Nguyên nhân kinh tế mĩ phát triển lịch sử 9

Nước Mỹ luôn được thế giới biết đến là một đất nước phát triển kể cả về kinh tế lẫn xã hội. Vậy nguyên nhân nào?tại sao nước Mỹ lại có thể phát triển được như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nha.

Nguyên nhân kinh tế mĩ phát triển lịch sử 9

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: ... Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào. Mĩ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.

 

Nguyên nhân kinh tế Mỹ phát triển là gì?

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Nguyên nhân của sự phát triển này:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản đã trở thành những trung tâm kinh tế-tài chính ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

- Sự khủng hoảng có tính chất chu kì của nền kinh tế Mĩ.

- Những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược...

- Sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội, nhất là các nhóm cư dân - tầng lớp lao động bậc thấp, dẫn đến sự không ổn định vé kinh tế, xã hội ở Mĩ.

Bài tập 

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 8 trang 34

(trang 34 sgk Lịch Sử 9): - Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?

Trả lời:

- Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản đã trở thành những trung tâm kinh tế-tài chính ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

- Sự khủng hoảng có tính chất chu kì của nền kinh tế Mĩ.

- Những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược...

- Sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội, nhất là các nhóm cư dân - tầng lớp lao động bậc thấp, dẫn đến sự không ổn định vé kinh tế, xã hội ở Mĩ.

(trang 34 sgk Lịch Sử 9): - Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ.

Trả lời:

- Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả các lĩnh vực như sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), các nguồn năng lượng mới (nguyên tử và Mặt Trời...), những vật liệu tổng hợp mới, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.

- Trong công cuộc chinh phục vũ trụ (tháng 7 - 1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng...) ;

- Mĩ đã sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình...).

- Nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật đó, nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.

(trang 35 sgk Lịch Sử 9): - Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..

- Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

- Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.

Câu 1 (trang 35Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? sgk Sử 9):

Lời giải:

- Vì nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận.

Bài tập Sách bài tập

 Bài tập 1 trang 27 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng về tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

x Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới và là chủ nợ duy nhất trên thế giới, vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

Bài tập 2 trang 27-28 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a. Những biểu hiện nào chứng tỏ thập niên 70 của thế kỉ XX, địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?

- Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39.8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11.9 tỉ USD (1974).

- Năng suất lao động từ 1974 đế năm 1981 giảm xuống còn 0.43%/năm.

- Hệ thống tài chính – tiền tệ, tín dụng bị rối loại, đồng USD nhiều lần bị phá giá.

b. Trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm địa vị kinh tế của Mĩ.

- Kinh tế Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

- Mĩ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế khác, như: Nhật Bản, Tây Âu...

- Mĩ phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, thiết lập các căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

- Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, các tầng lớp trong xã hội

Bài tập 3 trang 28 VBT Lịch Sử 9: Hãy nối ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho đúng những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.

Lời giải:

Bài tập 4 trang 29 VBT Lịch Sử 9: Điền vào bảng sau đây những nội dung nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Lời giải:

Chính sách đối nội Chính sách đối ngoại

- Củng cố nền thống trị của giai cấp tư sản.

- Thi hành chính sách ngăn cản phong trào công nhân, phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu,...

- Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới.

- Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận “viện trợ”...

- Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

 

 
 

m