảm lưu lượng truy cập rõ ràng khi so sánh đường nét liền (3 tháng qua) với đường nét đứt (3 tháng trước đó).

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Phân tích riêng từng loại hình tìm kiếm

Chọn bộ lọc Loại tìm kiếm ở đầu biểu đồ rồi thử các lựa chọn hiện có. Thao tác này sẽ giúp bạn nắm được liệu mức giảm mà bạn thấy đã xảy ra trong Tìm kiếm trên web, Google Hình ảnh, thẻ Video hay thẻ Tin tức.

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Theo dõi vị trí trung bình của bạn trong kết quả tìm kiếm

Nhấp vào Vị trí trung bình ở phía trên biểu đồ. Nhìn chung, bạn không nên tập trung quá nhiều vào vị trí tuyệt đối của mình. Số lượt hiển thị và số lượt nhấp mới là thước đo thành công cho trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy vị trí bị giảm liên tục và đáng kể, hãy thử để xem nội dung đó có hữu ích và đáng tin cậy hay không.

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Tìm quy luật trên những trang bị ảnh hưởng

Hãy xem xét bảng Trang bên dưới biểu đồ để tìm những quy luật có thể giải thích nguồn gốc của sự sụt giảm. Ví dụ: một yếu tố quan trọng là tìm hiểu xem liệu sự sụt giảm đó xảy ra trên toàn bộ trang web, một nhóm trang hay chỉ một trang rất quan trọng trên trang web của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách so sánh khoảng thời gian sụt giảm với một khoảng thời gian tương tự rồi so sánh những trang đã mất đáng kể lượt nhấp. Chọn Chênh lệch số lượt nhấp để sắp xếp thứ tự theo các trang mất nhiều lưu lượng truy cập nhất.

Nếu đây là vấn đề trên toàn trang web, hãy xem báo cáo Lập chỉ mục trang. Nếu sự sụt giảm chỉ ảnh hưởng đến một nhóm trang, hãy dùng Công cụ kiểm tra URL để kiểm tra một vài trang.

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Tìm hiểu xu hướng chung trong ngành

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể sử dụng Google Xu hướng để nắm được liệu mức giảm này là một xu hướng chung hay chỉ xảy ra đối với trang web của bạn. Những thay đổi này có thể do hai yếu tố chính gây ra:

  1. Sản phẩm mới hoặc sự thay đổi về mức độ quan tâm đối với chủ đề tìm kiếm. Nếu có những thay đổi lớn về nội dung và cách mọi người tìm kiếm, thì có thể mọi người bắt đầu tìm kiếm theo những cụm từ tìm kiếm khác hoặc dùng thiết bị của họ cho những mục đích khác. Ngoài ra, nếu bạn bán hàng trực tuyến cho một thương hiệu cụ thể, thì có thể có một sản phẩm cạnh tranh mới đang giành hết các cụm từ tìm kiếm của bạn.
  2. Sự thay đổi theo thời vụ. Ví dụ: sự biến động về lưu lượng truy cập của trang web bán đồ ăn cho thấy những cụm từ tìm kiếm liên quan đến đồ ăn rất dễ thay đổi theo thời vụ: mọi người tìm kiếm đồ ăn kiêng vào tháng 1, thịt gà tây vào tháng 11 và rượu vang nổ vào tháng 12 (tại Hoa Kỳ). Sự thay đổi theo thời vụ ở mỗi ngành lại có cấp độ riêng

Bạn có thể sử dụng Google Xu hướng để phân tích xu hướng trong nhiều ngành. Trong đó, bạn có thể xem một tập hợp yêu cầu tìm kiếm thực tế mà Google nhận được và gần như chưa bị lọc bớt. Tập hợp yêu cầu này được ẩn danh, đã được phân loại và tổng hợp. Nhờ đó, Google có thể giúp bạn nắm bắt được mối quan tâm về các chủ đề trên khắp thế giới hoặc chỉ thu hẹp ở phạm vi một thành phố.

Hãy kiểm tra những cụm từ tìm kiếm đang thu hút lưu lượng truy cập vào trang web của bạn để xem những cụm từ tìm kiếm đó có giảm rõ rệt vào các thời điểm khác nhau trong năm hay không. Trong ví dụ sau đây, bạn có thể thấy ba loại xu hướng (hãy kiểm tra dữ liệu):

  1. Mối quan tâm về thịt gà tây thay đổi mạnh theo thời vụ và đạt mức cao nhất vào tháng 11 hằng năm.
  2. Mối quan tâm về thịt gà thay đổi theo thời vụ ở mức độ nhất định, nhưng ít nổi bật hơn.
  3. Mối quan tâm về cà phê ổn định hơn đáng kể; có vẻ như mọi người cần sản phẩm này quanh năm.

Lỗi hiện thông báo lưu lượng trên google

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo một số thông tin chi tiết thú vị khác có thể giúp cải thiện lưu lượng truy cập của bạn qua Tìm kiếm: