Sự khác nhau giữa thiên hà và dải ngân hà

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Tổng quan
  • 3 Góc nhìn từ Trái Đất
  • 4 Tuổi của Ngân Hà
  • 5 Kích thước và khối lượng
  • 6 Sự hình thành Ngân Hà
  • 7 Bên trong Dải Ngân Hà
  • 8 Cấu trúc
    • 8.1 Vị trí của Hệ Mặt Trời trong Dải Ngân Hà
    • 8.2 Trung tâm Ngân Hà
    • 8.3 Các nhánh xoắn ốc của Ngân Hà
  • 9 Các láng giềng trong Nhóm Địa phương
  • 10 Thư viện ảnh
  • 11 Chú thích
  • 12 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Các tên gọi Ngân Hà, Sông Ngân và Thiên Hà trong tiếng Việt đều bắt nguồn từ tiếng Hán. Vào những đêm trời quang, nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Người Trung Hoa cổ đại tưởng tượng đó là một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân Hà (chữ Hán: 銀河) hoặc Ngân Hán (銀漢), Thiên Hà (天河), Thiên Hán (天漢), Vân Hán (雲漢), Tinh Hà (星河). Khi thiên hà không viết hoa, theo nghĩa thông thường trong tiếng Hán là tinh hệ (星系).

Tổng quanSửa đổi

Ngân Hà bản chất là một thiên hà xoắn ốc chặn ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble. Nếu được nhìn từ bên trên (theo hướng vuông góc với mặt đĩa), phần trung tâm phình rộng ra và có bốn cánh tay xoắn ốc lớn bao xung quanh. Với đường kính dao động từ khoảng 100,000 đến 180,000 năm ánh sáng.[22][23] Người ta ước tính có khoảng 100 - 400 tỉ ngôi sao được chứa ở trong, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh.[24][25][26][27] Không giống như những thiên hà xoắn ốc thông thường, những thiên hà xoắn ốc dạng thanh (hay thiên hà xoắn ốc gãy khúc) có một vùng dạng thanh chắn chạy ngang qua trung tâm của nó, và có hai cánh tay xoắn ốc chính. Ngân Hà cũng vậy và có thêm hai cánh tay xoắn ốc nhỏ hơn. Một trong hai cánh tay nhỏ đó là Cánh tay xoắn ốc Orion, có chứa Hệ Mặt Trời, nó nằm giữa hai cánh tay lớn là Perseus và Sagittarius.

Hệ Mặt Trời nằm ở mặt trong của Cánh tay Orion - một cấu trúc hình xoắn ốc chứa đầy bụi và khí gas, cáchtâm quay Galactic Center khoảng 26,000 năm ánh sáng. Các ngôi sao trong phạm vi ≈10,000năm ánh sáng tạo nên phần bồi nhô cao. Phần trung tâm với nguồn phát xạ vô tuyến mãnh liệt, được biết đến với cái tên Sagittarius A*. Chuyển động của vật chất quanh Sagittarius A* cho thấy nó chứa một vật thể rất nặng và đặc. Việc này có thể giải thích bằng sự tồn tại của một hố đen siêu trọng tại trung tâm Ngân Hà với khối lượng ước tính gấp khoảng 4,1 - 4,5 triệu lần mặt trời.

Cả Ngân Hà di chuyển với vận tốc khoảng 600km/s. Nó chứa cả các ngôi sao cổ xưa nhất của vũ trụ, thậm chí với tuổi đời bắt đầu không lâu sau vụ nổ Big Bang. Nó còn tự quay quanh lõi của mình. Những cánh tay xoắn ốc luôn di chuyển trong không gian, Mặt Trời cùng các hành tinh cũng chuyển động cùng với chúng. Hệ Mặt Trời của chúng ta di chuyển với tốc độ 220km/s, nhưng dù với vận tốc nhanh như vậy, chúng ta cũng phải mất đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi Ngân Hà.

Có vài thiên hà vệ tinh quay quanh Ngân Hà, tất cả đều thuộc Nhóm Địa phương, trong Siêu đám Xử Nữ và Siêu đám Laniākea.[28][29]

Góc nhìn từ Trái ĐấtSửa đổi

Khung cảnh sông Ngân, chụp tại Nevada, 2007

Từ Trái Đất, dải Ngân Hà trông như một dải trắng bạc mờ ảo vắt ngang bầu trời, hay còn gọi là sông Ngân theo cách gọi của người Trung Quốc xưa. Tuy nhiên, ánh sáng quan sát được phần lớn bắt nguồn từ các ngôi sao phía xa, cùng với các vật chất nằm trong mặt phẳng thiên hà. Có một số vùng tối, như Great Rift hoặc Coalsack, do ánh sáng từ các ngôi sao bị hấp thu bởi bụi vũ trụ. Phần thiên hà nằm phía sau bị Ngân Hà che đi được gọi là Vùng Che khuất. Hệ Mặt Trời nằm ở phần rìa của đĩa thiên hà, nên chúng ta không thể nhìn xuyên qua được tâm Ngân Hà để quan sát phía bên kia của nó. Thậm chí ta còn không thể quan sát được vùng tâm của Ngân Hà do mật độ bụi, khí gas và sao nơi đây.

Dải Ngân Hà có độ sáng bề mặt tương đối thấp, do vậy muốn quan sát rõ được rõ ràng, bầu trời cần phải đạt đến một độ tối nhất định - khoảng 20,2 magnitude.[30] Người ta chỉ ra rằng chỉ có hơn một nửa dân số có thể nhìn thấy dải Ngân Hà trên bầu trời đêm, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm ánh sáng.[31] Ở những vùng đô thị, khó có thể thấy rõ Ngân Hà bằng mắt thường do cường độ ánh sáng khá cao. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn rộng lớn, nơi Mặt Trăng có khi bị che khuất bởi đường chân trời, thì khung cảnh lại khá nổi bật.

Có khoảng 30 chòm sao quan sát được từ Trái Đất, mà trung tâm là chòm sao Cung Thủ - cũng là phần sáng nhất của sông Ngân.[32]

Dải Ngân Hà vắt ngang trên bầu trời đêm (ảnh được chụp ở Paranal, Chile). Đốm sáng trong hình là Sao Mộc trong chòm sao Cung Thủ, cùng với đám mây Magellanic phía bên trái.

Thiên hà vs vũ trụ

Nếu ai đó nói rằng sự khác biệt giữa thiên hà và vũ trụ nằm ở kích thước của mỗi thiên hà, thì tuyên bố đó là hoàn toàn đúng. Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó? Con người chúng ta thường xuyên nói về vũ trụ của chúng ta, nhưng chúng ta có hiểu thuật ngữ này thực sự có nghĩa là gì không? Những bước tiến khổng lồ được thực hiện bởi khoa học trong vài thập kỷ qua có nghĩa là có lẽ chúng ta biết nhiều về hàng xóm và anh em họ (trái đất) hơn tổ tiên của chúng ta. Tuy nhiên, những gì chúng ta biết là vẫn còn rất nhỏ so với những gì thực sự tồn tại. Chúng ta có thể nói về vũ trụ và thiên hà, nhưng những từ này gây nhầm lẫn cho nhiều người khi họ nghĩ những từ này là từ đồng nghĩa, và thậm chí sử dụng chúng thay thế cho nhau. Thực tế là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn.