Tiền giấy có giá trị thật hay không vì sao

Xem thêmSửa đổi

  • Bản vị tiền tệ
  • Bản vị vàng
  • Tiền giấy Euro

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Phương tiện liên quan tới Banknotes tại Wikimedia Commons
  • Counterfeit money was a major problem in the 1850s - Pantagraph (Bloomington, Illinois)

Xem thêmSửa đổi

  • Bản vị tiền tệ
  • Bản vị vàng
  • Tiền giấy Euro

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

Phương tiện liên quan tới Banknotes tại Wikimedia Commons

Wikisource có văn bản gốc từ các bài viết của 1911 Encyclopædia Britannica Bank-Notes.
  • Counterfeit money was a major problem in the 1850s - Pantagraph (Bloomington, Illinois)

Trích nguồn : ...

Kết quả

Tiền danh nghĩa- Tiền là dấu hiệu giá trị:

Khi vàng được sử dụng làm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá, ban đầu có đầy đủgiá trị. Nhưng trong quá trình lưu thông, nó đã bị cọ sát nhiều và giảm dần trọng lượng và thực chất nó đã giảm giá trị nhưng vẫn được người ta coi là tiền đầy đủ giá như ban đầu. Hiện tượng đó làm nảy sinh khả năng lấy một vật khác thay thế tiền vàng làm phương tiện lưu thông. Khả năng đó đã từng bước thành hiện thực khi người ta phát hành tiền kim loại đúc và sau này là tiền giấy để thực hiện chức năng lưu thông của tiền tệ thay thế cho tiền vàng.

Tiền danh nghĩa là loại tiền tệ mà bản thân tự nó không có giá trị (chỉ là dấu hiệu giá trị) songnhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng.

Giá trị của tiền danh nghĩa chính là giá trị của vàng mà nó phản ánh, đại diện. Tín tệ gồm cóhai loại: tiền kim loại và tiền giấy.

1. Tiền xu kim loại (coin)

Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ, tronghóa tệ kim loại, giá trị của chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, cũng ở tín tệ kim loại, giá trị của chất kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được theo tưởng tượng của con người.

2. Tiền giấy (Paper money or bank notes)

Tiền giấy có 2 loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.

a. Tiền giấy khả hoán (Convertible paper money):là một mảnh giấy được in thành tiền để lưuhành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc (gold certificate, silver certificate). Người có tiền giấy này có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên đồng tờ giấy đó. Sự ra đời tiền giấy khả hoán đã giúp cho việc giao dịch những khoản tiền lớn, cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn nhiều. Tiến giấy khả hoán được ghi nhận xuất hiện vào thế kỷ 17, do một chủ ngân hàng tại Stockholm, Thụy Điển đưa ra.

Thời kỳ đầu, các NHTM là người phát hành các tiền giấy khả hoán. Sau Đại chiến thế giới I,nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, nhà nước đã ngăn cấm các NHTM phát hành giấy bạc ngân hàng, và quy việc phát hành về 1 NHTW duy nhất. Vì thế ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của NHTW. Hàm lượng vàng của đồng tiền được quy định theo luật của ngân hàng từng nước. Vì vậy người ta cũng gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).

Thế nhưng, chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh và khủng hoảngkinh tế, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng đổi được ra vàng. Ở Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến 1850, từ năm 1870 đến 1875, từ năm 1914 đến 1928 và sau cùng kể từ ngày 01/10/1936 đến nay. Sau chiến tranh thế giới thứ II, chỉ cũng duy nhất đồng USD là có thể đổi ra vàng (chế độ bản vị hối đoái vàng). Tuy nhiên đến năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng (chế độ Bretton Wood sụp đổ) sự tồn tại của tiền giấy có thể đổi được ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt.

b. Tiền giấy bất khả hoán (Inconvertible paper money):Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền màdân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Đây là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đang sử dụng.

Tiền giấy thực chất là các giấy nợ (IOU) của NHTW với người mang nó. Nhưng với tiền bấtkhả hoán, thì đó là các giấy nợ đặc biệt. Chúng chỉ hứa trả cho người mang nó bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thanh toán giấy nợ này bằng giấy nợ khác. Và vì vậy, nếu bạn mang 100.000 đem ra ngân hàng người ta sẽ chỉ đổi cho bạn ra các đồng tiền với mệnh giá nhỏ hơn như 20.000d, 10.000đ ¼ chứ không phải là vàng. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trở thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với NHTW lại là một khoản nợ về giá trị (hay sức mua) của lượng tiền phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền bao giờ lượng tiền này cũng phải ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng tổng kết tài sản của NHTW.

Việc xã hội chấp nhận tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nóđại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (NHTW), và vì bản thân việc sử dụng tiền giấy rất thuận lợi.

Thế nhưng một khi mất lòng tin vào cơ quan phát hành thì người ta sẽ không sử dụng tiền giấy nữa.

Có thể thấy việc sử dụng tiền dấu hiện giá trị mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, tiền dấu hiệngiá trị dễ dàng vận chuyển, cất trữ. Thứ hai, tiền dấu hiện giá trị có đủ mệnh giá đáp ứng mọi giao dịch. Thứ ba, về phía Chính phủ: việc in tiền giấy tốn ít chi phí hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hóa dùng làm tiền tệ như trước đây. Ngoài ra chính phủ cũng nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị của số tiền in thêm và chi phí phát hành tiền.

Tuy nhiên, tiền dấu hiện giá trị cũng có nhiều nhược điểm như dễ rách và hư hỏng; chi phílưu thông cũng lớn, nhất là đối với các trao đổi diễn ra trên phạm vi rộng (giữa các quốc gia...; dễ bị làm giả và dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng).

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)