Nguyễn văn nhiên phó chánh thanh tra bộ y tế năm 2024

Ngày 16/4, tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, nhiều phóng viên đã nêu câu hỏi liên quan đến việc Vinamilk bổ sung thêm 14 vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường.

Tại cuộc họp báo, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã nêu câu hỏi với đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, vì sao hồ sơ mời thầu yêu cầu sữa tươi bổ sung 3 vi chất, nhưng lại để sản phẩm thực phẩm bổ sung pha 17 vi chất của Vinamilk vào Sữa học đường?

Nguyễn văn nhiên phó chánh thanh tra bộ y tế năm 2024
Ông Nguyễn Văn Nhiên - Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế tại cuộc họp. Ảnh: Minh An

Đồng thời phóng viên nêu câu hỏi với ông Nguyễn Văn Nhiên - Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế được ban tổ chức giới thiệu tham dự cuộc họp báo:

Theo quy chế phát ngôn của Bộ Y tế, người phát ngôn về lĩnh vực an toàn thực phẩm là Bộ trưởng, Thứ trưởng phân công phụ trách lĩnh vực an toàn thực phẩm và Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.

Xin hỏi ông Nguyễn Văn Nhiên có được lãnh đạo Bộ Y tế ủy quyền phát ngôn về Sữa học đường không?

Đó là quan điểm cá nhân ông Nhiên, Thanh tra Bộ Y tế hay quan điểm của Bộ Y tế?

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo được giao trả lời câu hỏi trên là ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) nói:

“Chúng tôi đã thực hiện các quy trình theo đúng Luật Đấu thầu. Đồng thời, trong quá trình làm, xây dựng hồ sơ mời thầu đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Thành phố cũng như Sở, ngành, các cơ quan chuyên môn.

Trong hồ sơ mời thầu, chúng tôi đã nêu rõ tiêu chuẩn về sữa cung cấp cho các học sinh tại hồ sơ mời thầu cũng như các văn bản đề xuất, điều chỉnh, bổ sung hồ sơ mời thầu.

Khi đánh giá, có hai đơn vị nhà thầu đã đạt được tiêu chí trúng thầu. Đặc biệt tiêu chí về sữa đó là Vinamilk và TH True milk.

Trong quá trình đánh giá hồ sơ mời thầu, các nhà thầu cụ thể ở đây là Vinamilk ngoài 3 vi chất đã có quy định bắt buộc, trong hồ sơ đã đề xuất thêm các khoáng chất và vitamin.

Chúng tôi đối chiếu với mục tiêu chương trình Sữa học đường của Chính phủ, đặc biệt là 4 mục tiêu của Quyết định 1340. Trong đó có vấn đề cải thiện về chiều cao, dinh dưỡng, các nội dung.

Các khoáng chất, vi chất nhà thầu đề xuất, cụ thể là Vinamilk đề xuất, đánh giá hồ sơ mời thầu, chúng tôi tham chiếu với Thông tư 43 của Bộ Y tế đều đảm bảo trong các vi chất, khoáng chất.

Đồng thời đảm bảo trong quy định về ngưỡng quy định các vi chất, khoáng chất. Ở đây chúng ta thực hiện đầy đủ tiêu chí, mục tiêu Quyết định 1340 về Sữa học đường.

Do đó, chúng tôi chấp thuận các nội dung này trong hồ sơ đề xuất, đảm bảo quy định nguồn sữa đạt yêu cầu đúng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn."

Trả lời câu hỏi, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên khẳng định:

"Hôm nay tôi được mời đến đây với cương vị Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế thay mặt cho đồng chí Chánh Thanh tra Bộ Y tế, đại diện cho Thanh tra Bộ Y tế tham dự cuộc họp này.

Trong những ngày qua, một số báo có đưa tin, cá nhân tôi cũng được thay mặt cho Thanh tra Bộ Y tế để trao đổi một số thông tin liên quan đến bài viết “Thanh tra Bộ Y tế khẳng định việc đưa 14 vi chất vào Sữa học đường là phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng” đăng trên các báo như Công an Nhân dân, An ninh Thủ đô ngày 13/4/2019.

Về câu hỏi liên quan quy chế phát ngôn của Bộ Y tế, tôi xin giới thiệu tôi là Nguyễn Văn Nhiên – Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế, thay mặt đồng chí Chánh Thanh tra Bộ Y tế đến dự theo giấy mời của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Để cho câu trả lời khách quan, xin giới thiệu nhà báo đến gặp Thủ trưởng trực tiếp của tôi, cơ quan tôi đại diện, đó là Tiến sĩ Đặng Văn Chính – Chánh Thanh tra Bộ Y tế tại phòng làm việc tầng 2 nhà C, số 138A, Giảng Võ Hà Nội".

Ông Nhiên tận tình đọc số điện thoại của ông Đặng Văn Chính và khẳng định Chánh Thanh tra Bộ Y tế chỉ có một số điện thoại duy nhất.

Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Mạnh Cường đã ban hành Quyết định 42/QĐ-TtrB (Quyết định 42) ngày 27.9 về việc “thanh tra thực hiện pháp luật về cấp phép, quản lý giá, quản lý chất lượng trang thiết bị y tế tại Vụ Trang thiết bị và công trình y tế”, Bộ Y tế.

Theo Quyết định 42, đoàn thanh tra gồm 7 thành viên do ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế, làm trưởng đoàn.

Nguyễn văn nhiên phó chánh thanh tra bộ y tế năm 2024

Thanh tra về việc thực hiện pháp luật về cấp phép, quản lý giá, quản lý chất lượng trang thiết bị y tế tại Vụ Trang thiết bị và công trình y tế

CHUP MÀN HÌNH

Đoàn có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về cấp phép, quản lý giá, quản lý chất lượng trang thiết bị y tế tại Vụ Trang thiết bị và công trình y tế; kiểm tra, xác minh việc chấp hành các quy định của pháp luật về cấp phép, quản lý giá, quản lý chất lượng trang thiết bị y tế tại một số đơn vị: văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam; đơn vị được giao thực hiện kiểm định trang thiết bị y tế và các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế có liên quan.

Đoàn thanh tra được giao nhiệm vụ phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật liên quan cấp phép, quản lý giá, quản lý chất lượng trang thiết bị y tế để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nhằm khắc phục các sơ hở, bất cập đó và phát huy các nhân tố tích cực; phát hiện vi phạm (nếu có), xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm.

Đoàn thanh tra kết luận cụ thể các nội dung đã tiến hành thanh tra; xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cấp phép, quản lý giá, quản lý chất lượng trang thiết bị y tế.

Đây là thanh tra theo kế hoạch, có thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Thời kỳ thanh tra từ 1.1.2020 đến 31.8.2022 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Vừa qua, một số bệnh viện phản ánh gặp khó khăn về mua sắm trang thiết bị y tế do khó xác định giá trang thiết bị để tham khảo, xây dựng giá kế hoạch. Hiện, giá thiết bị y tế do các nhà sản xuất, nhập khẩu tự công bố, chưa được cơ quan thẩm quyền thẩm định giá, không đủ cơ sở pháp lý để các đơn vị tham khảo, ra quyết định mua sắm do không kiểm soát được giá chính xác của thiết bị.