Tau côn trùng phải làm sao

Tình trạng côn trùng chui vào tai hiện nay đang ngày càng phổ biến, mới đây khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp tục xử trí một trường hợp gián chui vào tai trong lúc ngủ. Điều đáng nói là đến khi các bác sĩ can thiệp thì con vật này vẫn còn sống cử động gây đau tai người bệnh.
 

Tau côn trùng phải làm sao

Hình ảnh con gián gây đau tai người bệnh

Tau côn trùng phải làm sao

Hình ảnh con gián gây đau tai người bệnh

Đó là trường hợp người bệnh 34 tuổi, cư trú tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Trong lúc đang ngủ dưới sàn nhà thấy có hiện tượng ngứa sau đó đau trong tai. Nghi ngờ có côn trùng chui vào tai ngay sau đó người bệnh đã được đưa đến Bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám và khai thác tiền sử bệnh các bác sĩ phát hiện bên ngoài ống tai người bệnh có chân của côn trùng đang cử động. Nội soi tai mũi họng phát hiện một con gián kích thước khoảng 1,5 - 2 cm đang chui trong ống tai. Ngay sau đó các bác sĩ đã tiến hành gắp côn trùng ra khỏi tai người bệnh. Tuy nhiên trước khi thực hiện thủ thuật các bác sĩ đã làm chết con gián để giảm tác động gây đau cho người bệnh.

Qua đây, Bác sĩ chuyên khoa I Uông Hồng Hợp - Trưởng khoa Tai Mũi Họng khuyến cáo: “Khi côn trùng chui vào tai người bệnh cần bình tĩnh xử trí bằng cách dùng nước sạch (nước lọc hoặc nước muối) đổ vào tai nghi ngờ có dị vật, giữ nguyên 10 -15 phút để côn trùng chết hoặc bay ra khỏi tai. Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế có chuyên khoa gần nhất để can thiệp”. Bên cạnh đó bác sĩ khuyến cáo cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khi đi ngủ cần mắc màn để hạn chế tối đa tình trạng trên.


 

Khi bị côn trùng cắn, đốt, tùy thuộc vào độc tố của côn trùng sẽ có những cách xử lý khác nhau. Nếu can thiệp đúng và sớm sẽ hạn chế những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra. 

Các dấu hiệu 

Côn trùng cắn và đốt được chia thành 2 nhóm: độc và không độc. 

Côn trùng không độc gây triệu chứng nhẹ hơn, thường ngứa, da nổi sẩn mề đay. Tại các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng rộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành. Một số côn trùng cắn, đốt có thể truyền bệnh như: sốt rét, bệnh Rickettsia, sốt xuất huyết…

Côn trùng độc cắn, đốt thường gây ra đau nhói, tấy đỏ và sưng tại chỗ, có thể gây ra dị ứng trầm trọng là sốc phản vệ và dẫn tới tử vong. 

Tau côn trùng phải làm sao
Tau côn trùng phải làm sao

Côn trùng cắn. (Ảnh minh họa)


Cách xử trí 

Trong hầu hết các trường hợp côn trùng cắn, đốt thường chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ như đau ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng.

Côn trùng đốt, nếu phản ứng nhẹ, nên được lấy ngòi ra khỏi da bằng dao hay kim hoặc nhíp nhổ ra. Sau đó rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Bôi tại chỗ kem steroid, nếu cần thiết dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống. 

Một số rất ít bị nặng, có phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức. Trong những trường hợp này người bệnh cần rửa sạch vùng bị cắn đốt bằng nước sạch hay các dung dịch sát trùng, sau đó chườm lạnh. Nếu là côn trùng độc như là rắn độc cắn thì phải rạch chỗ cắn bằng kim hoặc dao vô trùng và nặn bỏ máu ở vết thương và phải thắt ga rô vừa phải (tức là máu tĩnh mạch không về được nhưng máu động mạch vẫn tới nuôi tứ chi được) và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

Côn trùng chích với một số người còn có thể bị dị ứng toàn thân như phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt hay sốc phản vệ. Khi gặp những phản ứng này phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm tính mạng. 

Ngăn ngừa côn trùng đốt, cắn

Để ngăn ngừa côn trùng cắn, đốt mọi người nên thực hiện một số biện pháp cơ bản như: tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu để giảm nguy cơ bị ong đốt. Tại những buổi dã ngoại nên kiểm soát mùi hôi của chất thải và rác... đó là nơi có thể thu hút nhiều loại côn trùng. Phá hủy hoặc rời tổ, bọng ong ra xa nhà mình đang ở. Tránh tình trạng các ổ nước ứ đọng sẽ là nơi thu hút muỗi. Bao che thân thể với quần áo, nón, tất và găng tay khi đi vào khu vực có nguy cơ cao bị côn trùng đốt, cắn. Các gia đình cần vệ sinh nhà cửa, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những vị trí nhiều cây, kênh mương, ao hồ ở gần nhà ở. Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình. Không đi chân đất ra khỏi nhà vào buổi tối, nhất là ở vùng nông thôn để ngừa rắn độc cắn…
 
                                                                                                                     Trích nguồn Suckhoedongnai.vn